Bệnh thấp khớp cấp hay còn gọi là bệnh thấp tim là một bệnh vừa có tổn thương ở tim. Bệnh gặp chủ yếu ở trẻ em, lứa tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là lứa tuổi đếntrường, từ 5-15 tuổi. Bệnh không phát hiện sớm để điều trị và phòng ngừa kịp thời rất có thể dẫn đến suy tim.

Thấp khớp cấp (thấp tim) là một bệnh có liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau, trong đó yếu tố do vi khuẩn và tự miễn đóng vai trò hết sức quan trọng.

Căn nguyên gây bệnh thấp tim

Khoa học đã khẳng định rằng, vai trò của vi khuẩn liên cầu nhóm A (S. pyogenes) là thủ phạm chính gây nên thấp khớp cấp tính. Sự tồn tại, gây bệnh của liên cầu nhóm A ở khu vực đường hô hấp trẻ, nhất là ở họng và sự đáp ứng của cơ thể đối với vi khuẩn này đóng vai trò chính trong bệnh thấp khớp cấp. Tuy vậy, không phải bất kỳ người nào, trẻ em nào có vi khuẩn liên cầu nhóm A gây bệnh hoặc tồn tại ở họng cũng gây nên thấp tim mà chỉ có một số tỷ lệ nhất định bị thấp khớp cấp mà thôi.

 Tiêm ngừa để phòng ngừa thấp khớp trẻ em

Ở Việt Nam theo thống kê chỉ thấy khoảng 3%o số trẻ mắc bệnh thấp tim. Đối với vi khuẩn liên cầu thì được người ta chia thành 3 nhóm chính: S. pyogenes, S. viridans và S. feacalis (chính là Enterococcus: liên cầu đường ruột). Cả 3 nhóm này về tính chất gây bệnh có khác nhau, đặc biệt chỉ có S.pyogenes (liên cầu nhóm A) mới gây bệnh thấp tim.

Thông thường người ta gặp các týp huyết thanh của liên cầu nhóm A gây bệnh thấp tim là týp 1, 3, 5, 6, 14, 18, 19, 24, 27, 29. Sở dĩ liên cầu nhóm A gây bệnh thấp tim là do đặc điểm cấu tạo vách của chúng. Người ta thấy về cấu tạo vách của tế bào liên cầu nhóm A có phần giống với cấu tạo của khớp và cơ tim. Vì vậy khi vi khuẩn liên cầu xâm nhập vào cơ thể con người, cơ thể sẽ hình thành kháng thể chống lại chúng. Như vậy vô hình trung kháng thể do cơ thể sinh ra cũng có phần chống lại tổ chức của chính mình mà người ta gọi là phản ứng giữa kháng nguyên của liên cầu nhóm A, kháng nguyên của tổ chức khớp, cơ tim, van tim (glycoprotien của van tim) với kháng thể của cơ thể sinh ra.

Ngoài ra, liên cầu nhóm A khi xâm nhập vào cơ thể cũng có thể gây nên viêm cầu thận cấp nhưng lại do các týp huyết thanh khác của liên cầu nhóm A chứ không phải do các týp huyết thanh gây bệnh thấp tim.

Biểu hiện của bệnh

Vi khuẩn liên cầu nhóm A có thể tồn tại ở họng của một số trẻ em (người lành mang vi khuẩn) rồi nhân lúc sức đề kháng của cơ thể vì một lý do nào đó sụt giảm thì chúng trở nên gây bệnh (gọi là gây bệnh cơ hội) hoặc vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trẻ và gây bệnh viêm họng, viêm amidan ngay sau thời kỳ ủ bệnh. Trẻ thường sốt cao 38 - 39oC, có khi sốt cao và dao động kèm theo vã mồ hôi, nhịp tim nhanh, da xanh tái và bắt đầu có những dấuhiệu biểu hiện ở khớp, ở tim và ở da.

Viêm khớp biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau. Thường các khớp lớn biểu hiện rõ nhất như khớp gối, khớp cổ tay, cổ chân, khớp khuỷu tay, khớp vai. Đặc biệt cần lưu ý là các khớp sưng, đau luân chuyển từ khớp này sang khớp khác và các khớp chỉ sưng đau vài ngày là hết và lại cử động được bình thường.

Kèm theo đau khớp là viêm tim. Nhịp tim nhanh, thường trên 100 lần/ phút, trẻ tím tái, khó thở và thậm chí có phù. Trong các trường hợp bị nhẹ, trẻ chỉ kêu đau vùng tim và đánh trống ngực. Khi bị viêm tim sẽ làm cho các van của tim hoạt động không bình thường, tức là làm mất đi sự thanh mảnh, mềm mại, đóng mở hợp lý của nó. Các van tim dày lên, xơ cứng, vôi hóa, các mép van tim có thể bị dày, dính gây nên hở hoặc hẹp van tim và lâu dần sẽ làm loạn nhịp tim gây suy tim, đặc biệt là suy tim mất bù trừ ảnh hưởng đến khả năng lao động và có nguy cơ tử vong cao.

Dưới da của trẻ bị thấp khớp cấp có thể có các hạt.

Bệnh thấp khớp cấp có thể chữa khỏi được với điều kiện là phải phát hiện và điều trị sớm trong vòng 3 tháng đầu kể từ khi mắc bệnh. Người ta thống kê cho thấy tỷ lệ chữa khỏi rất cao (khoảng 90%), tuy nhiên sau khi chữa khỏi đợt thấp khớp cấp cũng cần tiêm phòng theo chỉ định của bác sĩ.

Cách phòng bệnh

Cần vệ sinh họng, miệng hàng ngày tránh không để trẻ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên như viêm họng, viêm mũi, viêm amidan, VA, viêm xoang.

Khi phát hiện trẻ đã bị viêm đường hô hấp do vi khuẩn liên cầu nhóm A cần tích cực điều trị theo đơn của bác sĩ. Khi biết trẻ bị bệnh thấp tim do vi khuẩn liên cầu nhóm A cần dùng kháng sinh để tiêu diệt hết vi khuẩn. Tốt nhất là dùng benzathin penicilin tiêm bắp thịt với liều lượng 3 tuần tiêm một lần, mỗi lần 1,2 triệu đơn vị với người trưởng thành hoặc trẻ có cân nặng trên 30kg (với trẻ dưới 30kg cân nặng thì chỉ tiêm mỗi một lần là 600.000đơn vị).

Nếu không có điều kiện tiêm kháng sinh, có thể dùng kháng sinh dạng viên uống, như phenoxymethyl penicilin, viên 250mg, uống 1 viên một lần với 4 lần trong một ngày. Những trẻ dưới 20kg cân nặng chỉ uống 125mg/lần x 4 lần ngày. Nếu người bệnh bị dị ứng với penicilin, có thể thay bằng erythromycin với liều lượng tương tự như phenoxymethyl penicilin và nếu trẻ nhỏ có dưới 25kg cân nặng dùng 40mg/1kg cân nặng/ ngày.

Khi đã bị thấp khớp cấp cần tiêm kháng sinh cách nhau 3 tuần một lần và tối thiểu trong 5 năm và tốt nhất là phòng bệnh đến 18 tuổi, có khi còn lâu hơn theo chỉ định của bác sĩ theo dõi bệnh cho con, em mình. Đặc biệt những bệnh nhi trong đợt đầu đã có tổn thương tim cần tiếp tục tiêm phòng cho đến 25 tuổi và có thể kéo dài hơn nữa nếu có nguy cơ tái phát. Và những bệnh nhân có tổn thương van tim mạn tính do thấp tim thì phòng bệnh tái phát cần kéo dài trong suốt cuộc đời.

Người ta cũng khuyên rằng một số bệnh nhân cho dù đã phẫu thuật tim do bệnh thấp tim vẫn có thể có nguy cơ tái phát và do vậy cũng cần tiêm phòng thấp khớp cấp.

 

                                                                       Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Không có hình ảnh
Giám sát bệnh chân – tay – miệng tại nhà chị Vì Thị hương, tổ 10, Tân Hòa, TPHB 
( ảnh: Hồng Dung - TTV)
Bác sĩ - Thạc sĩ Nguyễn Thành Hải (bên phải)
Không có hình ảnh

Những ngộ nhận về bệnh tiêu chảy do Rotavirus ở trẻ nhỏ

Rotavirus là loại vi-rút phổ biến nhất gây tiêu chảy nặng ở trẻ nhỏ trên toàn thế giới, song đến nay nhiều phụ huynh vẫn chưa ý thức được mức độ nguy hiểm của loại virus này đối với sức khỏe trẻ nhỏ.

Đà Bắc nâng cao trách nhiệm của gia đình, xã hội với trẻ em

(HBĐT) - Bà Xa Thị Lan, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Đà Bắc cho biết: Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được triển khai từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất là thiếu cán bộ chuyên trách, ở tuyến xã, thị trấn chỉ có 1 cán bộ lao động mà phải kiêm nhiệm tất cả các phần việc về lao động - việc làm, chính sách người có công, bảo trợ xã hội, xóa đói - giảm nghèo và công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Bên cạnh đó, khi BHYT huyện tiếp nhận việc làm BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi đã gặp phải một số khó khăn nên trẻ em mới sinh từ đầu năm 2010 đến nay đều chưa được cấp thẻ BHYT. Tuy nhiên, số trẻ đó khi khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế vẫn được miễn phí nếu mang theo giấy khai sinh.

Kỷ niệm 10 năm thành lập Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe

(HBĐT) - Ngày 16/8, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe (TTGDSK) đã tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm ngày thành lập (16/8/2001 – 16/8/2011) và triển khai chương trình hành động TTGDSK giai đoạn 2011 – 2015.

Giám sát dịch bệnh tay - chân - miệng trên địa bàn thành phố Hòa Bình.

(HBĐT) - Ngày 15/8, Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh phối hợp với phòng Y tế và Trung tâm y tế dự phòng thành phố giám sát dịch bệnh tay – chân - miệng tại 2 phường có nhiều diễn biến phức tạp về dịch bệnh trên địa bàn thành phố là phường Tân Thịnh và Tân Hòa.

Gian nan đường đến trường của trẻ có “H”

Đến nay, trên thế giới và ở Việt Nam chưa có trường hợp nào trẻ em bị lây nhiễm HIV (có “H”) bởi trẻ khác qua tiếp xúc, sinh hoạt hằng ngày. Nước ta có luật, có pháp lệnh và các quy định về việc không phân biệt, kỳ thị và trẻ em có "H" có quyền được học tập nhưng nhiều trẻ có "H" vẫn phải từ bỏ giấc mơ đến trường bởi bị ngăn cản, bị kỳ thị.

Công khai cơ sở nấu ăn "bẩn"

Ngày 15.8, UBND TP.HCM chỉ đạo các sở, ngành liên quan và UBND các quận, huyện tăng cường kiểm tra các cơ sở dịch vụ cung cấp suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể, công ty cung cấp suất ăn công nghiệp, nấu ăn phục vụ tiệc...; xử lý kiên quyết các trường hợp vi phạm, đình chỉ hoạt động và thông tin công khai trên các phương tiện truyền thông đối với các cơ sở không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm trong cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục