Trường mầm non Phương Lâm (TPHB) quan tâm chất lượng nuôi dưỡng trẻ, góp phần giảm tỷ lệ trẻ bị SDD trong trường học.
(HBĐT) - Xác định phòng - chống suy dinh dưỡng trẻ em (SDDTE) có vai trò quan trọng tới việc tạo dựng nguồn nhân lực cho tương lai có đủ sức khỏe về thể chất và trí tuệ, các cấp ủy, chính quyền, các ngành chức năng của TPHB luôn coi trọng thực hiện mục tiêu phòng - chống SDDTE là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên.
Cùng với thành lập BCĐ cấp thành phố, 100% xã, phường đã thành lập BCĐ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về phòng - chống SDDTE. Nhờ đó, chương trình được triển khai đồng bộ, rộng khắp, mạng lưới tham gia được củng cố và hoàn thiện. Hiện tại, tất cả các trạm y tế trên địa bàn đã có cán bộ chuyên trách về phòng - chống SDD. Toàn thành phố có 245 cán bộ y tế thôn, bản được trang bị kiến thức, kỹ năng đầy đủ để triển khai thực hiện chương trình.
Công tác truyền thông giáo dục được xem là hoạt động quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của chương trình. Chính vì vậy, hàng tháng các hoạt động truyền thông giáo dục dinh dưỡng được triển khai đều đặn tại cộng đồng thông qua hệ thống loa truyền thanh, tuyên truyền trực tiếp cho bà mẹ, những người chăm sóc trẻ hay lồng ghép tuyên truyền vào những buổi sinh hoạt của các đoàn thể. Nội dung tập trung vào trang bị kiến thức cho phụ nữ mang thai đảm bảo khám thai ít nhất 3 lần, quan tâm bổ sung viên sắt phòng - chống thiếu vi chất. Đối với bà mẹ có con dưới 2 tuổi, nhất là các bà mẹ có con từ 2 - 5 tuổi bị SDD được quan tâm tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ theo khoa học; hướng dẫn cách cho trẻ ăn bổ sung hợp lý; sử dụng nguồn thực phẩm đa dạng, sẵn có tại địa bàn để cải thiện bữa ăn giàu dinh dưỡng; cách vệ sinh ăn uống trong thực hành, chế biến thức ăn cho trẻ và hướng dẫn các bà mẹ biết, phát hiện, xử trí CSSK tại nhà khi trẻ mắc bệnh cũng như tư vấn chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ trong và sau khi bị bệnh.
Bà Nguyễn Thị Vĩnh, Phó Giám đốc Trung tâm YTDP thành phố cho biết: Song song với truyền thông giáo dục, công tác thực hành dinh dưỡng cũng được tổ chức thường xuyên tại các xã, phường. Trong 6 tháng đầu năm nay, thành phố đã tổ chức 60 lớp thực hành dinh dưỡng. Qua đó, hướng dẫn cho các bà mẹ phương pháp nuôi con theo khoa học. Đặc biệt là hướng dẫn bà mẹ cách lựa chọn thực phẩm chế biến một bữa ăn phù hợp. Hiện tại, toàn thành phố có trên 7.600 trẻ từ 0-5 tuổi. Nhằm đánh giá, phát hiện kịp thời trường hợp trẻ SDD để tư vấn cách nuôi dưỡng bù lượng cân mất đi. Hàng tháng, cán bộ y tế các xã, phường đã thực hiện cân, đo cho trẻ. Quan tâm bổ sung vitamin A cho trẻ mắc bệnh tiêu chảy và viêm nhiễm đường hô hấp. Trong ngày vi chất dinh dưỡng và Tháng hành động vì trẻ em vừa qua, toàn thành phố đã có 7.092 trẻ từ 6 - 60 tháng tuổi được uống vitamin A, 4.311 trẻ được tẩy giun định kỳ và cấp 390 sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ em tại 100% xã, phường.
Với nỗ lực thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phòng - chống SDDTE, TPHB đã giảm tỷ lệ trẻ SDD thể nhẹ cân xuống còn 10,8% (năm 2010); giảm tỷ lệ trẻ SDD thể thấp còi còn 13%.
(HBĐT) - Loay hoay mãi tôi mới tìm được ngõ vào Trạm y tế xã Toàn Sơn (Đà Bắc). Trạm là hai dãy nhà cấp 4 cũ nằm cách quốc lộ 433 gần 200 m trong một ngõ nhỏ. Bề ngoài trông trạm như ngôi nhà ở từ thập niên 70, chỉ có điểm khác là trước cửa có phông chữ vận động mọi gia đình đưa con đi uống vitamin A và mấy tấm bìa ghi bằng bút bi nguệch ngoạc là phòng trực, phòng làm việc, phòng khám, phòng đẻ...
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, cùng với việc triển khai các văn bản quản lý về VSATNTP, Chi cục VSATTP đã tích cực phối hợp với các cấp, các ngành đẩy mạnh công tác truyền thông về VSATTP và triển khai “Tháng hành động vì chất lượng VSATTP” trên địa bàn toàn tỉnh.
Trong điều kiện thời tiết như hiện nay khi nhiệt độ ngoài trời quá cao, người lao động làm việc quá lâu dưới ánh nắng mặt trời hoặc trong hầm lò, phòng kín,... sẽ rất dễ dẫn đến hiện tượng say nắng, say nóng với các biểu hiện nhẹ là tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, hồi hộp trống ngực, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu…
Bộ Y tế vừa ban hành quy định tạm thời mức giới hạn nhiễm chéo DEHP trong thực phẩm. Theo đó, quy định mức DEHP nhiễm chéo cho phép là 1,5 mg/kg đối với thực phẩm rắn và lỏng (không bao gồm nước uống đóng chai).
Dùng thuốc tùy tiện, không hiểu rõ công dụng, không có chỉ định của bác sĩ… đã khiến nhiều bệnh nhân nhập viện do trúng độc da
Củ mài còn gọi là khoai mài, hoài sơn, là loại cây mọc hoang rất nhiều ở vùng rừng núi nước ta hoặc được trồng. Từ củ mài, người ta chế biến nhiều món ăn ngon, ngoài ra củ mài sau khi chế biến còn là vị thuốc được dùng nhiều trong Đông y (gọi là hoài sơn hay sơn dược).