(HBĐT) - Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, huyện Lương Sơn đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành chức năng và chủ đầu tư (CĐT) tập trung giải phóng mặt bằng (GPMB) khu công nghiệp (KCN) Nhuận Trạch. Mục tiêu phấn đấu là khởi công KCN trong quý III/2023 nhằm kịp thời đón làn sóng đầu tư trong và ngoài nước.





Lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Lương Sơn thăm hỏi, động viên các hộ dân trong diện bồi thường, giải phóng mặt bằng Dự án KCN Nhuận Trạch.

Tập trung giải phóng mặt bằng

Có mặt tại trụ sở của CĐT dự án KCN Nhuận Trạch, ấn tượng đầu tiên là bảng phấn đấu tiến độ GPMB liên quan đến dự án được tính bằng ngày treo ngay tại trung tâm văn phòng, nơi làm việc của   đội ngũ nhân sự Công ty TNHH Hòa Phú - Hòa Bình. Điều đó cho thấy sự quyết tâm, dồn sức cho ngày khởi công của CĐT dự án. 

Tại hiện trường dự án, chị Hoàng Thị Hoa, thôn Giếng Êm, xã Nhuận Trach cho biết, chị và người dân trong khu vực rất vui mừng khi dự án KCN được triển khai sẽ giúp giải quyết việc làm, kéo theo đó là sự phát triển mạnh mẽ về đời sống xã hội của người dân trong tương lai. 

Đồng chí Bùi Quang Toàn, Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện Lương Sơn có mặt tại khu vực dự án đã cảm ơn và biểu dương nhiều hộ gia đình đã kịp thời nhận tiền đền bù, tạo điều kiện cho dự án sớm được triển khai. Đồng chí Bí thư Huyện ủy giải đáp những vướng mắc của một số gia đình trong diện đền bù GPMB trên tinh thần công tác GPMB không những được huyện Lương Sơn mà Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm, đảm bảo lợi ích cho nhân dân nhưng tuyệt đối phải tuân thủ đúng pháp luật hiện hành.

Được biết, quá trình GPMB dự án KCN Nhuận Trạch được triển khai rất quyết liệt với cả hệ thống chính trị vào cuộc, cùng sự ủng hộ cao của người dân. Thậm chí vào những ngày cận kề Tết Nguyên đán vừa qua, nhiều hộ vẫn đến nhận tiền đền bù. Có gia đình được nhận từ vài trăm triệu đến cả tỷ đồng. Đây là số tiền lớn đối với nhiều hộ, chính vì vậy chính quyền địa phương tập trung tuyên truyền để người dân không mua sắm, chi tiêu lãng phí, có kế hoạch đảm bảo cuộc sống ổn định lâu dài.

Tiến độ cụ thể

Thống kê từ CĐT về tình hình triển khai thực hiện dự án, trong công tác GPMB đợt 1 với diện tích 34,5 ha: Ngày 1/11/2022, UBND huyện Lương Sơn có quyết định thu hồi đất với diện tích 34,5 ha tại xã Nhuận Trạch và thực hiện hoàn thành chi trả tiền đối với phần diện tích 33,8 ha. Hiện nay còn lại một phần diện tích đất ở, chờ sau khi UBND huyện thực hiện xong dự án tái định cư cho các hộ bị thu hồi đất, CĐT sẽ tiếp tục chi trả phần diện tích đất này. 

Đợt 2 GPMB với diện tích 76,5 ha: Ngày 9/11/2022, UBND huyện Lương Sơn có Thông báo số 144/TB-UBND về việc thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Nhuận Trạch. Theo đó đã hoàn thành công tác kê khai, kê kiểm và công khai phương án bồi thường, hỗ trợ đối với phần diện tích 76,5 ha, trong đó diện tích các hộ đồng ý với phương án công khai là 53,43 ha, UBND huyện Lương Sơn đã có quyết định thu hồi đất với diện tích này và đã hoàn thành chi trả tiền đối với 52,79 ha/53,43 ha tại xã Nhuận Trạch. Diện tích đất còn lại của đợt 2 đang trong giai đoạn kiểm đếm tài sản của người dân và lên phương án đền bù. 

Với đợt 3 GPMB diện tích 102,68 ha: Trên địa bàn xã Nhuận Trạch và xã Cư Yên, CĐT đang hoàn thiện bản đồ để gửi Phòng TN&MT tham mưu UBND huyện ban hành Thông báo thu hồi, kế hoạch thu hồi đất và quyết định giá đất cụ thể để Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện triển khai thực hiện công tác GPMB đối với dự án. 

Kịp thời tháo gỡ những vướng mắc

Theo ông Lưu Quốc Khánh, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hòa Phú – Hòa Bình, thời gian tới, đơn vị tiếp tục phối hợp với UBND huyện Lương Sơn, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện và các cơ quan liên quan hoàn thành công tác GPMB đối với diện tích còn lại của 2 xã Nhuận Trạch, Cư Yên theo quy định. Phấn đấu trong quý III tới sẽ triển khai đầu tư hạ tầng để sớm tiếp nhận nhà đầu tư vào xây dựng nhà xưởng, triển khai hoạt động sản xuất.

Cũng theo ông Lưu Quốc Khánh, hiện nay, công tác GPMB của dự án gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tiến độ thực hiện dự án chậm hơn so với kế hoạch đề ra. Cụ thể, đối với diện tích đền bù GPMB, diện tích đất sản xuất thực tế sai lệch nhiều so với diện tích đã được giao trên sổ đỏ, do một số hộ đã hiến đất làm đường, nhà văn hóa, kênh mương... dẫn đến diện tích giảm nhiều so với sổ đỏ nên khi thực hiện đền bù không nhận được sự đồng thuận của các hộ. Mặt khác, dự án nhà ở tái định cư cho các hộ có đất thổ cư đang sinh sống trong khu vực dự án chưa hoàn thành. Do đó, triển khai thu hồi đất đối với phần diện tích này chưa có cơ sở thực hiện.

Để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án đã đề ra, Công ty TNHH Hòa Phú - Hòa Bình đề nghị Ban Quản lý các KCN xem xét, có ý kiến với UBND tỉnh chỉ đạo, đôn đốc các sở, ban ngành, UBND huyện Lương Sơn, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện và các cơ quan có liên quan đẩy nhanh công tác thẩm định, phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của huyện Lương Sơn; cập nhật quy hoạch dự án KCN Nhuận Trạch vào quy hoạch sử dụng đất (điều chỉnh) thời kỳ 2021-2030 huyện Lương Sơn; đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng dự án tái định cư cho các hộ dân có đất ở đang sinh sống trong khu vực dự án, làm cơ sở để thực hiện GPMB đối với phần diện tích đất ở này theo quy định của pháp luật. 

Địa phương sớm có phương án giải quyết cụ thể đối với các hộ đã hiến đất làm các công trình công cộng. Đẩy nhanh tiến độ GPMB cho dự án; thực hiện giao đất cho CĐT đối với phần diện tích đã GPMB xong, để CĐT xây dựng dự án theo quy định. Đẩy nhanh công tác lập, thẩm định, phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 xã Nhuận Trạch và đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 xã Cư Yên...

(Còn nữa)

Hồng Trung


Các tin khác


Huyện Tân Lạc - gian nan hành trình thu nhận hồ sơ cấp căn cước công dân nơi “cổng trời”

(HBĐT) - Chỉ nhác thấy bóng dáng người lạ, một bóng người lao vụt qua cửa, thoáng chốc đã mất dạng phía rừng xa... Nếu không được tận mắt chứng kiến, có lẽ chúng tôi cũng không thể tưởng tượng được những gian nan trên hành trình thu nhận hồ sơ làm căn cước công dân (CCCD) cho những người yếu thế, có bệnh tâm thần của lực lượng Công an ở nơi "cổng trời” của huyện Tân Lạc.

Bài 2 - Nhận diện những nút thắt phát triển hạ tầng công nghiệp

(HBĐT) - Định hướng quy hoạch, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp là đúng đắn. Tuy nhiên, quá trình triển khai phát triển hạ tầng công nghiệp còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

Bài 1 - Hiệu quả thu hút đầu tư phát triển công nghiệp

(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra mục tiêu đến năm 2025, diện tích đất các khu, cụm công nghiệp (CCN) chiếm 1% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, tương đương với 4.600 ha. Để thực hiện mục tiêu này, Tỉnh ủy đã ban hành Đề án số 07-ĐA/TU, ngày 1/11/2021 về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, cùng với Đề án số 02 về phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại gắn với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững. Theo đó tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, huy động các nguồn lực phát triển hạ tầng công nghiệp, thu hút đầu tư, tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững.

Bài 1- Diện mạo mới đô thị trung tâm tỉnh

(HBĐT) - Đại hội Đảng bộ thành phố Hòa Bình (TPHB) lần thứ II, nhiệm kỳ 2020 - 2025 thống nhất mục tiêu phấn đấu hoàn thành các tiêu chí xây dựng thành phố trở thành đô thị loại II trước năm 2025. Sau nửa nhiệm kỳ, diện mạo đô thị trung tâm tỉnh đã có những nét mới, khang trang, sáng đẹp, văn minh hơn.

Bài 2- Tập trung giải pháp tiếp tục cải thiện chỉ số cải cách hành chính

(HBĐT) - Năm 2022, chỉ số cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh tuy tăng 2 bậc so với năm 2021, tăng 30 bậc so với năm 2020, nhưng điểm số lại giảm do việc điều chỉnh các nội dung và thang điểm đánh giá của một số tiêu chí, tiêu chí thành phần. Với tinh thần thẳng thắn nhìn vào những tồn tại, hạn chế, Ban chỉ đạo (BCĐ) CCHC tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai các nhiệm vụ, giải pháp để duy trì và cải thiện chỉ số CCHC năm 2023 cũng như các năm tiếp theo. 

Nâng cao chỉ số cải cách hành chính - hướng tới sự hài lòng của người dân và tổ chức

(HBĐT) - Năm 2022, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC). Với sự quyết tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác này đã có chuyển biến tích cực. Chỉ số CCHC (Par Index) của tỉnh tăng 2 bậc so với năm 2021. Với tinh thần đánh giá đúng kết quả đạt được, đi sâu những tồn tại, hạn chế, tỉnh đang tập trung các giải pháp duy trì, nâng cao chỉ số CCHC năm 2023 và các năm tiếp theo. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục