Với sự phát triển của nền công nghiệp vaccin và sự triển khai rộng rãi hoạt động tiêm chủng, nhiều thế hệ trẻ em đã được bảo vệ khỏi nhiều bệnh dịch nguy hiểm. Với những hiệu quả vô cùng to lớn của tiêm chủng mang lại, các loại vaccin mới vẫn đang được tiếp tục tìm kiếm, mở ra những hy vọng mới cho con người. Có thể nói nhờ có vaccin và hoạt động tiêm chủng đã làm thay đổi rất nhiều mô hình bệnh tật trên thế giới.

 

Với sự phát triển của nền công nghiệp vaccin và sự triển khai rộng rãi hoạt động tiêm chủng, nhiều thế hệ trẻ em đã được bảo vệ khỏi nhiều bệnh dịch nguy hiểm. Với những hiệu quả vô cùng to lớn của tiêm chủng mang lại, các loại vaccin mới vẫn đang được tiếp tục tìm kiếm, mở ra những hy vọng mới cho con người. Có thể nói nhờ có vaccin và hoạt động tiêm chủng đã làm thay đổi rất nhiều mô hình bệnh tật trên thế giới.

Tiêm chủng mang lại lợi ích như thế nào?

Ngày nay vaccin được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới vì đây là một biện pháp hiệu quả và rẻ tiền để nâng cao sức khoẻ. Trẻ em ở tất cả các quốc gia đều được tiêm chủng thường xuyên phòng ngừa các bệnh chủ yếu, biện pháp này đã trở thành chính sách trung tâm trong các nỗ lực về y tế công cộng trên toàn thế giới.

Tổ chức Y tế Thế (WHO) giới ước tính rằng việc thanh toán bệnh bại liệt đã giúp cho chính phủ của các quốc gia tiết kiệm được 1,5 tỷ USD mỗi năm cho việc chi phí vaccin, điều trị và phục hồi chức năng. Nhiều chiến dịch tiêm chủng vaccin sởi  đang được triển khai ở nhiều nơi trên thế giới, người ta hy vọng đến năm 2012 bệnh sởi cũng sẽ được thanh toán.

Loài người đã trải qua những thời khắc kinh khủng với sự tàn phá của bệnh đậu mùa, căn bệnh đã từng cướp đi tính mạng 2 triệu người mỗi năm cho tới cuối những năm 1960. Sau những chiến dịch tiêm chủng toàn cầu, nó đã được thanh toán vào năm 1979. Nhờ có tiêm chủng mà bệnh bại liệt đã giảm từ trên 300.000 ca/năm giai đoạn những năm 1980 còn 2.000 trường hợp năm 2002. Hiện nay, 1/3 các nước đang phát triển đã loại trừ được bệnh uốn ván sơ sinh. Việt Nam đã thanh toán được bệnh bại liệt vào năm 2000, loại trừ uốn ván sơ sinh năm 2005 và tiếp tục bảo vệ vững chắc thành quả quan trọng này. Từ khi có Chương trình TCMR của WHO (1974), số trường hợp tử vong do sởi được báo cáo giảm từ 6 triệu xuống còn 1 triệu mỗi năm, số mắc ho gà đã giảm từ 3 triệu/năm xuống chỉ còn 250.000, số mắc bạch hầu đã giảm từ 80.000 trường hợp năm 1975 còn 10.000 trường hợp như hiện nay. Vaccin phòng viêm màng não mủ (Hib) đã làm giảm 90% tỷ lệ mắc bệnh này ở châu Âu trong 10 năm.

Tầm quan trọng của tiêm vaccin

Tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh rẻ tiền và hiệu quả.

Phòng bệnh là vấn đề chính của y tế công cộng, vaccin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để bảo vệ cho người tiêm không mắc bệnh và tránh xảy ra các vụ dịch lớn ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng và chi phí của người dân. Các bậc cha mẹ luôn quan tâm đến sức khoẻ, sự an toàn của trẻ em và làm tất cả những gì có thể để bảo vệ con em mình. Vaccin là một sự lựa chọn an toàn và chất lượng đối với tất cả mọi người.

Trẻ em khi mới ra đời có miễn dịch với nhiều bệnh vì nhận được kháng thể từ mẹ, qua sữa. Tuy nhiên thời gian miễn dịch này có thể chỉ kéo dài 1 tháng cho tới 1 năm. Ngoài ra trẻ nhỏ không có được miễn dịch của người mẹ đối với một số bệnh có vaccin phòng bệnh như bệnh ho gà. Nếu trẻ không được tiêm vaccin và bị phơi nhiễm với tác nhân gây bệnh cơ thể các em sẽ không đủ sức để chống lại bệnh tật. Trước khi có vaccin, rất nhiều trẻ đã tử vong do mắc các bệnh mà ngày nay đã có vaccin phòng ngừa như ho gà, sởi, bại liệt… Hiện nay, các tác nhân gây bệnh vẫn còn tồn tại, nhưng trẻ em hoàn toàn có thể được bảo vệ nhờ vaccin.

Việc tiêm phòng cho từng cá nhân cũng góp phần bảo vệ sức khoẻ cho cộng đồng, đặc biệt là những người không được miễn dịch, bảo gồm trẻ chưa đến tuổi tiêm vaccin (trẻ chưa đến tuổi tiêm vaccin sởi có thể bị nhiễm virut sởi), những người không được tiêm chủng do nguyên nhân y tế (như trẻ bị bạch cầu) và những người không có đáp ứng đầy đủ với tiêm chủng. Nhờ đó những người tiêm vaccin mà không có đáp ứng cũng được bảo vệ. Mặt khác, những người ốm yếu cũng ít có nguy cơ phơi nhiễm với tác nhân gây bệnh. Tiêm chủng cũng làm chậm hoặc chặn đứng những vụ dịch.

Ở nước ta, Chương trình TCMR đã được triển khai ở tất cả các vùng miền trên cả nước với nhiều loại vaccin khác nhau, mỗi năm có 1,5 triệu trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ 7 loại vaccin, đã và đang tạo ra một cộng đồng được bảo vệ khỏi nhiều bệnh nguy hiểm, đặc biệt là bệnh viêm gan B, viêm não Nhật Bản. Hiện vaccin 5 trong 1 (bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - Hib) đã được đưa vào tiêm chủng cho trẻ em trên toàn quốc, giảm số mũi tiêm cho trẻ. Trẻ em Việt Nam đã được bảo vệ khỏi sự nguy hiểm của bệnh viêm màng não mủ và viêm đường hô hấp do vi khuẩn Hib. Vì tương lai của trẻ em, các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch tại các cơ sở y tế.

 

                                                                            Theo Báo SKĐS

 

 

Các tin khác


Cảnh báo biến chứng nguy hiểm từ phương pháp căng da mặt bằng chỉ không an toàn

PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh cho biết, căng da bằng chỉ là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật được nhiều người lựa chọn, tuy nhiên biến chứng căng chỉ gây ra nhiễm khuẩn là vô cùng tai hại.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn 

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã tiến hành cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn nguy hiểm đến tính mạng dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Bệnh viện Việt Đức.

Thành phố Hòa Bình lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là hành động ý nghĩa, nhân văn, nghĩa cử cao đẹp, góp phần cứu sống, mang lại hạnh phúc cho nhiều bệnh nhân cần máu tại các cơ sở y tế. Thời gian qua, Ban Chỉ đạo (BCĐ) vận động HMTN TP Hòa Bình đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của phong trào HMTN. Qua đó, ngày hội HMTN hàng năm tổ chức tại địa bàn đã tiếp nhận hàng nghìn đơn vị máu do cán bộ, công chức, chiến sỹ, đoàn viên, thanh niên và người dân chia sẻ.

Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục