Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.


Ca mắc tay chân miệng tăng 2,3 lần

Tại hội nghị trực tuyến về công tác phòng chống dịch bệnh toàn quốc diễn ra chiều 10/4 như Sức khoẻ & Đời sống trước đó, TS Hoàng Minh Đức - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận 10.196 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2023.

Trong đó, các tỉnh khu vực phía Nam có trên 7.500 ca, chiếm 74,1% tổng số ca mắc tay chân miệng của cả nước, miền Bắc có trên 1.300 ca mắc, tiếp đến là miền Trung với khoảng 1.000 ca mắc; khu vực Tây Nguyên ghi nhận ít nhất tính đến nay với 200 ca mắc.


TS.BS Hoàng Minh Đức - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết: từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

"Đến thời điểm này chưa ghi nhận ca tử vong do tay chân miệng. Số ca mắc tay chân miệng ghi nhận chủ yếu ở các cơ sở giáo dục mầm non, có đến trên 90% trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh"- TS Đức thông tin.

Theo ông Đức, tay chân miện đến nay vẫn chưa có vaccine phòng bệnh, trong khi bệnh này lây chủ yếu theo đường tiêu hoá từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Dẫn đến nguy cơ lây truyền bệnh khi trẻ sinh hoạt tập thể tại cơ sở giáo dục mầm non, nhưng công tác tác phối hợp, giám sát phòng, chống dịch tại các cơ sở giáo dục mầm non lại chưa hiệu quả...

Về bệnh sốt xuất huyết, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 14.542 trường hợp mắc, giảm khoảng 49% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó miền Nam có trên 8.100 ca (chiếm 56,1%); tiếp theo là khu vực miền Trung vơi trên 4.700 ca (chiếm 32,9%); các tỉnh miền Bắc ghi nhận trên 800 ca (chiếm 6%); các tỉnh Tây Nguyên ghi nhận trên 700 ca (chiếm 5%)

Cục trưởng Hoàng Minh Đức thông tin, Việt Nam lưu hành cả 4 týp virus Dengue, tuy vậy trong năm 2023 týp D2 chiếm 88,7%; năm 2024 týp D2 chiếm 70,7%.

Cảnh báo tăng ca mắc sởi, ho gà

Về các dịch bệnh đã có vaccine dự phòng, ông Đức thông tin từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 130 ca mắc sởi, tăng 1,4 lần so với cùng kỳ 2023. Các ca mắc ghi nhận trong năm, có xu hướng cao trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 4.

Thông tin thêm về chùm ca bệnh sởi tại huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh, ông Đức cho biết kết quả phân tích 12 ca bệnh cho thấy 7/12 (58,4 %) đã được tiêm 02 mũi vaccine sởi, tuy nhiên vẫn mắc, các trường hợp này đều có biểu hiện nhẹ và đã ra viện; 3/12 ca bệnh không rõ tình trạng tình trạng, chỉ có 1 trường hợp chưa đến độ tuổi tiêm chủng; 1 trường hợp chưa tiêm chủng.

"Tỷ lệ tiêm vaccine sởi trong chương trình tiêm chủng mở rộng giảm trong giai đoạn dịch COVID-19, trong khi sởi là bệnh có tính lây truyền cao, chỉ có thể cắt đứt được sự lây truyền của bệnh trong cộng đồng khi đạt được tỷ lệ miễn dịch bảo vệ đặc hiệu rất cao (>95%) trong cộng đồng"- ông Đức nói và cho biết Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo dịch sởi tái bùng phát trên toàn cầu; còn tại Việt Nam, trong thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận một số ca mắc mới, các ổ dịch nhất là tại những nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp trong nhiều năm qua...

Về ho gà, đến nay cả nước đã ghi nhận 118 ca mắc, tăng 6,8 lần so với cùng kỳ 2023. Riêng tại Hà Nội trong số 48 ca mắc chủ yếu dưới 3 tháng tuổi (38/48 trường hợp, chiếm 79%), có 47/48 trường hợp chưa tiêm/chưa đến lịch tiêm vaccine có thành phần ho gà trong đó 27 trường hợp dưới 2 tháng tuổi, chưa đến lịch tiêm chủng; chỉ có 01/48 trường hợp được tiêm 2 mũi vaccine có thành phần ho gà. 


Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan chủ trì hội nghị tại điểm cầu Bộ Y tế.

"Đây cũng là bệnh thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận một số ca mắc mới, các ổ dịch nhất là tại những nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp trong nhiều năm qua và cả ở nhóm trẻ em chưa đến độ tuổi tiêm chủng"- ông Đức cho hay.

Cả nước cũng ghi nhận hơn 4.400 ca thuỷ đậu, giảm 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2023; từ đầu năm đến nay có 3 ca bệnh bạch hầu.

Tập trung đẩy mạnh tiêm bù, tiêm vét, tiêm đầy đủ

Theo ông Đức để phòng chống các bệnh có vaccine dự phòng cần tăng cường triển khai tiêm chủng thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng, đảm bảo an toàn, hiệu quả, đặc biệt quan tâm các bệnh có vaccine nhưng vẫn có tỷ lệ mắc hàng năm sởi, ho gà, bạch hầu.

"Các địa phương cần xác định điểm có ổ dịch nhỏ hoặc khu vực có nhiều ca mắc rải rác trên cơ sở đó có đánh giá tỷ lệ tiêm chủng qua phần mềm báo cáo tiêm chủng và điều tra dịch tễ tiêm chủng nhằm tập trung đẩy mạnh tiêm bù, tiêm vét, tiêm đầy đủ"- Cục trưởng Hoàng Minh Đức nhấn mạnh.

Đối với bệnh thủy đậu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng lưu ý cần tăng cường truyền thông người dân hiểu đây là dịch bệnh có vaccine và khuyến khích các cháu tiêm chủng dịch vụ, trong trường hợp địa phương có số mắc lớn đề nghị CDC đánh giá dịch tễ học và địa phương chủ động vấn đề vaccine tiêm cho trẻ. Bên cạnh đó việc chống dịch bệnh thủy đậu được tiến hành giống các biện pháp như các biện pháp chống dịch bệnh tay chân miệng đặc biệt ở các cơ sở giáo dục.


Tiêm vaccine phòng bệnh cho trẻ tại trạm y tế xã Bình Yên, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

"Riêng đối với ho gà, việc tiêm vaccine dịch vụ ở phụ nữ có thai được khuyến khích trên cơ sở sau khi có hướng dẫn của Bộ Y tế về việc tiêm vaccine phòng bệnh ho gà đối với các trường hợp này nhằm tăng miễn dịch khi trẻ sinh ngay sau sinh", ông Đức lưu ý.

Theo Báo Sức khỏe đời sống

Các tin khác


Quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo. Đây là giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh dại khi bước vào mùa hè, tránh những cái chết thương tâm do bệnh dại gây ra.

Bộ Y tế hướng dẫn cách phòng cúm gia cầm lây sang người

Bệnh cúm gia cầm trên người hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, cũng như chưa có vaccine phòng bệnh. Do đó, người dân cần chủ động trang bị các kiến thức phòng tránh, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển mùa như hiện nay.

Chủ động đề phòng với nắng nóng gay gắt đầu mùa

Nắng nóng gay gắt diễn ra trong những ngày đầu tháng Tư đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, đời sống, sinh hoạt và sức khỏe của nhân dân trong tỉnh. Nền nhiệt cao nhất các nơi phổ biến từ 35 – 380C, có nơi trên 380C. Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn Hòa Bình, đợt nắng nóng bắt đầu từ ngày 31/3 và có khả năng kéo dài đến ngày 6/4.

Trung tâm Y tế huyện Tân Lạc xây dựng niềm tin với người bệnh

Trong những năm qua, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn, giảm bớt khó khăn cho người bệnh không phải chuyển lên tuyến trên, hướng tới sự hài lòng của người bệnh, Trung tâm Y tế huyện Tân Lạc đã gắn với lời dạy của Bác Hồ "Lương y như từ mẫu” vào công tác khám, chữa bệnh. Mỗi cán bộ, y, bác sỹ của trung tâm đều lấy đó là mục tiêu để rèn luyện y đức nghề nghiệp, quan tâm chăm sóc bệnh nhân. Với phương châm con người là nhân tố quan trọng, trung tâm đã có những kế hoạch, nội dung, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên nâng cao vai trò, rèn luyện y đức của mình.

Đừng chủ quan với bệnh không lây nhiễm

Bệnh không lây nhiễm (BKLN) là các bệnh không lây, còn được gọi là bệnh mạn tính, không lây từ người sang người. Bệnh tiến triển trong thời gian dài và chậm. BKLN đang là vấn đề thách thức lớn đối với xã hội và hệ thống y tế toàn cầu. Tại Việt Nam, theo số liệu công bố mới đây, tỷ lệ tử vong do các BKLN chiếm 81,4% tổng số tử vong do mọi nguyên nhân, trong đó chủ yếu do các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư và bệnh hô hấp mạn tính. Tỉnh Hòa Bình không nằm ngoài tỷ lệ chung toàn quốc. Hiện nay, các cơ sở y tế của tỉnh thường xuyên gia tăng lượng bệnh nhân mắc các BKLN.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục