Bài 5 - Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp ngang tầm nhiệm vụ
(HBĐT) - Sau nửa đầu nhiệm kỳ quyết liệt thực hiện các giải pháp mang tính chiến lược, đột phá, công tác cán bộ (CB) của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực. Việc tuyển dụng đúng quy định; nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức có nhiều đổi mới theo hướng thực chất, hiệu quả căn cứ bằng sản phẩm cụ thể; luân chuyển CB được đẩy mạnh; quan tâm bổ nhiệm CB trẻ, CB nữ, CB người dân tộc thiểu số; quy hoạch CB được tiến hành đồng bộ đảm bảo số lượng, chất lượng, cơ cấu; công tác bổ nhiệm và giới thiệu CB ứng cử được thực hiện chặt chẽ, dân chủ… Tuy nhiên, việc xây dựng đội ngũ CB các cấp, nhất là cấp chiến lược vẫn còn nhiều hạn chế cần tập trung khắc phục trong thời gian tới.



Cán bộ các sở, ngành, địa phương tham gia lớp cao cấp lý luận chính trị K69.B04 Hòa Bình tích cực trao đổi, thảo luận trong quá trình học tập.

Nâng cao chất lượng

Một trong những hạn chế lớn nhất trong chất lượng đội ngũ CB của tỉnh là tình trạng mất cân đối về chuyên ngành đào tạo trong đội ngũ lãnh đạo quản lý từ tỉnh đến huyện. Cụ thể, tổng số CB thuộc diện BTV Tỉnh ủy quản lý hiện nay của toàn tỉnh là 314 đồng chí, nhưng chuyên ngành kinh tế tổng hợp chiếm 56%, chuyên ngành văn hóa xã hội chiếm 26% và chỉ có 11% là chuyên ngành kỹ thuật…

Ngược lại, đối với CB thuộc diện BTV Huyện ủy quản lý hiện có 720 đồng chí thì chuyên ngành kinh tế tổng hợp chiếm 47%, chuyên ngành kỹ thuật 19% và chuyên ngành văn hóa xã hội chỉ có 3%… Sự mất cân đối về chuyên ngành đào tạo trong đội ngũ CB đặt ra yêu cầu cần tiếp tục quyết liệt trong việc rà soát, luân chuyển, điều động để đảm bảo sự lãnh đạo, triển khai nhiệm vụ toàn diện các mặt công tác.

Cùng với mất cân đối thì chất lượng đội ngũ cũng có những hạn chế nhất định. Chất lượng CB cấp cơ sở chưa có nhiều cải thiện đáng kể, ví dụ như huyện Mai Châu còn tới 23 CB cấp xã chỉ có trình độ chuyên môn sơ cấp. Đối với đội ngũ CB lãnh đạo, quản lý thuộc diện BTV Tỉnh ủy quản lý có đến 25% là đào tạo tại chức. CB lãnh đạo, quản lý thuộc diện BTV Huyện ủy quản lý có 3,5% chỉ có trình độ trung cấp, cao đẳng; 6% đào tạo đại học từ xa và 56% là đào tạo đại học tại chức. Đối với CB lãnh đạo, quản lý thuộc diện các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị cấp tỉnh quản lý có 24% là đào tạo đại học từ xa và tại chức; 4% chỉ có trình độ LLCT sơ cấp hoặc chưa qua đào tạo.

Để khắc phục vấn đề chất lượng CB, công tác đào tạo, bồi dưỡng CB lãnh đạo, quản lý được tỉnh xác định là nhiệm vụ quan trọng. Nội dung tỉnh đang tập trung là đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ, LLCT, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành. Đồng thời khuyến khích CB đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Bên cạnh cử CB, công chức đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh, vị trí công tác thì tháng 6/2023, tỉnh đã mở lớp bồi dưỡng dự nguồn cán bộ diện BTV Tỉnh ủy quản lý cho 119 đồng chí. Hiện đang phối hợp với Học viện Chính trị khu vực I mở lớp bồi dưỡng cho 106 CB nữ, trẻ, dân tộc thiểu số được quy hoạch các chức danh lãnh đạo quản lý theo Đề án số 10-ĐA/TU.

Siết chặt kỷ cương

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, toàn tỉnh đã xem xét, xử lý trách nhiệm 16 người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; trong đó có 6 người bị xử lý hình sự. Trước thực tế số lượng CB bị kỷ luật thời gian gần đây có xu hướng tăng, ngày 6/10/2022, Tỉnh ủy ban hành Kết luận số 808-KL/TU về "chủ trương bố trí công tác đối với CB thuộc diện BTV Tỉnh ủy quản lý sau khi bị kỷ luật”. Trong đó nêu rõ việc bố trí công tác đối với CB diện BTV Tỉnh ủy quản lý sau khi bị kỷ luật nhằm thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương của Đảng và Quy định của Bộ Chính trị về miễn nhiệm, từ chức đối với CB. Kịp thời thay thế những CB bị kỷ luật, năng lực hạn chế, uy tín giảm sút mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm. Đồng thời, tạo điều kiện cho CB bị kỷ luật có cơ hội sửa chữa, khắc phục khuyết điểm, tiếp tục phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện; góp phần tăng cường công tác xây dựng Đảng, chỉnh đốn Đảng. Quan điểm là khuyến khích CB bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách mà năng lực hạn chế, uy tín giảm sút tự nguyện xin từ chức. Nếu không tự nguyện xin từ chức thì cấp có thẩm quyền xem xét miễn nhiệm theo quy định. Tỉnh cũng có định hướng cụ thể đối với các trường hợp thời gian công tác còn dưới 5 năm hoặc trên 5 năm.

Tỉnh yêu cầu cấp ủy, chính quyền các cấp siết chặt kỷ luật, kỷ cương; kịp thời khắc phục, chấn chỉnh những hạn chế, bất cập, ngăn chặn những tiêu cực trong công tác CB. Quán triệt và thực hiện quyết liệt, nghiêm túc quan điểm "3 không, 5 thật” trong thực hiện nhiệm vụ được giao đối với CB, công chức; nhất là CB lãnh đạo quản lý và người đứng đầu. Đồng thời thường xuyên cảnh báo, nhắc nhở CB nhận diện nguy cơ, không mắc sai lầm, kịp thời khắc phục khuyết điểm. Xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu khi để cấp phó, CB dưới quyền trực tiếp tiêu cực, tham nhũng. Thực hiện nghiêm túc việc lấy phiếu tín nhiệm; đây là cơ sở quan trọng cho việc đánh giá, bố trí, sử dụng CB.

Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung

Mục tiêu tỉnh đề ra đến năm 2030 sẽ xây dựng được đội ngũ CB các cấp chuyên nghiệp, có chất lượng cao, có số lượng, cơ cấu hợp lý, bảo đảm sự chuyển giao thế hệ một cách vững vàng. Cơ bản xây dựng được đội ngũ CB lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp chiến lược ngang tầm nhiệm vụ. Cụ thể, phấn đấu từ 15 - 20% cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh dưới 40 tuổi; từ 25 - 35% đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế. Từ 20 - 25% CB lãnh đạo chủ chốt và ủy viên BTV cấp ủy cấp huyện dưới 40 tuổi. Đối với CB cấp xã, phấn đấu 100% có trình độ cao đẳng, đại học và được chuẩn hóa về LLCT, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng công tác.

  Để hoàn thành mục tiêu trên, đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cho biết: Tỉnh đang tập trung triển khai các giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng công tác nhận xét, đánh giá, quy hoạch CB; xây dựng đội ngũ CB các cấp đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định. Thực hiện đổi mới trong tuyển dụng công chức, viên chức, bổ nhiệm CB lãnh đạo, quản lý cấp phòng, CB diện BTV Tỉnh ủy quản lý. Tập trung xây dựng đội ngũ CB các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy các cấp có đủ bản lĩnh, phẩm chất, trình độ, năng lực, kinh nghiệm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Thực hiện nghiêm quy định về thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác CB và quản lý CB. Cùng với thực hiện chủ trương Bí thư cấp ủy cấp huyện không phải là người địa phương, bố trí thực hiện chức danh Chủ tịch UBND huyện không là người địa phương ở một số huyện. Đẩy mạnh công tác luân chuyển, điều động CB. Đồng thời có cơ chế khuyến khích, bảo vệ CB dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung.

Nhìn lại nửa nhiệm kỳ vừa qua có thể thấy, tỉnh ta đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp mang tính đột phá, chiến lược trong công tác CB. Bước đầu đã có những tín hiệu tích cực trong việc khuyến khích CB học tập, phấn đấu; đồng thời từng bước củng cố, lấy lại niềm tin của nhân dân đối với CB, với chính quyền và Đảng. Nhân dân tin tưởng vào quyết tâm, nỗ lực của tỉnh và cả hệ thống chính trị sẽ giúp cho chất lượng, tinh thần trách nhiệm đội ngũ được cải thiện, quyết tâm không để CB là "điểm trừ” của tỉnh.


Dương Liễu


Các tin khác


Đột phá từ một Chỉ thị: Bài 2 - Những đồng vốn "quý như vàng”

(HBĐT) - Nhờ nguồn vốn uỷ thác từ ngân sách địa phương (NSĐP) sang Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giải quyết việc làm cho hàng nghìn hộ dân trên địa bàn tỉnh. Mỗi đồng vốn chuyển sang là thêm một sự đồng hành, một cơ hội để có thêm những người lao động vượt lên khó khăn.  

Đột phá từ một Chỉ thị: Bài 1 - Trụ cột giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Sau gần 9 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 và hơn 2 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW, ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách (TDCS) xã hội đã tác động tích cực đến hoạt động TDCS trên địa bàn tỉnh. Hơn 20 năm triển khai TDCS, vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã trở thành một trong những trụ cột trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Với sự tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với TDCS xã hội đã giúp trụ cột này thêm vững chắc hơn.

Muôn hình vạn trạng thủ đoạn buôn ma túy

(HBĐT) - Mua bán, vận chuyển ma túy trái phép được thực hiện với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt nhằm che đậy hành vi phạm tội. Tuy nhiên, thủ đoạn vận chuyển ma túy trên các phương tiện công cộng, do chính lái xe thực hiện là hành vi ngụy trang đặc biệt nguy hiểm, khó phát hiện, đấu tranh. Nguy hiểm hơn, lái xe là đối tượng nghiện lâu năm, phương thức vận chuyển này đặt tính mạng của hành khách trong thế "ngàn cân treo sợi tóc”.

Hân hoan chào đón năm học mới

(HBĐT) - Sáng 5/9, trên khắp các nẻo đường từ TP Hoà Bình đến trung tâm các huyện cũng như các xã, phường, thị trấn, học sinh các cấp học hân hoan đến trường trong những bộ đồng phục mới cùng cờ, hoa rực rỡ chào đón năm học 2023-2024 và Ngày hội toàn dân đưa trẻ em đến trường.

Thắm đượm tình quân dân

(HBĐT) - Đón chúng tôi trong "ngôi nhà bộ đội”, chị Bùi Thị Huyền, xóm Đôm Thượng, xã Định Cư (Lạc Sơn) phấn khởi chia sẻ: Gia đình tôi thuộc diện khó khăn của xóm. Em trai là liệt sỹ, tôi là người trực tiếp thờ cúng. Tuy nhiên, do kinh tế khó khăn nên lâu nay gia đình sống và thờ cúng em trai trong ngôi nhà xuống cấp. Vậy nên khi được các chú bộ đội hỗ trợ, xây tặng ngôi nhà mới tôi rất hạnh phúc và biết ơn. Chỉ sau hơn 3 tháng xây dựng, ngôi nhà đã hoàn thành. Cuộc sống gia đình tôi như bước sang một trang mới.

Chuyển động Mường Bi: Bài 2 - Đổi mới trong chỉ đạo, điều hành

(HBĐT) - Sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, nhận thức, tư duy, cách làm và diện mạo Mường Bi thay đổi đáng ghi nhận. Các lĩnh vực xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, phát triển KT-XH có những chuyển động tích cực. Có thể thấy được sự chuyển mình rõ nét trên hầu hết các lĩnh vực KT-XH, từ vùng thuận lợi đến vùng cao, vùng sâu, xa của huyện Tân Lạc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục