Dự án nâng cấp dịch vụ y tế cộng đồng góp phần đảm bảo chất lượng KCB, chăm sóc nhân dân

Dự án nâng cấp dịch vụ y tế cộng đồng góp phần đảm bảo chất lượng KCB, chăm sóc nhân dân

(HBĐT) - Xã Ngọc Mỹ, huyện Tân Lạc có tổng số 1.311 hộ, 5.845 dân sinh sống ở 19 địa bàn, có 3 xóm vùng đặc biệt khó khăn, xóm xa nhất cách trung tâm xã 10 km. Do địa hình phức tạp, giao thông đi lại ở một số xóm chưa thuận tiện nên việc thực hiện công tác y tế gặp không ít khó khăn, bất cập

 

Trạm y tế xã có 7 cán bộ gồm 1 bác sĩ đa khoa, 2 y sĩ, 1 nữ hộ sinh trung học, 2 điều dưỡng và 1 dược sĩ được phân công trách nhiệm cụ thể. NGoài ra còn có 19 nữ y tế thôn bản đảm trách nhiệm vụ theo dõi, nắm bắt tình hình sức khoẻ nhân dân ở 19 thôn, xóm. Những năm qua, nhờ sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền, sự phối kết hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể thực hiện tốt công tác xã hội hoá y tế tại địa phương và nỗ lực của cán bộ trạm y tế xã, xã đã được công nhận Chuẩn quốc gia về y tế xã năm 2009.

 

Chị Bùi Thị Sung, Trưởng trạm y tế xã cho biết: Cách đây ít năm, cơ sở hạ tầng của trạm không đảm bảo, trang thiết bị cơ bản phục vụ công tác khám chữa bệnh thiếu thốn nhiều. Trạm không có đủ bàn ghế làm việc, không có ghế ngồi chờ cho bệnh nhân. Bên cạnh đó là kiến thức chuyên môn của cán bộ trạm bị mai một và thiếu hụt, việc khám chữa bệnh lộn xộn, không có quy trình. Chính vì vậy mà có rất ít bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại trạm.

 

Bước ngoặt quan trọng trong công tác khám chữa bệnh nơi đây bắt đầu tư khi trạm được dự án Nâng cấp dịch vụ y tế cộng đồng nâng cấp và xây mới nhà vệ sinh, đầu tư sửa chữa phòng khám bệnh, phòng tiêm, phòng đẻ và phòng KHHGĐ. Hệ thống máy móc, bồn rửa được đưa vào đầy đủ các phòng. Dự án còn đầu tư bàn khám bệnh, giường bệnh mới kèm theo dụng cụ, tủ sách với đầy đủ đầu sách, tủ thuốc, ghế ngồi chờ cho bệnh nhân, một số máy móc thiết bị  cơ bản cho việc khám chữa bệnh thông thường như máy điện châm, máy khí dung... Cùng với đó, đội ngũ cán bộ y tế được tập huấn về chuyên môn cụ thể như cấp cứu và xử trí các bệnh thường gặp, quản lý bệnh mãn tính, BHYT, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, cáhc ghi chép sổ sách đầy đủ và rõ ràng. Cán bộ trạm còn được đi tham quan, học tập kinh nghiệm tại Thái Lan và một số tỉnh miền Bắc, miền Trung. Y tế thôn bản được đào tạo, tập huấn nắm rõ nhiệm vụ của mình.

 

Với phương thức “cầm tay chỉ việc” duới sự hướng dẫn của các chuyên gia, kỹ năng quản lý trạm, cách sắp xếp khoa, phòng, sử dụng các trang thiết bị đã có chuyển biến rõ rệt, việc KCB được thực hiện đúng quy trình. Năm 2009, tổng số lượt người KCB tại trạm y tế xã đạt đến trên 5.000 người, trong đó có 1.656 lượt điều trị. Tổng số lượt người KCB 6 tháng đầu năm 2009 là 1.053 người, trong đó có 655 lượt điều trị. So với những năm trước đây, số bệnh nhân đến khám, điều trị tại trạm tăng gấp 3 làn. Mọi bệnh nhân đến khám tại trạm đều được thực hiện đầy đủ các bước từ bố trí ghế ngồi chờ, vào phòng được điều dưỡng đón tiếp, đo mạch, nhiệt độ và ghi vào sổ khám bệnh... các trường hợp được phát hiện bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường đều được lập danh sách, vào sổ, lập hồ sơ quản lý đối tượng. Dù điều trị bằng tự mua thuốc, tại trạm hay bệnh viện, các trường hợp này đều được cán bộ trạm y tế và y tế thôn bản giám sát, tư vấn thường xuyên. Năm 2009 đến nay, trạm triển khai thí điểm phương thức thanh toán theo định suất với đối tượng là người nghèo, trẻ em, BHYT bắt buộc với tổng số 2.031 thẻ. 6 tháng đầu năm 2010, trạm đã khám cho 345 lượt người với tổng số thuốc cấp gần 10 triệu đồng.

 

                                                                                                

                                                                                          Bùi Minh   

   

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục