(HBĐT) - Giữa bạt ngàn mộ của Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn và Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Đường 9, chúng tôi đã tìm đến các phần mộ của những người con đất Hòa Bình. Hiện nay, tại Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn có 85 phần mộ liệt sỹ của tỉnh, tại Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Đường 9 có 295 phần mộ liệt sỹ tỉnh Hà Sơn Bình. Các anh yên nghỉ bên đồng đội, từng đoàn người vẫn nối dài về thăm các anh.


Mộ phần các liệt sỹ tỉnh Hòa Bình tại Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Đường 9 được xây dựng kiên cố, trang trọng.ảnh: P.V

 

Tự hào những chiến sỹ trẻ quê hương Hòa Bình 

Khu vực phần mộ của các liệt sỹ tỉnh Hòa Bình nằm gần Đài tượng niệm trung tâm. Các phần mộ liệt sỹ đều đã được xây dựng, ốp đá kiên cố. Đặc biệt, khu vực Đài tưởng niệm liệt sỹ tỉnh Hòa Bình mới được tỉnh ta đầu tư hơn 2 tỷ đồng mở rộng, xây mới tạo nên sự trang trọng. 

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo chăm sóc người có công tỉnh khẳng định: Những năm qua, thực hiện công tác "Đền ơn, đáp nghĩa”, tỉnh ta đã liên hệ với các tỉnh, quản trang các nghĩa trang liệt sỹ để cung cấp thông tin, tìm kiếm mộ liệt sỹ cũng như chăm sóc các phần mộ liệt sỹ. Hiện nay, các phần mộ của liệt sỹ Hòa Bình tại Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn và Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Đường 9 đều đã được tu sửa khang trang. Tuy chặng đường từ Hòa Bình vào Quảng Trị khá xa nhưng tỉnh luôn hết sức quan tâm, hàng năm tỉnh vẫn thăm viếng; dịp 27/7 đều tổ chức đoàn công tác vào đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm các liệt sỹ. Ngoài ra, các ngành, địa phương đã tổ chức cho cán bộ, nhân dân, gia đình liệt sỹ và người có công vào thăm viếng nghĩa trang. Do đó, mặc dù xa quê hương nhưng các anh luôn được quan tâm, hương khói. 

Theo danh sách mộ tại Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn, 6 huyện có liệt sỹ đang được an táng tại đây bao gồm: Yên Thủy, Tân Lạc, Mai Châu, Lạc Sơn, Lương Sơn. Trong đó, nhiều nhất là huyện Lạc Sơn với 19 liệt sỹ. Đa phần các anh hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ. Nhiều liệt sỹ mới 19 tuổi như binh nhất Bùi Văn Hịch (xã Miền Đồi, huyện Lạc Sơn), binh nhất Bùi Văn Neo (xã Thượng Cốc)… Phổ biến nhất là ở lứa tuổi 24, 25. Những thanh niên tuổi đời đang phơi phới đã hăng hái lên đường, chia tay gia đình và người thân, chia tay đất Mường để tiến thân vào cuộc chiến không tiếc tuổi xuân và tính mạng. Thời gian các anh hy sinh chủ yếu diễn ra trong giai đoạn chiến tranh ác liệt nhất đó là từ năm 1969 - 1974. 

Tại Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Đường 9, hiện có 295 phần mộ của liệt sỹ Hà Sơn Bình (nay là Hòa Bình và Hà Nội). Khu vực phần mộ của liệt sỹ Hà Sơn Bình nằm gần đỉnh đồi trung tâm, cạnh đường đi. Tất cả các phần mộ đều cùng quay về một hướng với tầm nhìn xa, thoáng đãng. 

Thắp nén hương cho các đồng đội, đại tá Tạ Phương Đông, Phó Chủ tịch Hội CCB tỉnh xúc động: Dưới những nấm mộ kia là các đồng đội tôi nằm đó. Tôi may mắn hơn các anh khi sống sót trở về. Nhưng nhiều năm nay, vào dịp 27/7 hoặc nếu có cơ hội tôi đều về thăm các anh. Bao nhiêu năm đã trôi qua nhưng lần nào về đây cũng xúc động, xót xa và thương nhớ. 

Nước mắt mùa tri ân 

Trong những ngày dâng hương tưởng niệm, thăm viếng tại 2 Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia, chúng tôi đã gặp nối tiếp những dòng người từ địa đầu Tổ quốc Hà Giang cho đến mũi Cà Mau xa xôi vượt hàng nghìn cây số về Quảng Trị. Nghẹn ngào xúc động, nước mắt rưng rưng, dòng người viếng thăm các anh cứ nối dài. 

Theo số liệu thống kê của Ban Quản lý Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn, mỗi năm, nghĩa trang đón khoảng hơn 4 triệu lượt người đến thăm viếng. Trong đó có nhiều đoàn, nhiều cơ quan, địa phương, hộ gia đình năm nào cũng đến thăm viếng, nhất là vào dịp tháng 7. 

Đứng giữa các nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia, dường như ai trong chúng ta cũng có chung cảm giác, thấy mình quá nhỏ bé trước sự hy sinh lớn lao của các anh hùng liệt sỹ. Hôm nay, trong những ngày tháng 7 ân tình, dòng người nối dài về thăm các anh. Chiến tranh đã lùi xa nhưng nỗi đau mất mát chưa bao giờ phai nhạt. Thật xót xa khi chứng kiến hình ảnh những người mẹ, người vợ, người con, đồng đội… sụp xuống bên cạnh các nấm mộ khóc thương. Những câu chuyện tâm linh nhưng cũng đầy xót xa về cây bồ đề thiêng, về mạch nước ngầm tự phun ở hồ phía trước tượng đài, về những linh hồn trẻ vương vấn nhân gian nên gửi vào gió tiếng cười đùa, gọi nhau dậy thể dục buổi sáng hay những bát hương bùng cháy giữa cơn mưa. Những câu chuyện linh thiêng đầy nhân bản ấy khiến chúng ta không cảm thấy sợ hãi mà chỉ càng thêm thương, thêm nhớ các anh, các chị. Dường như các anh, các chị vẫn ở đâu đây. 

Tại Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn, chúng tôi đã gặp đoàn các bạn trẻ huyện Tân Lạc đến viếng mộ. Trò chuyện với chúng tôi, bạn Bùi Văn Hùng, thị trấn Mường Khến, huyện Tân Lạc chia sẻ cảm xúc: Lần đầu tiên được đến nghĩa trang Trường Sơn, chúng tôi thực sự bị choáng ngợp bởi nhiều mộ quá, mất mát nhiều quá, hy sinh nhiều quá! Nhưng cùng với sự đau thương xót xa, đó là cảm giác tự hào. Đau thương mất mát như vậy nhưng các thế hệ cha anh vẫn dùng máu để viết đơn xin lên đường tòng quân đánh giặc. Tinh thần ấy, ý chí ấy khiến thế hệ trẻ hôm nay hết sức khâm phục và tự hào. Đó là sự hy sinh ý nghĩa, lớn lao, vì Tổ quốc. Các thế hệ hôm nay mãi biết ơn công lao to lớn, sự hy sinh của các anh cho đất nước.

Đặt lên mộ những bông hoa trắng, thắp những nén hương thơm, nhẹ chân bước để các anh, các chị ngon giấc, đất nước mãi nhớ thương và tự hào vì có các anh, các chị!

(Còn nữa)

Dương Liễu

Bài 3: Thành cổ - nghĩa trang không nấm mồ


Các tin khác


Ghi dấu những năm tháng chiến đấu trên đất nước Triệu Voi

(HBĐT) - Bác Nguyễn Văn Nhàn, nguyên trưởng Ban liên lạc quân tình nguyện Việt Nam chiến đấu tại Lào, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Lào chia sẻ: Mỗi hội viên, chiến sĩ từng chiến đấu trên đất nước Triệu Voi đều lưu trong lòng những ký ức đẹp về tình quân dân Việt - Lào anh em. Mỗi kỷ niệm đều nâng bước anh em hội viên có thêm động lực, phấn đấu đóng góp hơn nữa để củng cố thêm tình hữu nghị bền vững.

Nước mắt rơi trên đống của

(HBĐT) - Đang cấy lúa thì nhận được tin báo từ cậu con trai: toàn bộ số cá lồng trị giá hàng trăm triệu đồng của gia đình đã chết trắng. Chị Nguyễn Thị Mùi ở thôn Tân Thành xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) ngồi bệt xuống đất. Những giọt nước mắt cứ thế tuôn trên khuôn mặt của người đàn bà khắc khổ...

Xung quanh vụ án 8 bệnh nhân chạy thận tử vong tại BVĐK tỉnh

(HBĐT) - Nguyên nhân và hành vi tội phạm của các bị can trong vụ án vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác xảy ra ngày 29/5/2017 tại BVĐK tỉnh là vấn đề được dư luận hết sức quan tâm, nhất là 8 gia đình có người thân tử vong trong sự cố y khoa nghiêm trọng này. Bên cạnh đó, còn có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh việc Cơ quan CSĐT CA tỉnh khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam đối với bác sỹ Hoàng Công Lương, Đơn nguyên Thận nhân tạo, Khoa hồi sức tích cực - BVĐK tỉnh phục vụ công tác điều tra. Để làm rõ những vấn đề liên quan đến vụ án này.

Vì sao người dân xóm Rụt không cho Công ty THT tiếp tục hoạt động?


(HBĐT) - Dù cho cấp uỷ, chính quyền địa phương, các ngành chức năng của tỉnh, huyện có công văn chỉ đạo. Thậm chí lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện đã trực tiếp đối thoại với người dân nhưng cho đến nay, người dân xóm Rụt (xã Tân Vinh - Lương Sơn) vẫn giữ nguyên quan điểm không đồng ý cho Công ty CP khai thác khoáng sản THT (sau đây gọi tắt là Công ty THT) hoạt động dù Công ty đã chủ động khắc phục sự cố về môi trường, thậm chí cắt giảm, chuyển đổi dây chuyền sản xuất, cam kết không gây ảnh hưởng đến môi trường...

Người dân xã Hợp Thịnh bức xúc trước tình trạng khai thác cát rầm rộ

(HBĐT) - Chiều ngày 19/5, hàng trăm người dân xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) đã tập trung tại UBND xã và nhà văn hóa xóm Tân Lập, ra bờ sông Đà để phản đối tình trạng khai thác cát rầm rộ diễn ra từ tháng 4 đến nay. Lý giải của người dân là quá bức xúc trước “đại công trường” khai thác cát trên sông Đà với mức độ quá lớn làm đảo lộn cuộc sống và đã kiến nghị lên cấp trên nhưng không chuyển biến.

Phú Quốc, biển gọi...

(HBĐT) - Từ trên cao nhìn xuống, huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang) hiện dần xanh thẫm trong “vòng tay” của biển cả và rừng xanh. Sân bay quốc tế Phú Quốc đã có một diện mạo mới: gần gũi, tiện nghi và hiện đại hơn. Tìm lại góc chụp ảnh lưu niệm cách đây 8 năm cũng tại sân bay này thật khó…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục