(HBĐT) - Dù cho cấp uỷ, chính quyền địa phương, các ngành chức năng của tỉnh, huyện có công văn chỉ đạo. Thậm chí lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện đã trực tiếp đối thoại với người dân nhưng cho đến nay, người dân xóm Rụt (xã Tân Vinh - Lương Sơn) vẫn giữ nguyên quan điểm không đồng ý cho Công ty CP khai thác khoáng sản THT (sau đây gọi tắt là Công ty THT) hoạt động dù Công ty đã chủ động khắc phục sự cố về môi trường, thậm chí cắt giảm, chuyển đổi dây chuyền sản xuất, cam kết không gây ảnh hưởng đến môi trường...


Cắt giảm dây chuyền sản xuất...

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Hoàng Duy Bảo, Trưởng Công an xã Tân Vinh thừa nhận việc người dân xóm Rụt đổ đất, đá, ngăn cản Nhà máy chế biến tinh luyện quặng đa kim của Công ty THT đóng trên địa bàn xã là có thật. Việc người dân ngăn cản không cho nhà máy tiếp tục hoạt động diễn ra từ lâu. Dù cho cấp uỷ, chính quyền địa phương đã nhiều lần tuyên truyền, vận động nhưng người dân vẫn không chấp hành. Mới đây nhất vào ngày 12/6/2017, UBND huyện Lương Sơn đã tổ chức hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo Sở TN&MT, Thanh tra tỉnh, Ban Tiếp công dân tỉnh, Chi cục Bảo vệ môi trường, Phòng Cảnh sát môi trường (PC49); lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện cùng các phòng, ban chuyên môn và lãnh đạo Công ty THT với các hộ dân xóm Rụt, xã Tân Vinh để nghe phản ánh và giải quyết những kiến nghị của người dân. Đồng thời đề nghị người dân tạo điều kiện để Nhà máy tiếp tục đi vào hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, sau cuộc đối thoại, đến ngày 20/6/2017, người dân xóm Rụt tiếp tục ngăn cản, không cho Nhà máy hoạt động.


Người dân xóm Rụt, xã Tân Vinh (Lương Sơn) đổ đất, đá làm cho Nhà máy chế biến tinh quặng của Công ty THT phải ngừng hoạt động trong một thời gian dài.

Trao đổi với chúng tôi, ông Đinh Tuấn Anh, Giám đốc Công ty THT cho biết: Nhà máy chế biến quặng đa kim của Công ty được UBND tỉnh cấp phép đầu tư xây dựng từ năm 2007. Sau đó, Công ty đã triển khai xây dựng, đến cuối năm 2009 vận hành thử nghiệm hoạt động dây chuyền, máy móc tuyển quặng. Tuy nhiên đến tháng 9/2011, Nhà máy buộc phải dừng hoạt động vì sự cố tràn nước thải ra môi trường, gây chết cá trước ao của Công ty. Tuy đang trong quá trình ngừng hoạt động, ngày 23/6/2013, tại ao cá của Công ty lại xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt. Kết quả kiểm tra cho thấy, các chỉ tiêu yêu cầu kiểm tra trong hoạt động sản xuất của Nhà máy đều dưới mức cho phép. Chỉ có duy nhất chỉ tiêu DDT (thuốc trừ sâu) vượt 450 lần ở mẫu nước lấy ngày 24/6/2013 và vượt 150 lần ở mẫu lấy ngày 30/9/2013 so với chỉ tiêu cho phép. Trong kết luận của Sở TN&MT đã khẳng định hàm lượng DDT không phát sinh trong quá trình sản xuất của Nhà máy nói riêng và trong công nghiệp luyện kim nói chung. Trước sự việc trên, một số người dân xóm Rụt đã đổ đất, đá, rào đường, ngăn cản hoạt động của Nhà máy. Dù cho UBND tỉnh, lãnh đạo Huyện uỷ, UBND huyện Lương Sơn có văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh, huyện tiến hành giải toả để Nhà máy tiếp tục đi vào hoạt động nhưng người dân vẫn ngăn cản, không cho nhà mày hoạt động. Trước đó (tháng 9/2015), cấp uỷ, chính quyền địa phương và Công ty đã vận động người dân để cho Công ty tiến hành vệ sinh công nghiệp, thực hiện các yêu cầu về khắc phục sự cố môi trường. Cùng với đó, trước nhu cầu kinh doanh của Công ty và yêu cầu của người dân, năm 2016, Công ty đã phải cắt giảm dây chuyền sản xuất tinh luyện quặng bằng phương pháp hoá học để chuyển sang lắp đặt dây chuyền tuyển quặng bằng phương pháp trọng lực. Sử dụng bàn đãi gằn và nước tự nhiên để làm giàu quặng, không sử dụng hóa chất để tuyển quặng và được các ngành chức năng của tỉnh, huyện xem xét đồng ý cho Công ty tiếp tục hoạt động. Tuy nhiên, việc hoạt động của Công ty vẫn không nhận được sự đồng thuận của một số hộ dân.

... Người dân không muốn doanh nghiệp hoạt động

Đó chính là quan điểm chung của một số hộ dân ở xóm Rụt. Trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Hình ở đội 4 cho rằng: Hoạt động của Nhà máy tinh luyện quặng đa kim của Công ty THT đặt tại địa bàn xóm trong quá trình hoạt động đã gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân. Do vậy, chúng tôi đề nghị cấp có thẩm quyền di dời Nhà máy ra khỏi địa bàn, trả lại hiện trạng môi trường trong sạch như ban đầu cho người dân.

ông Hoàng Văn Liên đại diện cho các hộ dân thì cho rằng: Quá trình hoạt động của Công ty THT trên địa bàn xóm đã gây ô nhiễm môi trường làm cho người dân bức xúc. Do vậy, quan điểm của người dân hiện nay là kiên quyết phản đối, không cho Nhà máy hoạt động ở đây. Ngày 12/6/2017, tỉnh, huyện về họp, đối thoại với nhân dân nhưng nhân dân cũng quyết tâm không cho nhà máy hoạt động dù dưới bất kỳ hình thức sản xuất nào. Bởi chúng tôi thấy, dù làm dưới hình thức nào thì nhà máy vẫn gây ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân.

Tuy vậy, trong đơn kiến nghị gửi các cơ quan quản lý Nhà nước, tập thể Công nhân Công ty THT gồm 100% là người dân xóm Rụt đã nêu rõ: Hoạt động của Nhà máy không gây ảnh hưởng đến người dân xung quanh. Kiến nghị các cơ quan quản lý Nhà nước tiếp tục cho Nhà máy được đi vào hoạt động liên tục. Vì trong quá trình hoạt động, Công ty đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động.

Về phía lãnh đạo UBND huyện Lương Sơn, trong cuộc tiếp xúc, đối thoại với người dân xóm Rụt, đồng chí Nguyễn Vũ Chi, Chủ tịch UBND huyện đã nhấn mạnh: Mong người dân bình tĩnh cùng chính quyền địa phương bàn biện pháp giải quyết vụ việc một cách thấu tình, đạt lý. Nhân dân xóm Rụt tạo điều kiện cho Công ty sản xuất thử nghiệm 15 ngày, dưới sự giám sát chặt chẽ của ngành chức năng và đại diện người dân xóm Rụt. Nếu việc hoạt động của Công ty không đảm bảo, ảnh hưởng đến môi trường, huyện sẽ có văn bản đề nghị UBND tỉnh xem xét giải quyết thấu đáo nguyện vọng của người dân.

Về phía UBND tỉnh, tại Công văn số 1685/VPUBND-NNTN về giải quyết dứt điểm việc cản trở Nhà máy chế biến tinh quặng đa kim của Công ty THT, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh đã có ý kiến chỉ đạo UBND huyện Lương Sơn, các ngành chức năng, UBND xã Tân Vinh, Chi bộ, Ban quản lý xóm Rụt tuyên truyền, vận động công dân chấp hành quy định của pháp luật về đầu tư, đất đai, môi trường, khiếu nại, tố cáo... để nhân dân không cản trở hoạt động của nhà máy. Trường hợp công dân không chấp hành, tiếp tục có hành vi tụ tập, cản trở hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, UBND huyện cần chủ động xây dựng phương án tổ chức cưỡng chế, giải toả và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Mời UBND xã Tân Vinh, xóm Rụt và đại diện người dân giám sát chặt chẽ việc chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động để người dân biết, cùng tham gia giám sát. Yêu cầu Công ty THT có trách nhiệm phối hợp với UBND huyện, cấp uỷ, chính quyền xã, xóm và cơ quan chức năng vận động, tuyên truyền, đối thoại với nhân dân về các nội dung kiến nghị, phản ánh của công dân; chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; tạo điều kiện để các cơ quan chức năng, chính quyền các cấp và đại diện nhân dân tham gia giám sát việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động của nhà máy.

Dù có sự chỉ đạo sát sao của các ngành, các cấp từ tỉnh, đến huyện nhưng cho đến nay, một bộ phận người dân xóm Rụt vẫn giữ nguyên quan điểm, kiên quyết đề nghị cấp có thẩm quyền di dời nhà máy tuyển quặng của Công ty THT ra khỏi địa bàn. Vấn đề này, theo đồng chí Hoàng Duy Bảo, Trưởng Công an xã Tân Vinh: Việc tập trung, ngăn cản Công ty THT hoạt động khi Công ty đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về đảm bảo môi trường theo quy định của người dân xóm Rụt là việc làm trái pháp luật. Chúng tôi sẽ tuyên truyền, kiên trì đối thoại cho người dân hiểu rõ và tự nguyện di dời các vật cản để Công ty trở lại hoạt động bình thường. Bởi Công ty hoạt động ổn định cũng mang lại lợi ích nhất định trong phát triển KT-XH địa phương.

                                                                                 P.V


Các tin khác


Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục