Chị Bùi Như Phong, tiểu khu 4, thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn)  chăm sóc mô hình sản xuất  thực phẩm sạch.

Chị Bùi Như Phong, tiểu khu 4, thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) chăm sóc mô hình sản xuất thực phẩm sạch.

(HBĐT) - Thực phẩm bẩn đã và đang trở thành vấn nạn và tỉnh ta không phải là ngoại lệ. Bằng mắt thường khó có thể phân biệt đâu là thực phẩm bẩn, đâu là thực phẩm được nuôi trồng, bảo quản bằng hoá chất, bởi vậy, ngày càng có nhiều người dân tìm cách tránh thực phẩm bẩn.

 

Trào lưu tự cung, tự cấp, thực phẩm

 

Việc này đang trở thành trào lưu, ở chốn đô thị. Nhà ống nhưng có khoảng không gian ban công thoáng, rộng, trước đây, chị Phương, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) thường sử dụng không gian này vào việc trồng hoa, cây cảnh. Nay bên cạnh nhưng bồn hoa, chậu cảnh ấy còn có hàng chục chiếc thùng xốp to nhỏ được xếp gọn gàng để trồng rau. Hai vợ chồng cùng là công chức Nhà nước, khi được về nghỉ chế độ, việc đầu tiên mà vợ chồng bà Vân, phường Phương Lâm làm là quy hoạch lại khoảnh vườn để vừa trồng rau, vừa chăn nuôi lợn, gà. Thay vì đi bộ, đạp xe  2 tiếng đồng hồ vào buổi sáng, nay vợ chồng bà Vân chia đều: 1 tiếng đồng hồ để tập thể dục và khoảng một tiếng rưỡi để chăm sóc  lợn gà, vườn tược. Công việc này được lặp lại vào buổi chiều. “Đôi lúc cũng thấy mệt nhưng vui vì hợp với lứa tuổi. Điều quan trọng hơn cả là mình tự túc được nguồn thực phẩm sạch cho gia đình, chứ giờ nhìn đâu cũng thấy thực phẩm  bẩn, ăn cũng thấy lo” - Bà Vân tâm sự.

 

Nở rộ phong trào kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ

 

Một ngày đẹp trời, tôi nhận cuộc gọi của một người bạn đã nhiều năm  không gặp.  Sau hồi vồn vã với những câu chuyện xã giao, cô bạn đi thẳng vào vấn đề: “Giờ tôi kiêm thêm việc buôn bán hàng nông  sản bạn ạ. Rau, quả, lợn, gà, măng, miến, mật ong... từ quê mình cả! Mới thôi nhưng cũng đã chiếm lĩnh được thị trường Hà Nội. Ngặt nỗi, chưa có giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, chế biến, bảo quản và kinh doanh...”  và tôi được cô bạn nhờ giúp là tìm đến cơ quan có chức năng của tỉnh thẩm định, cấp phép cho sản xuất, đồng thời chứng nhận đạt tiêu chuẩn thực phẩm an toàn.  Theo đề xuất của cô bạn, tôi sắp xếp lịch hẹn và cùng cô tìm đến Chi cục quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản thuộc Sở NN&PTNT.  Tại đây, chúng tôi được hướng dẫn làm hồ sơ, thủ tục để tiến hành kiểm tra làm cơ sở cho việc công nhận đảm bảo điều kiện chất lượng, điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đạt quy chuẩn quốc gia và quy chuẩn của địa phương đối với cơ sở chăn nuôi, trồng trọt, sơ chế, chế biến, bảo quản.

 

Đồng chí Nguyễn Hữu Tài, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản cho biết: Thời gian gần đây có nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể tìm đến trung tâm để làm quy trình cấp giấy chứng nhận đạt điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ sở trồng trọt, chăn nuôi đạt quy chuẩn... đó là điều đáng mừng trong bối cảnh thực phẩm bẩn đang được bán tràn lan như hiện nay.

 

Đến với Hội chợ xuân Hòa Bình năm 2016 (khu vực bờ trái sông Đà), tôi đã dăm, bảy lần đến gian hàng sản phẩm rau hữu cơ của huyện Lương Sơn để chờ mua được vài kg rau, quả. Dẫu về cảm quan không được bắt mắt nhưng tôi và nhiều người nội trợ khác của TP Hoà Bình biết là thực phẩm an toàn, bởi vậy, hàng chuyển đến bao nhiêu được bán hết bấy nhiêu. Chị Nguyễn Thị Thùy Dung, nhóm trưởng nhóm rau hữu cơ thôn Đầm Đa, xã Hợp Hòa ( Lương Sơn) xởi lởi: Chúng tôi mang hàng đến hội chợ để giới thiệu sản phẩm với bà con tỉnh nhà. Trên thực tế, thời điểm này chúng tôi khan hàng bởi sản phẩm rau an toàn được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc gia về sản xuất, chế biến sản phẩm hữu cơ (10TCN-602-2006); tiêu chuẩn hữu cơ PGS, sản phẩm làm ra đến đâu được đưa vào các siêu thị của Hà Nội đến đó.

 

Bằng sự quan sát cuộc sống hàng ngày có thể thấy, người dân ở nơi phố thị đang dành mối quan tâm lớn cho việc tìm kiếm nguồn thực phẩm sạch, rõ hơn là “né” thực phẩm bẩn. Mất thời gian, tăng chi phí... và nhiều điều khác nữa nhưng đó là việc mà nhiều người nghĩ nên làm và quyết tâm làm để tuyên chiến với thực phẩm bẩn, bảo đảm sự an toàn trong mỗi bữa ăn hàng ngày.          

 

       

                                                                    Thúy Hằng

 

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục