Phụ huynh đưa đón con em mình truớc cổng truờng tiểu học Lý Tự Trọng.

Phụ huynh đưa đón con em mình truớc cổng truờng tiểu học Lý Tự Trọng.

(HBĐT) - Nghị định 34/2010/NĐ-CP của Thủ tuớng chính phủ về việc xử phạt người ngồi trên xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, đặc biệt là đối với trẻ em trên 6 tuổi đã có hiệu lực thi hành từ ngày 20/5/2010. Nhưng đến nay, trên địa bàn TP Hoà Bình, trẻ em không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông vẫn còn phổ biến.

 

Theo Nghị định 34/2010/NĐ-CP sẽ phạt tiền người điều khiển phương tiện từ 100.000 – 200.000 đồng khi chở trẻ em từ 6 tuổi trở lên không đội mũ bảo hiểm.

 

Thế nhưng hàng ngày, trước các cổng trường tiểu học, THCS, các bậc phụ huynh vẫn đưa đón con em đến trường và ít khi thấy trẻ em được đội mũ bảo hiểm, đặc biệt là các trường tiểu học. Dường như các bậc phụ huynh đang thờ ơ với việc bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Hơn nữa, quy định về việc trẻ em trên 6 tuổi phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy đã được thực thi từ lâu. Một số tỉnh, thành phố đã áp dụng các biện pháp xử phạt nghiêm đối với các trường hợp vi phạm. Tuy nhiên, ở ngay trung tâm thành phố Hòa Bình, tình trạng này vẫn đang diễn ra hết sức tự nhiên.

 

Trước cổng các trường tiểu học như Lý Tự Trọng, Lê Quý Đôn, Sông Đà, Trần Quốc Toản, Hữu Nghị… vào giờ cao điểm đưa đón học sinh là bằng chứng rõ nhất cho vấn đề này. Hầu như không một trẻ em nào được đội mũ bảo hiểm, nếu có thì rất ít. Khi tan trường, các em vội leo lên xe, còn phụ huynh cứ thế đi. Dường như trong tâm thức họ không hề có ý định đội mũ bảo hiểm cho con, cháu việc này đã trở thành thói quen của các bậc phụ huynh.

 

Anh B.T. Hải (phường Phương Lâm) cho biết: Con tôi thường kêu nặng và nóng khi đội mũ bảo hiểm nên tôi đành chiều theo ý con. Với lại, nhà cách trường chưa đến 1 cây số nên tôi không muốn ép cháu.

 

Chị Hường (khu Chuyên gia) lại nói: “Tôi đã biết có quy định này nhưng chưa thấy ai bị bắt bao giờ nên cũng không quan tâm lắm. Chỉ khi nào đi đâu xa mới cho cháu đội mũ thôi chứ đi học thì ngay gần nhà, đội mũ làm gì cho bất tiện”.

 

Khi hỏi một em nhỏ học lớp 2 trường tiểu học Lý Tự Trọng tại sao không đội mũ bảo hiểm thì em trả lời: “Bố cháu nói không phải đội…”. Phải chăng nguyên nhân xuất phát từ chính những phụ huynh? Họ đã tạo cho con em mình hình thành một thói quen không tốt, làm các bé thấy đội mũ bảo hiểm là bất tiện và từ đó không thích đội.

 

Nguyên nhân của tình trạng trên là do từ khi quy định được ban hành đến giờ, trong tỉnh vẫn chưa có trường hợp nào bị xử phạt. Theo đồng chí Đinh Truờng Sơn – Đội trưởng đội CSGT (Công an TP. Hòa Bình) cho biết: quy định về việc trẻ em trên 6 tuổi phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy bước đầu đã được thực hiện từ việc nhắc nhở người dân. Tuy nhiên, lãnh đạo đơn vị cũng đã có những biện pháp để thắt chặt hơn nữa nếu có hành vi vi phạm. Đồng thời, chúng tôi cũng sẽ phối hợp với các nhà trường, các khu dân cư để tuyên truyền, giáo dục người dân về quy định này trong thời gian tới. Có lẽ vì chưa có “gương” nên không ai chịu “soi” vào đó để thực hiện. Luật chưa được thắt chặt nên người dân cứ ỷ lại, không quan tâm đến sức khỏe của trẻ.

 

Các giáo viên của các trường tiểu học trong thành phố cũng cho rằng các phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc đội mũ bảo hiểm cho trẻ khi tham gia giao thông và cùng chung một quan điểm: Nên tạo lập cho trẻ ý thức đội mũ bảo hiểm cho mình ngay từ nhỏ, nên cho trẻ biết rằng, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của chính mình. Bảo vệ tính mạng cho trẻ cũng chính là bảo vệ tính mạng cho cả nhà…

 

Theo thống kê mới đây của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) có tới 60% trẻ em Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ tai nạn giao thông do không đội mũ bảo hiểm.

 

Còn theo Quỹ An toàn giao thông đường bộ cho biết, mỗi năm, nước ta có khoảng 12.000 người chết và trên 20.000 người bị thương do tai nạn giao thông, trong đó, 35% là trẻ em.

 

Trong năm 2012 có gần 50.000 trường hợp chấn thương sọ não thì có 13,4% trẻ em và một nửa trong số này bị chấn thương sọ não do không đội mũ bảo hiểm.

 

 

 

 

                             Trần Thu Thảo (TTV)

 

 

Các tin khác


Bộ Y tế yêu cầu tuân thủ quy định về hỗ trợ sinh sản

Yêu cầu này được Bộ Y tế đưa ra trước tình trạng buôn bán tinh trùng, noãn, phôi, mang thai hộ vì mục đích thương mại tại một số địa phương.

Nắng nóng kéo dài, bệnh nhân nhập viện có xu hướng gia tăng

Thời tiết nắng gắt kéo dài trong nhiều ngày khiến số bệnh nhân nhập viện tăng lên rõ rệt, trong số này đa phần là người già và trẻ em.

Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu vaccine

Do thiếu vaccine nên trong năm 2022, hầu hết tỷ lệ tiêm chủng vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) không đạt chỉ tiêu kế hoạch năm và thấp hơn năm 2021.

Bảo đảm chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với nhân viên y tế cơ sở, y tế dự phòng

Đoàn giám sát kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết giám sát, trong đó nhấn mạnh việc cần nghiên cứu bảo đảm tiền lương, phụ cấp, chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với nhân viên y tế nói chung, nhân viên y tế cơ sở, y tế dự phòng nói riêng tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ và đặc thù công việc.

Ngộ độc sau khi ăn trứng cá hỏa tiễn

(HBĐT) - Ngày 27/5, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp nhận và điều trị cho 6 người bị ngộ độc sau khi ăn trứng cá sấu hỏa tiễn. 

Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động hiến máu tình nguyện

(HBĐT) - Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo (BCĐ) vận động hiến máu tình nguyện (HMTN) tỉnh tại hội nghị tổng kết công tác Hội Chữ thập đỏ (CTĐ), tôn vinh người HMTN năm 2022 về công tác vận động hiếu máu. Những năm qua, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, phong trào HMTN của tỉnh phát triển sâu rộng, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục