Thay đổi thời tiết bệnh nhân Nhi tại bệnh viện đa khoa tỉnh nhập viện tăng.
(HBĐT) - Theo thống kê của bệnh viện Đa khoa tỉnh, từ đầu tháng 4 đến nay, lượng bệnh nhân khám và nhập viện tăng đáng kể. Anh Đoàn Mạnh Nam, Điều dưỡng trưởng khoa khám bệnh, bệnh viện Đa Khoa tỉnh cho biết: Trước đây trung bình mỗi ngày khoa khám khoảng 200 bệnh nhân nhưng đến nay khám trên 300 bệnh nhân.
Tính trung bình, lượng bệnh nhân khám tăng 20%. Riêng ngày 19/4, khoa khám cho 531 lượt bệnh nhân. Hầu hết bệnh nhân trong thời gian này là người già và trẻ em. Bệnh nhân thường khám các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa và tim mạch. Bác sĩ Đinh Thị Diệu, Trưởng khoa Nhi, bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: Trong những ngày gần đây lượng bệnh nhân nhập vào khoa tăng đáng kể. Các bệnh chủ yếu là đường hô hấp và tiêu hóa. Có thời điểm khoa cũng quá tải. Do vậy, nhiều bệnh nhân bệnh nhẹ chúng tôi chuyển về tuyến dưới điều trị. Chị Nguyễn Thị Thanh Huệ, ở phố Ngọc, Trung Minh, TP Hòa Bình đưa con đi khám cho biết: Con tôi năm nay 3 tuổi. Mặc dù đã phòng bệnh nhưng năm nào cũng vậy vào dịp này cháu bị viêm phế quản. Tôi đưa cháu đi khám rồi bác sĩ kê đơn uống về điều trị tại nhà để giảm tải cho bệnh viện.
Cũng theo anh Nam, nguyên nhân mỗi khi giao mùa, thời tiết thay đổi làm cho cơ thể con người nếu thích nghi không kịp sẽ có những phản ứng ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là trẻ em và đặc biệt là trẻ sơ sinh. Trong thời gian này để phòng tránh bệnh cần tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt như ăn chín uống sôi, vệ sinh chân, tay, miệng khi trẻ đi lớp về. Việc chế biến và bảo quản đồ ăn, thức uống phải tuân thủ chặt chẽ qui định an toàn vệ sinh thực phẩm của Bộ Y tế, nhằm loại trừ tối đa các tác nhân gây bệnh ở đường tiêu hóa có thể gây hại cho sức khỏe. Các bà mẹ không để trẻ nằm quạt trực tiếp. Lau lưng, nách, bẹn khi có mồ hôi. Đối vời người già thì cần kiểm soát huyết áp, luyện tập thể thao tăng cường sức khỏe.
Ông Mai Đức Sỡi, Phó Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng tỉnh cho biết: Thời tiết nóng ẩm mùa hè cùng với ô nhiễm môi trường, sự giao lưu đi lại tăng cao, hành vi vệ sinh phòng bệnh của một số người dân còn chưa tốt là những điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát sinh và phát triển. Các bệnh lây qua đường tiêu hóa như: tiêu chảy, tay chân miệng, lỵ, thương hàn, liên cầu lợn, ngộ độc thức ăn; các bệnh do muỗi truyền như sốt xuất huyết, viêm não do vi rút, ...Tạo môi trường sống trong lành và an toàn: giữ môi trường sống thông thoáng, trong lành nhằm hạn chế sự lây nhiễm của các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm. Phát quang môi trường, loại bỏ những nơi nước đọng nhằm ngăn chặn sự phát triển của muỗi vằn là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết. Ngoài ra, tạo thói quen ngủ màn, tham gia phong trào diệt lăng quăng…để thực hiện tốt phương châm “nhà không lăng quăng thì không bệnh sốt xuất huyết”. Tăng cường lượng dịch uống để bồi hoàn lượng nước cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là những loại nước uống giàu khoáng chất và nhiều vitamin như các loại nước ép trái cây, nước cam tươi, nước dừa tươi, nước sôi nguội…giúp cơ thể luôn luôn mát mẻ và có sức đề kháng tốt nhằm chống chọi với bệnh tật. Tiêm ngừa đầy đủ: tất cả những loại bệnh lý nguy hiểm phù hợp với lứa tuổi bằng các loại vắc xin sẵn có, giúp cơ thẻ được bảo vệ tốt nhất trong suốt mùa nắng nóng này.
Việt Lâm
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, một số bệnh truyền nhiễm (BTN) như: sốt xuất huyết, tay chân miệng, bạch hầu... đã xuất hiện ở một số tỉnh phía Bắc, tiềm ẩn nguy cơ xâm nhập địa bàn tỉnh và lan rộng nếu không được giám sát, phát hiện và xử trí kịp thời. Cùng với đó, nhu cầu giao thương, du lịch của người dân lớn. Các hoạt động tập trung dịp đầu năm học và Tết Trung thu… có thể làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm và bùng phát các dịch BTN trong cộng đồng.
Tỉnh Hà Giang và Điện Biên đã ghi nhận 3 ca tử vong do bệnh bạch hầu. Trước tình hình bệnh bạch hầu diễn biến phức tạp, ngày 18/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đã có văn bản gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; y tế các bộ, ngành về việc tăng cường công tác chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu.
(HBĐT) - Ngày 18/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh phối hợp với tổ chức Orbis họp khởi động Dự án "Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ khúc xạ và kính mắt chất lượng tại huyện Lương Sơn và Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình” do tổ chức Osbis viện trợ.
Ngày An toàn người bệnh thế giới (17/9) năm 2023 được Tổ chức Y tế thế giới đưa ra chủ đề là "Người bệnh tham gia để bảo đảm khám, chữa bệnh an toàn” nhằm nhấn mạnh vai trò trung tâm của người bệnh, người nhà người bệnh và những người chăm sóc người bệnh trong việc bảo đảm an toàn khám, chữa bệnh. Khi người bệnh được tham gia, hiểu biết về quá trình sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh, người bệnh sẽ cảm thấy an tâm và hoạt động khám, chữa bệnh cũng vì thế được an toàn hơn.
(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Hoàng Diệu, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh khẳng định: Thời gian qua, cùng với không ngừng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB) cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh, BVĐK tỉnh luôn chú trọng công tác xã hội, từ thiện. Từ các hoạt động hỗ trợ người dân, đặc biệt là người bệnh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng KCB, hướng tới sự hài lòng của người dân.
Lãnh đạo BHXH Việt Nam chỉ đạo hỗ trợ và tập trung tạo mọi điều kiện tốt nhất đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội