Cán bộ trạm y tế xã Phú Minh (Kỳ Sơn) kiểm tra huyết áp cho người cao tuổi.

Cán bộ trạm y tế xã Phú Minh (Kỳ Sơn) kiểm tra huyết áp cho người cao tuổi.

(HBĐT) - Tại tỉnh ta, bệnh nhân tăng huyết áp chiếm tỷ lệ 18,45%. Trong số đó, chỉ có 4,4% nam và 18,1% nữ phát hiện tăng huyết áp biết mình mắc bệnh, số còn lại được khám, phát hiện lần đầu.

 

Tại khoa khám bệnh cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, số lượng bệnh nhân khám bệnh có liên quan đến tăng huyết áp khá đông. Tuy nhiên, nhiều người chưa hiểu hết về căn bệnh này.

 

Bác Nguyễn Văn Đông (54 tuổi - TPHB) đến khám với biểu hiện: đau đầu, đau giật giật ở 2 bên thái dương, đau 2 hố mắt lan dọc đỉnh đầu xuống gáy. Bác cho biết: đây là lần đầu đến khám, mỗi lần đau chỉ xoa dầu cao nhưng không khỏi. Dạo này đau thường xuyên hơn. Đây là một trong những trường hợp bị tăng huyết áp mà không biết.

 

Trường hợp bà Bùi Thị Liên (60 tuổi, huyện Kỳ Sơn), bà cho biết: trước đây, bà có điều trị tăng huyết áp, khi cảm thấy khỏe, bà dừng thuốc và không đi khám lại. Nay lại thấy xuất hiện các triệu chứng: choáng váng, hay mất ngủ, giảm thị lực... Đi khám, các bác sỹ kết luận  bị tăng huyết áp trở lại do điều trị không đúng hướng dẫn.

 

Người bệnh thường chỉ điều trị khi có cơn tăng huyết áp kịch phát, khi huyết áp xuống lại ít để ý, quan tâm. Điều này hoàn toàn sai lầm. Khi trị số huyết áp về bình thường, người bệnh vẫn phải duy trì uống thuốc hạ huyết áp vì khi ngừng thuốc, huyết áp sẽ tăng cao trở lại và có thể gây các tai biến nguy hiểm đến tim và não.

 

Khi đã bị bệnh tăng huyết áp có nghĩa là người bệnh phải theo dõi điều trị suốt đời. Bệnh nhân phải tuân thủ việc uống thuốc hạ áp, sau 2-5 năm sẽ phải giảm liều thuốc điều trị. Cũng vì lý do này mà người bệnh không nên uống với một đơn thuốc lâu dài mà nên đi tái khám để bác sĩ có thể điều chỉnh liều thuốc hạ huyết áp cho phù hợp với tình trạng bệnh.

 

Một phương pháp điều trị ít ai biết tới là điều chỉnh lối sống. Phương pháp này rất quan trọng và được coi là cách điều trị chủ yếu cho bệnh nhân tăng huyết áp nhẹ và cả cho bệnh nhân tăng huyết áp ở mức độ nặng khi kết hợp với phương pháp điều trị bằng thuốc. Đó là chế độ ăn giảm cân (nếu thừa cân), giảm ăn mặn, giảm ăn chất béo, bỏ thuốc lá, rượu, tăng cường vận động thể lực, nhất là tránh lo âu, căng thẳng. Hai biện pháp trên cần thực hiện đồng thời, thường xuyên, liên tục.

 

Hiện đang là thời điểm giao mùa, nhất là những lúc thời tiết khá lạnh, rất nguy hiểm đối với người bị tăng huyết áp. Người bệnh khi bị lạnh đột ngột, các mạch máu ở ngoại vi co lại, làm huyết áp tăng. Vì vậy, khi trời lạnh cần chú ý giữ ấm, tuyệt đối không dùng nước lạnh xoa lên cơ thể.

 

Để tránh những sai lầm đáng tiếc trong điều trị tăng huyết áp, người bệnh nên nhớ: điều trị đúng, đủ thuốc theo đơn của bác sỹ, tái khám đúng lịch và duy trì lối sống, sinh hoạt  lành mạnh.

 

    

                                                                     Thu Hương

                                                              (Trung tâm TT-GDSK)

 

 

Các tin khác


Cảnh báo biến chứng nguy hiểm từ phương pháp căng da mặt bằng chỉ không an toàn

PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh cho biết, căng da bằng chỉ là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật được nhiều người lựa chọn, tuy nhiên biến chứng căng chỉ gây ra nhiễm khuẩn là vô cùng tai hại.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn 

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã tiến hành cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn nguy hiểm đến tính mạng dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Bệnh viện Việt Đức.

Thành phố Hòa Bình lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là hành động ý nghĩa, nhân văn, nghĩa cử cao đẹp, góp phần cứu sống, mang lại hạnh phúc cho nhiều bệnh nhân cần máu tại các cơ sở y tế. Thời gian qua, Ban Chỉ đạo (BCĐ) vận động HMTN TP Hòa Bình đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của phong trào HMTN. Qua đó, ngày hội HMTN hàng năm tổ chức tại địa bàn đã tiếp nhận hàng nghìn đơn vị máu do cán bộ, công chức, chiến sỹ, đoàn viên, thanh niên và người dân chia sẻ.

Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục