“Kho thuốc” của Trạm y tế xã Toàn Sơn (Đà Bắc) do các y sĩ, y tá đóng góp.

“Kho thuốc” của Trạm y tế xã Toàn Sơn (Đà Bắc) do các y sĩ, y tá đóng góp.

(HBĐT) - Loay hoay mãi tôi mới tìm được ngõ vào Trạm y tế xã Toàn Sơn (Đà Bắc). Trạm là hai dãy nhà cấp 4 cũ nằm cách quốc lộ 433 gần 200 m trong một ngõ nhỏ. Bề ngoài trông trạm như ngôi nhà ở từ thập niên 70, chỉ có điểm khác là trước cửa có phông chữ vận động mọi gia đình đưa con đi uống vitamin A và mấy tấm bìa ghi bằng bút bi nguệch ngoạc là phòng trực, phòng làm việc, phòng khám, phòng đẻ...

 

Ông Đặng Tiến Dũng, Trưởng Trạm y tế xã cho biết: Từ năm 1981, khi về nhận công tác đã thấy Trạm ở tạm như thế này. Cách đây gần 10 năm, có một tổ chức quốc tế tài trợ láng nền xi măng và đóng trần nhà bằng cót ép. Từ đó đến nay không thay đổi gì. Hiện, trạm có 5 phòng: 2 phòng làm việc của y sĩ, y tá, 1 phòng khám kiêm tư vấn, 1 phòng lưu bệnh nhân và một phòng đẻ. Phòng đẻ đang hỏng máy sấy nên lâu lắm rồi trạm không đỡ đẻ ca nào. Theo chức năng của trạm y tế xã khám, chữa bệnh, cấp thuốc BHYT. Hiện nay, toàn xã có hơn 2.000 hộ với khoảng 7.000 khẩu. Trong đó chỉ có 2.534 người là có thẻ BHYT, còn lại bệnh nhân đến khám đều không được cấp thuốc. Nếu người dân khám xong muốn mua thuốc phải đi cách trạm trên dưới 10 km. Do vậy, để tạo điều kiện cho bà con có thuốc sau khám, các y sĩ, y tá của trạm đã trích tiền từ chi khác, tiền lương của mình để bán thuốc.

Ở vùng nông thôn, là vùng có thu nhập gần 3 triệu đồng/tháng là điều mơ ước của không ít người nhưng với bác sĩ Bùi Thị Sung, Trạm trưởng Trạm y tế xã Ngọc Mỹ (Tân Lạc) chẳng thấm vào đâu. Mấy năm trước, Trạm y tế xã được hai tổ chức phi chính phủ tài trợ 5 triệu đồng tiền thuốc và đây là “vốn” của trạm để “quay vòng”. Khi khám bệnh, bán thuốc trạm thu lại tiền và “tái đầu tư”. Đó là chuyện thuận buồm, xuôi gió. Nhưng chị Sung cho biết: Địa bàn xã có 1.200 hộ với hơn 5.000 khẩu sinh sống trong 19 xóm nhưng có tới 31% hộ nghèo. Trình độ dân trí thấp, giao thông đi lại khó khăn, xóm xa nhất cách trung tâm xã 15 km đường rừng. Hiện tại, xã có 39% dân số có BHYT với nguồn quỹ thuốc 75 triệu đồng, còn lại 61% khám ngoài có nguồn quỹ thuốc 5 triệu đồng. Do đa số bà con kinh tế khó khăn nhưng không thuộc diện nghèo nên khi có bệnh là đến khám - chữa bệnh tại trạm, không lên tuyến trên. Khi khám - chữa bệnh, có khi cấp cứu xong đến khi thanh toán hoá đơn bán thuốc, nhiều người không có tiền. Do vậy, nguồn thuốc của trạm ngày càng kiệt. Để duy trì thuốc trong lúc chưa đòi được tiền, các bác sĩ, y sĩ bỏ tiền lương ra mua. Mặt khác, phần nhiều các hộ quen biết nhau nên đến khám - chữa bệnh nợ tiền thuốc.

 

Một trong những bất cập hiện nay ở y tế tuyến xã là nhiều cấp cùng quản lý. Bệnh viện Đa khoa cấp huyện, Trung tâm Y tế dự phòng huyện cấp thuốc và phối hợp xử lý dịch bệnh. Phòng y tế huyện quản lý hành chính. Về tài chính thuộc cấp xã quản lý. Trong khi đó, một trạm y tế xã phải thực hiện nhiều chương trình như triển khai 13 chương trình y tế quốc gia, khám - chữa bệnh BHYT, truyền thông, công tác DS-KHHGĐ  Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, hiện nay, hầu hết UBND cấp xã chưa quan tâm đúng mức đến các trạm tế xã. Việc chậm tăng lương, tính lương mới từ 1-2 năm là chuyện bình thường. Trước đây, mỗi năm, theo quy định, mỗi trạm y tế xã được cấp kinh phí 10 triệu đồng để mua văn phòng phẩm, sửa chữa phòng, giường bệnh, mua bàn ghế, sửa chữa máy vi tính và các trang thiết bị khác. Nhưng nhiều UBND các xã bỏ qua việc này. Chị Sung cho biết thêm: Đối với trạm y tế xã, khoản này mỗi năm chỉ được chi từ 3-4 triệu đồng. Bà Trần Thị Thanh Huyền, cán bộ Phòng y tế huyện Tân Lạc cho biết: huyện có 24 trạm y tế xã, thị trấn thì có đến 1/3 các xã, thị trấn chi không đủ cho các trạm. Có xã chỉ chi 1,7 triệu đồng/ năm, có trường hợp vài năm liền, cán bộ y tế không được truy lĩnh lương mới.   

 

 

                                                                          Việt Lâm

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Lá tre.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Cháo củ mài chữa bệnh đường ruột

Củ mài còn gọi là khoai mài, hoài sơn, là loại cây mọc hoang rất nhiều ở vùng rừng núi nước ta hoặc được trồng. Từ củ mài, người ta chế biến nhiều món ăn ngon, ngoài ra củ mài sau khi chế biến còn là vị thuốc được dùng nhiều trong Đông y (gọi là hoài sơn hay sơn dược).

TP. Hòa Bình: Khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho 200 người có công.

(HBĐT) - Hướng tới kỷ niệm 64 năm ngày Thương binh – Liệt sỹ 27/7, ngày 13/7, Ban Chỉ đạo chăm sóc người có công TP. Hòa Bình đã phối hợp với Bệnh viện Quân đội 103 tổ chức khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho 200 người có công là các thương - bệnh binh, nạn nhân chất độc da cam, thân nhân liệt sỹ trên địa bàn thành phố với tổng trị giá hơn 200 triệu đồng.

Đà Bắc: Di dời 7 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm

(HBĐT) - Theo ban chỉ huy phòng - chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn huyện Đà Bắc hiện còn 16 hộ nằm trong vùng nguy hiểm cần phải di rời (xã Tân Pheo 11 hộ, Tân Minh 3 hộ).

Sốt cao co giật ở trẻ em và cách xử trí

Năm nào cũng vậy, khi nhiệt độ ngoài trời vào mùa hè tăng cao thì số lượng trẻ phải nhập viện do sốt cao cũng tăng lên. Nguyên nhân chính là do trung khu điều nhiệt của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên cơ thể trẻ rất nhạy cảm với nhiệt độ bên ngoài. Khi bị sốt, đặc biệt là sốt cao, trẻ có thể bị co giật và dẫn đến một số biến chứng khác. Do vậy, cha mẹ cần có những kiến thức cần thiết để xử trí khi trẻ bị sốt cao co giật nhằm hạn chế tối đa các di chứng có thể xảy ra.

Các phương thuốc hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết

Triệu chứng lâm sàng: Sốt cao, nhức đầu, mờ mắt, khô miệng, khát nước, đau khớp, người đau nhừ, nói nhảm hoặc phát cuồng, chảy máu cam, phát hồng ban sau tím, lưỡi đỏ sẫm, rêu lưỡi xám hoặc nổi gai. Mạch sác hoặc tế sác.

Việt Nam ứng dụng thành công ghép tế bào gốc trong điều trị bỏng mắt

Bệnh nhân N.V.T, 29 tuổi, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc và bệnh nhân T.V.D, 32 tuổi, Thường Tín, Hà Nội là công nhân xây dựng, do bất cẩn và không bảo hộ lao động khi tôi vôi nên đã để vôi bắn vào mắt trái, nhập viện trong tình trạng thị lực suy giảm nghiêm trọng. Sau khi được các bác sĩ Khoa Giác mạc, Bệnh viện Mắt TW thực hiện phương pháp “ghép tự thân tấm biểu mô giác mạc nuôi cấy”, sau 6 tháng điều trị, thị lực của các bệnh nhân này đã đạt tới 3- 4/10 và đang trong quá trình phục hồi. Theo bác sĩ Vũ Tuệ Khanh, Khoa Giác mạc Bệnh viện Mắt TW, nếu không thực hiện phương pháp này cho hai bệnh nhân trên thì việc giữ tổ chức giác mạc là rất khó, giác mạc sẽ bị đục dần, có thể thủng, dẫn tới mù loà, thậm chí có thể hỏng nhãn cầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục