(HBĐT) - Những kết quả đạt được trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN,TC) của tỉnh trong nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ (ĐHĐB) các cấp tuy chỉ là chặng đường ngắn nhưng đây lại được xem là bước tiến dài...
Các bị cáo nguyên là cán bộ lãnh đạo xã Xuất Hóa (Lạc Sơn) bị Tòa án nhân dân tỉnh đưa ra xét xử về hành vi "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” và tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ”.
Không có vùng cấm, không có ngoại lệ
Thực tế cho thấy, nhiệm kỳ ĐHĐB tỉnh lần thứ XVII kết quả công tác đấu tranh PCTN,TC không chỉ thể hiện về số lượng vụ việc mà còn "điểm mặt, ghi tên” cả những cán bộ giữ trọng trách cao của tỉnh. Theo thống kê, từ năm 2020 đến nay, BCH Đảng bộ tỉnh, BTV Tỉnh ủy đã xem xét thi hành kỷ luật 6 đảng viên, 1 tổ chức đảng; báo cáo UBKT Trung ương đề nghị Ban Bí thư thi hành kỷ luật đối với 3 đảng viên. UBKT Tỉnh ủy đã xem xét, thi hành kỷ luật 3 tổ chức đảng, 13 đảng viên. Các cơ quan tố tụng hai cấp của tỉnh thụ lý giải quyết 19 vụ án tham nhũng, tiêu cực với 65 bị can. Xem xét, xử lý trách nhiệm 16 người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu trong PCTN,TC, trong đó có 6 người bị xử lý hình sự. Đáng nói, trong số cán bộ, đảng viên (CBĐV) bị xử lý có 1 người là Ủy viên BTV Tỉnh ủy, 2 người nguyên là Tỉnh ủy viên. Kết quả này là sự minh chứng thuyết phục cho quyết tâm rất cao của BCH Đảng bộ tỉnh, BTV Tỉnh ủy trong công tác PCTN,TC.
Về vấn đề này, đồng chí Quách Thế Ngọc, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy cho biết: Trong nửa đầu nhiệm kỳ ĐHĐB tỉnh lần thứ XVII đã thi hành kỷ luật hàng chục CBĐV thuộc diện BTV Tỉnh ủy, BTV Huyện ủy quản lý cả đương chức lẫn cán bộ nghỉ hưu và cả cán bộ trong cơ quan PCTN,TC... Đây là sự minh chứng cho quyết tâm rất cao của Đảng bộ, chính quyền các cấp trong công tác PCTN,TC với tinh thần "không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai, không chịu sức ép của bất kỳ cá nhân nào”. Điển hình là các vụ án diện Ban Chỉ đạo PCTN, TC tỉnh theo dõi chỉ đạo như vụ án "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Công ty CP đầu tư P&T và các cơ quan, tổ chức có liên quan; vụ án "Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” xảy ra tại UBND huyện Mai Châu; vụ án do Ban Nội chính Tỉnh ủy theo dõi như vụ "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại bến cảng Thung Nai (Cao Phong)...
Chặng đường ngắn - bước tiến dài
Nói về những kết quả đạt được trong công tác đấu tranh PCTN,TC, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã nhấn mạnh: Những kết quả đạt được trong công tác đấu tranh PCTN,TC của tỉnh thời gian qua tuy chỉ là một chặng đường ngắn nhưng đây lại được xem là bước tiến dài...
Trên thực tế, với tinh thần hành động quyết liệt trong đấu tranh PCTN,TC, thời gian qua, cấp ủy, tổ chức Đảng từ tỉnh đến cơ sở đã nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, kiên trì xây dựng văn hoá "liêm chính, tiết kiệm, không tham nhũng, tiêu cực” trong CBĐV, công chức, viên chức, đặc biệt là trong đội ngũ CBĐV có chức vụ. Đẩy mạnh PCTN,TC với trọng tâm là chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” trong cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng ý thức tự giác chấp hành, thực hiện nghiêm các quy định về PCTN,TC; xây dựng, thực hiện tốt quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Từ đó góp phần làm cho mỗi CBĐV luôn có ý thức thực hiện trách nhiệm nêu gương, ý thức tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, thực hiện nghiêm các quy định của Đảng về những điều đảng viên không được làm; thực hiện có hiệu quả phương châm "Cán bộ giữ cương vị càng cao càng phải tiền phong, gương mẫu”.
Cùng với đó, công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra được thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả, nhất là tự kiểm tra, giám sát nội bộ, kịp thời phát hiện, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật trong ngành, lĩnh vực mình quản lý. Xử lý nghiêm những CBĐV sai phạm, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng. Thực hiện công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị...
Ông Đặng Đức Sinh, nguyên Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh chia sẻ: CBĐV và người dân rất đồng tình với kết quả công tác PCTN,TC của tỉnh thời gian qua. Những kết quả đạt được thể hiện rõ tinh thần đấu tranh không khoan nhượng, không nể nang, né tránh. Hơn nữa, đây còn thể hiện rất rõ tinh thần "nhìn thẳng, làm thật” trong công tác PCTN,TC của tỉnh. Chúng tôi cho rằng, thời gian qua, tỉnh ta đã làm tốt công tác PCTN,TC theo đúng tinh thần chỉ đạo của BCH Trung ương Đảng và của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với phương châm "đã kiên quyết rồi, phải kiên quyết hơn nữa, quyết liệt rồi, phải quyết liệt hơn nữa”. Mong rằng công tác này sẽ tiếp tục phát huy mạnh mẽ hơn nữa.
Theo đồng chí Quách Thế Ngọc, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy: Thời gian qua, chúng ta đã làm tốt công tác PCTN,TC. Từ chống tham nhũng lớn lan ra chống tham nhũng vặt; từ chống tham nhũng ở khu vực công lan sang chống tham nhũng ở khu vực tư và quyết liệt chống tham nhũng ngay trong cơ quan PCTN. Từ đó đã tạo bước chuyển biến rõ nét trong công tác PCTN,TC của tỉnh. Điều này thể hiện ở việc xử lý nghiêm minh những hành vi tham nhũng, tiêu cực; các vụ án tham nhũng, tiêu cực xảy ra trên địa bàn tỉnh được điều tra, truy tố, xét xử theo đúng quy định của pháp luật, không có oan, sai, bỏ lọt tội phạm, nhưng cũng rất nhân văn, có lý, có tình, có tác dụng răn đe, cảnh tỉnh. Điển hình một số vụ án tham nhũng, tiêu cực được khởi tố, điều tra, đưa ra xét xử đã được nhân dân theo dõi, ủng hộ, như vụ án "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại UBND xã Xuất Hóa (Lạc Sơn); vụ án "Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản”, "Nhận hối lộ”, "Đưa hối lộ” và "Môi giới hối lộ” xảy ra tại Hạt Kiểm lâm huyện Lạc Sơn; vụ án "Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở GTVT. Đặc biệt hơn, chính từ sự vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt của các cơ quan chức năng trong công tác PCTN,TC đã tạo được sự đồng tình ủng hộ của quần chúng nhân dân. Từ đó phát huy được vai trò và sự tham gia hiệu quả, đắc lực của quần chúng trong công tác đấu tranh PCTN,TC thời gian qua.
(Còn nữa)
Mạnh Hùng
(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Mặc dù Chương trình giảm nghèo bền vững đạt được những kết quả đáng khích lệ nhưng tỉnh Hòa Bình còn có 1 huyện nghèo. Mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản còn cao. Số hộ nghèo giảm dần còn lại đa phần là các hộ thuộc nhóm đối tượng bảo trợ xã hội, bệnh hiểm nghèo, không có khả năng lao động... dẫn đến giảm tỷ lệ hộ nghèo trong các năm tiếp theo sẽ khó khăn, góc nhìn đa chiều trong giảm nghèo vẫn là những thách thức.
(HBĐT) - Theo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo được phê duyệt tại Quyết định số 3158/QĐ-UBND, ngày 30/12/2021 của UBND tỉnh, tỷ lệ nghèo đa chiều toàn tỉnh chiếm 26,14%, trong đó có 34.029 hộ nghèo, chiếm 15,49% số hộ toàn tỉnh. Bên cạnh mục tiêu quan trọng đưa huyện nghèo Đà Bắc thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn (ĐBKK), tỉnh khẩn trương thực hiện các chính sách, dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên toàn địa bàn.
(HBĐT) - Hầu hết các xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK), tỷ lệ hộ nghèo áp dụng chuẩn nghèo đa chiều đến năm 2022 còn khoảng 35%; điều kiện địa hình chia cắt lại nằm trong khu vực trọng điểm thiên tai, mưa lũ, sạt lở đất, huyện Đà Bắc là "vùng lõi nghèo”. Giai đoạn 2021 - 2025, nơi đây được công nhận là một trong 22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh trên cả nước theo Quyết định số 353/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách huyện nghèo, xã ĐBKK.
Bài 5 - Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp ngang tầm nhiệm vụ
(HBĐT) - Sau nửa đầu nhiệm kỳ quyết liệt thực hiện các giải pháp mang tính chiến lược, đột phá, công tác cán bộ (CB) của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực. Việc tuyển dụng đúng quy định; nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức có nhiều đổi mới theo hướng thực chất, hiệu quả căn cứ bằng sản phẩm cụ thể; luân chuyển CB được đẩy mạnh; quan tâm bổ nhiệm CB trẻ, CB nữ, CB người dân tộc thiểu số; quy hoạch CB được tiến hành đồng bộ đảm bảo số lượng, chất lượng, cơ cấu; công tác bổ nhiệm và giới thiệu CB ứng cử được thực hiện chặt chẽ, dân chủ… Tuy nhiên, việc xây dựng đội ngũ CB các cấp, nhất là cấp chiến lược vẫn còn nhiều hạn chế cần tập trung khắc phục trong thời gian tới.
Bài 4 - Cán bộ tỉnh theo dõi xã - bước đột phá chưa có tiền lệ
(HBĐT) - Nghị quyết T.Ư 4, khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã chỉ rõ, 1 trong 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ (CB), đảng viên là tình trạng "quan liêu, xa rời quần chúng, không sâu sát cơ sở, thiếu kiểm tra, đôn đốc, không nắm chắc tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị; thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của Nhân dân". Thực trạng này được nhận định đã và đang tồn tại tại tỉnh ta. Do đó, Quy định số 26-QĐ/TU, ngày 14/12/2022 của BTV Tỉnh ủy quy định "CB lãnh đạo các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh theo dõi các xã, phường, thị trấn” được đánh giá là một bước đi mang tính đột phá, chưa từng có tiền lệ trong công tác CB.
Bài 3 - Giải quyết vấn đề thiếu hụt cán bộ nữ, trẻ, dân tộc thiểu số
(HBĐT) - Theo số liệu thống kê của Ban Tổ chức (BTC) Tỉnh ủy, số lượng cán bộ (CB) trẻ, CB nữ, CB là người dân tộc thiểu số (DTTS), nhất là CB trẻ, CB nữ diện cấp ủy quản lý của tỉnh ta hiện nay còn khiêm tốn. CB trẻ diện BTV Tỉnh ủy quản lý chỉ chiếm 4,7%; nữ chiếm 17,7%. CB trẻ diện BTV Huyện ủy quản lý chiếm 25%, là nữ chiếm 20,5%; đến cuối năm 2025, CB nữ còn 14,5%, CB trẻ dưới 40 tuổi chỉ còn chiếm 0,9%. Những con số "biết nói” này cho thấy hiện trạng thiếu hụt CB nữ, trẻ đang diễn ra tại tỉnh ta. Đồng thời, đặt ra vấn đề lo ngại về sự chuyển tiếp CB thời gian tới.