Bài 3 - Động lực cho Mo Mường "cất cánh"

Nhằm lưu giữ, phát triển những giá trị văn hoá đặc sắc của Mo Mường, tỉnh Hoà Bình xác định Mo Mường là di sản văn hoá (DSVH) cần bảo tồn và phát huy (BT&PH) trong đời sống cộng đồng và đưa vào từ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020. Trong đó, nêu rõ nhiệm vụ: ... Xây dựng lộ trình lập hồ sơ khoa học trình Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận Mo Mường là DSVH phi vật thể của nhân loại. Để thực hiện mục tiêu đề ra, vượt qua nhiều khó khăn, tỉnh Hòa Bình phối hợp với các tỉnh bạn đã hoàn thành có chất lượng bộ hồ sơ di sản Mo Mường trình UNESCO.


Nghệ nhân Bùi Văn Rửm, xóm Rọm Cọ, xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) tự hào khi được tham gia xây dựng bộ hồ sơ quốc gia Mo Mường.

Cấp thiết xây dựng bộ hồ sơ di sản quốc gia

Mặc dù tỉnh có nhiều giải pháp hiệu quả để BT&PH DSVH Mo Mường, nhưng hiện nay, di sản đứng trước nhiều thách thức, khi toàn cầu hóa trở thành xu thế lớn, nhất là về mặt văn hóa, đó là sự du nhập mạnh mẽ của văn hóa ngoại lai. Xu thế hội nhập và ảnh hưởng của nhiều hoạt động văn hóa dẫn đến tình trạng giản lược các bài Mo trong quá trình diễn xướng Mo tang lễ. Theo thời gian, số lượng nghệ nhân Mo Mường ngày càng giảm, dần già đi. Theo thống kê mới nhất của ngành VH-TT&DL, trên địa bàn tỉnh có 212 nghệ nhân Mo Mường, trong đó nhiều nghệ nhân tuổi rất cao, số nghệ nhân tuổi trẻ lại rất ít, vì vậy, nếu không kịp thời đào tạo đội ngũ nghệ nhân kế cận thì số lượng nghệ nhân Mo Mường sẽ tiếp tục có nguy cơ giảm dần theo thời gian. Chưa kể từ nhiều năm nay, đồng bào Mường thực hiện việc tang lễ theo nếp sống văn hóa mới, chỉ giới hạn nghi lễ đám tang không quá 2 ngày, từ đó phải giản lược các bài Mo trong quá trình diễn xướng Mo tang lễ cổ truyền trong 12 ngày. Ngày nay, mo vẫn được người Mường trân trọng và việc tổ chức tang lễ theo nếp sống mới, người Mường vẫn tổ chức mo cho người đã khuất. Số lượng các roóng mo được cắt giảm tối thiểu, chỉ mo những roóng cơ bản, rất cần thiết trong thực hiện các nghi lễ. Các giá trị của mo mãi còn đồng hành cùng người Mường đi tới tương lai với tư cách là một DSVH, một yếu tố nền tảng cấu thành văn hóa Mường…

Mo Mường đã được xác định là DSVH phi vật thể "đang sống” và là biểu đạt sống do tổ tiên ông cha truyền lại cho con cháu. Việc BT&PH các giá trị đặc sắc của Mo Mường là rất quan trọng, bởi cho ta ý thức về bản sắc và sự thân thuộc, nối quá khứ với hiện tại và tương lai. Hiểu biết đúng đắn về giá trị của Mo Mường được coi như hiểu biết về một nền văn hóa cổ sơ của người Mường. Vấn đề bảo vệ di sản Mo Mường, phát huy những giá trị đặc sắc của Mo sử thi là nhiệm vụ quan trọng cần phải thực hiện trong giai đoạn tiếp theo.

Nhằm BT&PH giá trị đặc sắc của DSVH Mo Mường, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ và công văn của Bộ VH-TT&DL về việc xây dựng hồ sơ Mo Mường đệ trình UNESCO. UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 220/KH-UBND, ngày 25/11/2021 phối hợp xây dựng bộ hồ sơ khoa học về DSVH Mo Mường đệ trình UNESCO ghi danh trong danh sách DSVH phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Khẳng định Mo Mường Hòa Bình là tài nguyên văn hóa xứng đáng được BT&PH, phục vụ mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương và đất nước.

Chung tay nâng tầm giá trị của di sản

UBND tỉnh Hòa Bình đã phối hợp với 5 tỉnh: Ninh Bình, Phú Thọ, Sơn La, Thanh Hóa, Đắk Lắk và TP Hà Nội chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể phù hợp để tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ xây dựng Bộ hồ sơ quốc gia DSVH Mo Mường đệ trình UNESCO ghi danh vào Danh sách DSVH phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.

Để triển khai, tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo, Ban xây dựng lập hồ sơ. Sở VH-TT&DL phối hợp Viện Âm nhạc, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam (đơn vị tư vấn) tổ chức tọa đàm về Mo Mường trên địa bàn tỉnh. Sau đó tổ chức điền dã, khảo sát, kiểm kê DSVH Mo Mường, thu thập bản cam kết của cộng đồng nắm giữ di sản trên địa bàn 5 tỉnh và TP Hà Nội. Bộ VH-TT&DL phối hợp UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức hội thảo trong nước, hội thảo khoa học quốc tế thu hút được nhiều học giả quốc tế là các chuyên gia đầu ngành về văn học nghệ thuật, chuyên gia phản biện hồ sơ thuộc các lĩnh vực DSVH phi vật thể của UNESCO. Viện Âm nhạc tiến hành sưu tầm, thu thanh, ghi hình về di sản Mo Mường; viết hồ sơ khoa học và làm hậu kỳ phim tài liệu...

Là một trong những người được tham gia trực tiếp vào quá trình ghi hình trong bộ hồ sơ quốc gia Mo Mường, thầy mo Bùi Văn Rửm, xóm Rọm Cọ, xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) chia sẻ: Từ nhỏ tôi đã thích nghe mo, nhưng đến 40 tuổi mới chính thức làm nghề. Đến tôi là đời thứ 8 làm nghề mo của dòng họ. Tôi rất thích tính nhân văn trong các áng Mo Mường để răn dạy con người từ bỏ cái xấu, sống tốt đẹp. Được chọn quay hình trong bộ hồ sơ Mo Mường quốc gia, tôi và một thầy mo cùng thực hiện rất vinh dự, tự hào góp phần quảng bá Mo Mường ra thế giới. Bản thân tôi cũng đã ghi lại những lời mo bằng chữ quốc ngữ để truyền lại cho con, cháu đời sau. Chúng tôi mong muốn Đảng, Nhà nước, các cấp, ngành tiếp tục quan tâm BT&PH giá trị của mo Mường.

Tin vui đã đến với tỉnh Hòa Bình nói riêng và các tỉnh cùng tham gia xây dụng Bộ hồ sơ quốc gia Mo Mường nói chung. Ngày 29/3/2024, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 2082/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ về việc gửi hồ sơ "Mo Mường" trình UNESCO. Theo đó, đồng ý đệ trình UNESCO xem xét, đưa DSVH phi vật thể "Mo Mường" gồm các tỉnh: Hòa Bình, Thanh Hóa, Ninh Bình, Phú Thọ, Sơn La, Đắk Lắk và TP Hà Nội vào Danh sách DSVH phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Đồng thời, giao Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam chủ trì, phối hợp Bộ VH-TT&DL làm các thủ tục cần thiết để gửi các hồ sơ di sản tới UNESCO, bảo đảm thời gian theo quy định của Công ước về Bảo vệ DSVH phi vật thể 2003 và pháp luật về DSVH.

Đồng chí Lưu Huy Linh, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL khẳng định: Khi di sản Mo Mường được UNESCO ghi danh vào Danh sách DSVH phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn cho việc BT&PH giá trị của di sản. Trong đó sẽ giúp nâng cao nhận thức cộng đồng đối với việc gìn giữ, bảo vệ vốn di sản quý giá của dân tộc mình; giúp cho di sản Mo Mường được BT&PH một cách hệ thống, bền vững ở các địa phương thông qua triển khai kế hoạch bảo vệ di sản đã được Việt Nam cam kết trong hồ sơ đệ trình. Mo Mường không những được luật pháp của Nhà nước Việt Nam cam kết thực hiện, mà còn theo quy định chung cho DSVH thế giới, cả cộng đồng sẽ vào cuộc BT&PH giá trị tốt đẹp của di sản. Sau khi Mo Mường được công nhận DSVH phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại, tỉnh Hòa Bình sẽ tiếp tục phối hợp với các tỉnh, thành phố liên quan tham mưu, đề xuất Chính phủ, Bộ VH-TT&DL ban hành các chương trình hành động để BT&PH giá trị di sản theo các điều khoản đã được quy định tại Công ước quốc tế về Bảo vệ DSVH phi vật thể năm 2003.

 

Hương Lan

Các tin khác


Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài 1: Khởi đầu một huyền thoại

65 năm trước, Đường Trường Sơn kết nối hai miền Bắc, Nam đi vào lịch sử như một kỳ tích của dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Về Hà Giang ăn cháo... Ấu Tẩu

Đến Hà Giang mà chưa đi cao nguyên đá Đồng Văn, chưa ăn miếng thịt to, chưa uống bát rượu đầy, chưa ăn bát cháo độc dược... thì coi như chưa đến. Anh bạn đồng nghiệp đã khẳng định chắc nịch ngay khi chúng tôi vừa đặt chân lên mảnh đất này.

Đường Trường Sơn huyền thoại

Những ngày tháng 5 lịch sử, trong không khí hào hùng kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn mở đường (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tá Nguyễn Tài Ba, Chủ tịch Hội truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh tỉnh Hòa Bình lại cùng đồng đội ôn lại quãng thời gian được cống hiến, hy sinh, những ngày hành quân mở đường, giữ đường, đánh địch, bảo vệ huyết mạch giao thông để bộ đội ta chi viện cho tiền tuyến, giải phóng miền Nam.

Nhà tù Sơn La - “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng

Di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La - nơi được ví như "địa ngục trần gian” do thực dân Pháp xây dựng đã từng giam cầm, đày ải những người yêu nước và chiến sỹ cộng sản. Ngày nay, di tích này là "địa chỉ đỏ” trong công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ trong cả nước.

Gặp gỡ chiến sỹ Điện Biên

Các cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ nay đều ở tuổi xưa nay hiếm. Nhưng với họ, thanh xuân hào hùng của một thời hoa lửa và ký ức về những ngày tháng gian khổ mà rất đỗi tự hào năm xưa vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí.

Gặp gỡ cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

70 năm đã trôi qua nhưng ký ức, kỷ niệm về tháng ngày tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí cựu chiến binh Lý Văn Ngoan (ảnh), hiện sinh sống tại thôn Đồng Tiến, xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục