Nhiều cơ sở kinh doanh vẫn sản xuất trong điều kiện không đảm bảo về ATVSTP.

Nhiều cơ sở kinh doanh vẫn sản xuất trong điều kiện không đảm bảo về ATVSTP.

(HBĐT) - Lâu nay, ngộ độc thực phẩm vẫn được coi như “phiếu đánh giá” tình hình ATVSTP. Chỉ đến khi có những vụ ngộ độc xảy ra, người ta mới giật mình nhìn lại và đổ lỗi cho công tác quản lý của các ban ngành chức năng về vấn đề này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy dù việc kiểm soát có tiến hành chặt chẽ nhưng không có sự đồng thuận của nhân dân thì e rằng kết quả sẽ chỉ như “muối bỏ bể”.

 

Theo Chi cục ATVSTP trong năm 2009, toàn tỉnh có 423 ca mắc ngộ độc thực phẩm làm 2 người tử vong. Đáng buồn là đoàn kiểm tra của Chi cục đi tới đâu thì phát hiện sai phạm tới đó. Chỉ tính riêng trong năm vừa qua, Chi cục tiến hành kiểm tra 6.551 lượt cơ sở kinh doanh thì có tới 1.210 lượt cơ sở kinh doanh vi phạm các quy định về ATVSTP. Trong đó, có 656 cơ sở bị xử phạt cảnh cáo, 535 doanh nghiệp bị xử phạt hành chính với tổng số tiền lên đến 236.453 nghìn đồng. Cá biệt đã có 19 cơ sở phải huỷ sản phẩm kinh doanh.

 

Tuy nhiên, danh sách các vụ việc vi phạm quy định về ATVSTP vẫn đang tiếp tục được nối dài. Gần đây nhất là công bố của cơ quan chức năng về việc hạt dưa, hộp xốp đựng thực phẩm, ớt bột… có chứa chất gây ưng thư. Rồi hàng loạt vụ kinh doanh mỡ thối, nội tạng động vật không rõ nguồn gốc đã bốc mùi vẫn đem bày bán được phanh phui. Những chuyện như bánh phở có chứa formol, hàn the trong giò chả… đã quá cũ và hầu như không còn được mấy người tiêu dùng quan tâm. Vì lợi ích của mình, không ít cơ sở kinh doanh vẫn vi phạm các quy định về ATVSTP một cách ngang nhiên như thế! Người tiêu dùng hoang mang nhưng vẫn phải chấp nhận sử dụng những loại thực phẩm này với suy nghĩ “khuất mắt trông coi”.

 

Xét cho cùng, nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng mất ATVSTP như hiện nay phải kể đến là tâm lý dễ dãi của người tiêu dùng vốn đã tồn tại từ lâu. Không khó để tìm thấy các hàng quán vỉa hè, các gánh hàng rong đông nghịt khách. Với đủ mọi đối tượng khách hàng: từ học sinh, sinh viên đến công nhân, viên chức Nhà nước. Ngay trên đường Điện Biên Phủ (TP Hoà Bình) đã có hàng chục quán cóc xếp hàng. Nhất là vào giờ tan tầm buổi chiều, khách hàng ra vào tấp nập. Có quán không đủ chỗ, thực khách phải ngồi tràn xuống đường. Mặc cho giao thông bị cản trở, khói bụi… song đáng nói nhất là không ai dám chắc về chất lượng ATVSTP của những đồ ăn được bày bán tại đây. Chị Nguyễn Kim Ngân (P. Phương Lâm- TP Hoà Bình) cho biết: Cứ chiều đi làm về, mấy chị em cùng cơ quan lại ra đây ngồi. Không khí vừa thoáng mát, đồ ăn lại ngon và hợp túi tiền nên quán vỉa hè dần trở thành địa điểm quen thuộc với chúng tôi. Không quan tâm đến chất lượng ATVSTP hay cố tình “làm ngơ”là tâm lý thường thấy của một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng hiện nay. Chính những thực khách dễ dãi đó đã “nuôi dưỡng” sự tồn tại của không ít cơ sở kinh doanh thiếu những điều kiện thiết yếu nhất về ATVSTP. Sự tiếp tay dễ thấy nhất của người tiêu dùng là trong việc lựa chọn thực phẩm tươi sống tại các chợ. Một cuộc khảo sát nhỏ bên một quầy thịt tại chợ Tân Thịnh (TP Hòa Bình), người ra vào tấp nập, người mua ít thì vài lạng, người mua nhiều đến 1; 2 kg… nhưng đáng buồn là không có bất kỳ khách hàng nào hỏi về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm mình lựa chọn hay ít nhất cũng là dấu chứng nhận đã qua kiểm dịch của cơ quan thú y có thẩm quyền trên địa bàn. Qua đó cho thấy, chính người tiêu dùng đang bàng quan với quyền lợi được sử dụng những thực phẩm đảm bảo chất lượng của chính mình.    

 

Tháng hành động về ATVSTP năm nay được phát động với chủ đề “Giữ vững cam kết về trách nhiệm của doanh nghiệp với ATVSTP”. Hướng đến doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm là hướng đến bộ phận trực tiếp nhất quyết định đến chất lượng ATVSTP, do đó chủ đề tháng hành động năm nay được cho là hết sức thiết thực. Bà Bùi Đinh Thị Dinh- Trưởng phòng thông tin truyền thông và quản lý ngộ độc thực phẩm, Chi cục ATVSTP cho biết: Xác định rõ vai trò của công tác tuyên truyền, trong những năm qua, chúng tôi thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức, hành vi của các cơ sở kinh doanh và người tiêu dùng. Đặc biệt, trong tháng hành động công tác tuyên truyền càng được quan tâm chú trọng hơn nữa. Thông qua các kênh thông tin truyền thông, tờ rơi, băng zôn, khẩu hiệu, chúng tôi đã phát đi những thông điệp của tháng hành động. Bên cạnh đó, thành lập đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành thanh, kiểm tra tại 11 huyện, thành phố trong toàn tỉnh. Hiện nay, 100% các huyện, thành phố, xã, thị trấn đã thành lập được đoàn kiểm tra liên ngành. Bà Bùi Đinh Thị Dinh cũng chia sẻ: Người dân hãy là những người tiêu dùng thông thái, chỉ nên sử dụng các sản phẩm được chứng nhận là đủ tiêu chuẩn về ATVSTP, có hạn sử dụng, đảm bảo các tiêu chuẩn về bao bì nhãn mác hàng hóa… để bảo vệ quyền lợi cho chính mình.

 

Hiện nay, vấn đề mất ATVSTP đang ở mức đáng báo động. Thực tế đó đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của các ban ngành chức năng tại địa phương. Chỉ đến khi ý thức chấp hành các quy định về ATVSTP của các cơ sở kinh doanh vượt ra khỏi khuôn khổ tháng hành động thì những nỗi lo về mất ATVSTP mới có thể phần nào được giải quyết.

 

                                                                        Hải Yến

 

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục