Trên cơ sở đánh giá toàn diện kết quả chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại, UBND tỉnh đã đưa ra các giải pháp, mục tiêu phấn đấu nâng chỉ số PAR Index năm 2024 xếp hạng cao hơn năm 2023, từng bước cải thiện vị trí những năm tiếp theo.


Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) tạo thuận lợi cho người dân làm thủ tục hành chính. 

Chỉ số cải cách hành chính phản ánh đúng tình hình của tỉnh

Tại hội nghị Ban Chỉ đạo (BCĐ) cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đánh giá kết quả Chỉ số CCHC (PAR Index), Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS), Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2023 của tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố tập trung phân tích những hạn chế, chỉ ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và đề ra các giải pháp cải thiện, nâng cao các chỉ số này năm 2024 và những năm tiếp theo.

Theo đánh giá của UBND tỉnh, so sánh số liệu đánh giá chỉ số CCHC từ năm 2016 đến năm 2023 cho thấy, tỉnh đã nỗ lực phấn đấu để cải thiện. Cụ thể: Năm 2017 đạt 72,91%, xếp thứ 55/63 tỉnh, thành phố, tăng 0,03% so với năm 2016. Năm 2018 đạt 74,94%, xếp thứ 46/63, tăng 2,03% so với năm 2017. Năm 2019 đạt 79,44%, xếp thứ 52/63, tăng 4,5% so với năm 2018. Năm 2020 đạt 81,66%, xếp thứ 53/63, tăng 2,22% so với năm 2019. Năm 2021 đạt 87,06%, xếp thứ 25/63, tăng 5,4%, tăng 28 bậc so với năm 2020. Năm 2022 đạt 86,30%, xếp thứ 23/63, giảm 0,76% nhưng tăng 2 bậc so với năm 2021. Năm 2023 đạt 86,76%, xếp thứ 35/63, tăng 0,46% nhưng giảm 12 bậc so với năm 2022.

 Đồng chí Phạm Thị Tuyết, Phó Giám đốc Sở Nội vụ cho biết: Trên cơ sở phân tích chi tiết các lĩnh vực, tiêu chí, tỉnh có 2 tiêu chí xếp thứ nhất trong 63 tỉnh, thành phố là công tác chỉ đạo, điều hành và cải cách thủ tục hành chính (TTHC). Về công tác chỉ đạo, điều hành đạt 9,5/9,5 điểm, tăng 10,77% so với năm 2022. Do năm 2023, BCĐ CCHC tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương hoàn thành các nhiệm vụ theo kế hoạch của BCĐ và kế hoạch CCHC của tỉnh; thực hiện tốt công tác kiểm tra CCHC, kịp thời chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế. Các cơ quan, đơn vị, địa phương cũng đã khắc phục được những tồn tại bị trừ điểm hàng năm như: Nhiệm vụ về công khai cập nhật kịp thời TTHC trên Cổng dịch vụ công của tỉnh, niêm yết viện dẫn văn bản hết hiệu lực trên trang thông tin điện tử của đơn vị… Đặc biệt, năm 2023 có nhiều sáng kiến giải pháp mang lại lợi ích thiết thực góp phần nâng cao hiệu quả triển khai nhiệm vụ được Trung ương ghi nhận như các sáng kiến: "Thiết lập và ứng dụng phần mềm tính toán phục vụ công tác xác định và quản lý chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Hòa Bình” của Sở Xây dựng; "Ứng dụng công nghệ thông tin trong khám bệnh từ xa ở một số trạm y tế tuyến xã thuộc TP Hòa Bình" của UBND TP Hòa Bình… Cải cách TTHC đạt 12,99/13 điểm (đạt 99,93%), tăng 5,85% so với năm 2022. Số điểm chưa đạt do năm 2023 còn 529 hồ sơ TTHC giải quyết quá hạn và bị trừ 0,01 điểm...

Bên cạnh ưu điểm, Chỉ số CCHC năm 2023 của tỉnh vẫn còn những hạn chế như: Việc giải quyết hồ sơ TTHC do cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã tiếp nhận còn chậm, quá hạn. Một số cơ quan, đơn vị, địa phương có lãnh đạo cấp sở, cấp phòng và tương đương bị kỷ luật. Một số ngành, địa phương giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước chậm, chưa hoàn thành kế hoạch. Việc tổ chức thực hiện các kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước về tài chính, ngân sách từ năm 2021 tại một số cơ quan, đơn vị chưa dứt điểm. Năm 2023, không có thêm đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên từ 70% đến dưới 100% so với năm 2022. Số dịch vụ dữ liệu có trên nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia đưa vào sử dụng chính thức chưa đầy đủ. Một số chỉ tiêu phát triển KT-XH năm 2023 chưa đạt kế hoạch... 

Có giải pháp phù hợp 

Tỉnh xác định cải thiện, nâng cao Chỉ số PAR Index là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, kiên trì, liên tục của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương; kế thừa, phát huy những kết quả đạt được, chủ động nghiên cứu, sáng tạo, quyết liệt áp dụng những giải pháp mới để nâng cao chỉ số. Để tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ cải thiện, nâng cao Chỉ số CCHC tỉnh năm 2024, BCĐ CCHC tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị có những giải pháp mạnh hơn nữa. Trong đó, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về chỉ số của các lĩnh vực, tiêu chí thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành, địa phương.

Cụ thể, Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp các ngành liên quan    đề xuất giải pháp cải thiện, nâng cao chỉ số CCHC của tỉnh, trong đó tập trung theo dõi, tổng hợp các tiêu chí đánh giá các lĩnh vực: Công tác chỉ đạo, điều hành CCHC; cải cách tổ chức bộ máy; cải cách chế độ công vụ. Văn phòng UBND tỉnh theo dõi, tổng hợp các tiêu chí đánh giá lĩnh vực cải cách TTHC; tiêu chí "Tiến độ thực hiện các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao trong công tác chỉ đạo, điều hành CCHC". Sở Tư pháp theo dõi, tổng hợp tiêu chí đánh giá lĩnh vực cải cách thể chế.

Sở Tài chính theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị xử lý dứt điểm kiến nghị trong kết luận của các đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của Trung ương về tài chính, ngân sách từ năm 2021 đến nay. Tiếp tục đôn đốc các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố chuyển các đơn vị sự nghiệp công lập sang tự đảm bảo một phần hoặc đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên; đảm bảo trong năm 2024, mỗi loại hình phải có thêm ít nhất 1 đơn vị được chuyển đổi. Sở Kế hoạch và đầu tư rà soát lại các chỉ tiêu KT-XH năm 2024, dự báo những chỉ tiêu khó đạt để báo cáo UBND tỉnh và đề xuất cấp có thẩm quyền các giải pháp phù hợp. Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số và tham mưu các giải pháp khắc phục những tiêu chí bị trừ điểm năm 2023. Sở Khoa học và Công nghệ quan tâm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố duy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn quốc gia ISO theo đúng quy định. Chú trọng các giải pháp mới liên quan đến CCHC; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước...

Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ CCHC tỉnh cho biết: Để cải thiện, nâng cao Chỉ số CCHC năm 2024 và các năm tiếp theo, các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố cần thực hiện đồng bộ các giải pháp. Trong đó, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tập trung triển khai đầy đủ, kịp thời các nhiệm vụ được giao. Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ CCHC. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; nâng cao đạo đức công vụ; thường xuyên kiểm tra, giám sát tinh thần, thái độ, tác phong, lề lối làm việc, tiến độ và hiệu quả thực thi công vụ, nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý. Bên cạnh đó, tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra CCHC, thường xuyên rà soát việc xây dựng, ban hành TTHC... Mục tiêu cuối cùng hướng tới sự hài lòng của người dân, tổ chức, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển KT-XH của tỉnh theo kế hoạch đề ra. 


Hương Lan

Các tin khác


Mo Mường trên hành trình trở thành di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại:

Bài 2 - Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Mo Mường

Trước thực tế Mo có nguy cơ mai một, các nghệ nhân ngày càng lớn tuổi, không gian diễn xướng dần thu hẹp, tỉnh Hòa Bình đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy (BT&PH) giá trị di sản văn hóa (DSVH) Mo Mường. Ở từng địa phương, tùy theo điều kiện đã có những việc làm cụ thể để "giải cứu” những áng Mo Mường.

Mo Mường trên hành trình trở thành di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại: Bài 1 - Giá trị trường tồn của Mo trong đời sống người Mường xưa và nay

Hòa Bình là vùng đất có cư dân bản địa dân tộc Mường chiếm trên 63% dân số. Theo dòng chảy thời gian, dân tộc Mường đã sáng tạo và lưu giữ được nền văn hóa phong phú, đa dạng. Trong nền văn hóa đó có một loại hình nổi bật, độc đáo, có giá trị nhân văn sâu sắc đó là Mo Mường. Những năm qua, tỉnh đã có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Mo Mường. Hiện nay, Chính phủ đã gửi hồ sơ Mo Mường để trình, xét ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO cần bảo vệ khẩn cấp. Đưa di sản Mo Mường vươn tầm thế giới. 

Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài cuối: Đi tới tương lai thịnh vượng

Đất nước thống nhất, sứ mệnh của đường mòn Trường Sơn đã hoàn thành. Nhưng một ước muốn lại cháy bỏng, đó là phát huy giá trị của tuyến đường lịch sử này trong phát triển kinh tế - xã hội hôm nay. Ước vọng đó thành hiện thực khi ngày 5/4/2000, tại bến phà Xuân Sơn, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Chính phủ đã phát lệnh khởi công xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh.

Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài 2: Bản anh hùng ca Trường Sơn

Trong số hơn 10 vạn bộ đội và hơn 1 vạn thanh niên xung phong ở đường Trường Sơn huyền thoại, nữ chiến sỹ chiếm số lượng trên 10%, lúc cao nhất có gần 2 vạn nữ chiến sỹ. Nhiều cô gái ra trận đã hy sinh ở tuổi mười tám đôi mươi, với những ước mơ, dự định còn dang dở.

Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài 1: Khởi đầu một huyền thoại

65 năm trước, Đường Trường Sơn kết nối hai miền Bắc, Nam đi vào lịch sử như một kỳ tích của dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Về Hà Giang ăn cháo... Ấu Tẩu

Đến Hà Giang mà chưa đi cao nguyên đá Đồng Văn, chưa ăn miếng thịt to, chưa uống bát rượu đầy, chưa ăn bát cháo độc dược... thì coi như chưa đến. Anh bạn đồng nghiệp đã khẳng định chắc nịch ngay khi chúng tôi vừa đặt chân lên mảnh đất này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục