Là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn nhưng những năm qua, Hòa Bình đã đi đầu trong thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC), đạt được kết quả tích cực. Tuy vậy, công tác cán bộ sau sáp nhập gặp không ít bất cập. Trong đó, với địa bàn rộng hơn, khối lượng công việc nhiều hơn, nhưng số lượng cán bộ cấp xã, thôn, tổ dân phố lại ít đi, phụ cấp còn thấp đã gây tâm tư cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở.


>> Bài 2 - Đưa thực tiễn cuộc sống vào nghị quyết

 

>> Bài 3 - Tiếp sức cho hoạt động cơ sở



Trong hệ thống chính trị ở địa phương, xã, thôn, tổ dân phố luôn giữ vai trò quan trọng, là cánh tay nối dài giữa chính quyền cơ sở với Nhân dân. Đội ngũ cán bộ xã, thôn, tổ dân phố nhiệt huyết với công việc, nhiều người không có phụ cấp, chế độ; người dân vẫn nói vui cán bộ thôn, xóm là những người "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”...


Cán bộ phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình) nắm bắt, trao đổi với cán bộ Tổ dân phố 17 về tình hình phát triển KT-XH trên địa bàn.

Công việc áp lực từ vùng thuận lợi...

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 - 2021, tỉnh Hoà Bình đã giảm 1 ĐVHC cấp huyện và 59 ĐVHC cấp xã. Đến nay, tỉnh có 10 huyện, thành phố và 151 xã, phường, thị trấn. Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện sáp nhập, sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã gặp nhiều khó khăn, trong đó có công tác cán bộ ở cơ sở.

Chúng tôi tìm hiểu thực tế về hoạt động của cán bộ không chuyên trách ở khu dân cư tại Tổ dân phố 17, phường Hữu Nghị, thành phố Hòa Bình. Đây là khu dân cư có "nhiều cái nhất” với phường - đông dân nhất, địa bàn rộng nhất và các phong trào đều ở top đầu của phường. Năm 2019, Tổ dân phố 17 được sáp nhập từ 2 xóm, việc của cán bộ cơ sở nhiều lên, nhưng chế độ thì vẫn vậy.

Tổ trưởng Tổ dân phố 17 Nguyễn Đăng Khách chia sẻ: Địa bàn rộng, chia thành 6 cụm, việc tuyên truyền, vận động thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đến người dân gặp không ít khó khăn. Đối với Tổ trưởng Tổ dân phố và những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có rất nhiều việc, từ chuyển tải, cụ thể hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, đến vận động Nhân dân ủng hộ các chương trình an sinh xã hội, dọn dẹp vệ sinh môi trường… Người dân hiểu, ủng hộ thì thuận lợi, nhưng không hiểu thì rất áp lực. Tất cả cán bộ, người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở vì nhiệt tình mà làm thôi. Tổ dân phố đã phân công cán bộ phụ trách từng cụm, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội hoạt động tích cực, "đi từng ngõ, gõ từng nhà" tuyên truyền, giải thích cán bộ và Nhân dân đồng thuận làm theo các chủ trương, định hướng phát triển KT-XH. Nhiều năm nay, Tổ dân phố 17 đi đầu trong việc vận động bà con phát triển hạ tầng, công trình nhà văn hóa, nghĩa trang, các hoạt động an sinh xã hội...

Bà Nguyễn Thị Hội, Chi hội trưởng chi hội phụ nữ Tổ dân phố 17 đã tham gia công tác hội trên 20 năm. Địa bàn hoạt động rộng, không có chế độ phụ cấp gì nhưng bà luôn tâm niệm hoàn thành công việc được giao bằng tất cả sự nhiệt huyết, tình cảm với chị em ở khu dân cư. Nhờ đó, các phong trào phụ nữ diễn ra sôi nổi, thu hút đông đảo chị em tham gia. Trong câu chuyện với bà Hội, Bí thư Chi bộ Nguyễn Văn Sinh và Trưởng Ban công tác Mặt trận Tổ dân phố 17 Quách Minh Nhiên đều cho rằng: Sau sáp nhập, công việc bộn bề hơn. Phát huy vai trò, tính tiên phong của đội ngũ cán bộ, đảng viên, cán bộ cấp cơ sở đều nỗ lực hết mình, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đối với 3 chức danh bí thư chi bộ, trưởng xóm, trưởng ban công tác mặt trận ít nhiều đã có phụ cấp. Khó khăn nhất là lực lượng cán bộ hội, đoàn thể hoạt động không chuyên trách ở khu dân cư "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” mà không có chế độ phụ cấp. Họ chỉ được hưởng mức hỗ trợ hằng tháng khi tham gia công việc của tổ dân phố được trả thù lao 100.000 đồng/người/ngày (đủ 8 giờ). Trước khó khăn trên, nhiều lần, trong các cuộc đối thoại, tiếp xúc cử tri, chúng tôi đã có ý kiến phản ánh đến các cấp, ngành mong có được chế độ, chính sách phù hợp cho đội ngũ cán bộ ở khu dân cư, tổ dân phố.

... đến địa bàn vùng cao, khó khăn

Nếu ở vùng thuận lợi thị trấn, thành phố khó khăn, áp lực một thì vùng cao, vùng sâu, vùng xa khó khăn gấp 5-10 lần. Do điều kiện KT-XH, đời sống người dân còn rất khó khăn, nhất là thực hiện chủ trương sáp nhập, nhiều xã nhập thành 1 xã, đã có không ít cán bộ cấp xã xin nghỉ việc. Xã Tú Lý, huyện vùng cao Đà Bắc được sáp nhập từ 2 xã Tu Lý, Hào Lý. Địa bàn rộng hơn, mọi hoạt động chỉ đạo, điều hành phát triển KT-XH, cũng như hoạt động của những người không chuyên trách cũng khó khăn hơn.

Đồng chí Xa Thị Kiêm, Chủ tịch Hội LHPN xã Tú Lý chia sẻ: Sau khi sáp nhập, hoạt động của Hội Phụ nữ các cấp trên địa bàn xã trở nên khó khăn, phức tạp hơn. Toàn xã có 12 chi hội phụ nữ, 36 tổ phụ nữ; có 725 hội viên sinh hoạt thường xuyên, 246 hội viên nòng cốt, 668 hội viên là người dân tộc thiểu số. Đội ngũ cán bộ xã số lượng không thay đổi, mà địa bàn lại xa hơn, khó khăn trong việc thúc đẩy phong trào phát triển rộng khắp. Nguồn kinh phí hoạt động lại hạn hẹp, phong trào chủ yếu dựa vào đội ngũ cán bộ chi hội phụ nữ ở các xóm. Có thể kể đến những cán bộ nhiệt tình như chị Bùi Thị Huệ, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ xóm Suối Thương. Là xóm đặc biệt khó khăn, cách xa trung tâm xã tới 8km, để duy trì hoạt động của xóm, chị Huệ cũng như các cán bộ hội, đoàn thể ở xóm luôn lấy sự nhiệt tình, trách nhiệm để bám cơ sở, tuyên truyền, vận động hội viên tích cực tham gia các chương trình, công tác hội, phát triển kinh tế, hỗ trợ hội viên sản xuất, xây dựng nông thôn mới...

Có thể khẳng định, những năm qua, các cán bộ kiêm nhiệm, không chuyên trách, các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã, thôn, tổ dân phố có vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương như tổ chức, tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân; tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, lý tưởng cách mạng, phẩm chất đạo đức, lối sống; vận động các tầng lớp nhân dân chủ động, tích cực thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, phát triển KT-XH ở địa phương. Các tổ chức chính trị - xã hội vận động đoàn viên, hội viên phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần cách mạng, lao động sáng tạo, đoàn kết toàn dân; tích cực, đẩy mạnh phát triển KT-XH, xây dựng văn hoá, giữ vững quốc phòng, an ninh, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo định hướng xã hộichủ nghĩa. Bên cạnh đó, cán bộ, công chức cấp xã nói chung, những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã nói riêng có vai trò là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, đặc biệt là người dân vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn.

(Còn nữa)

Hương Lan

Các tin khác


Người Mường ở Thủ đô - không để “mất gốc” văn hóa: Bài 1 - Về nơi văn hóa hội tụ

Ngày 01/8/2008 là dấu mốc lịch sử quan trọng của Thủ đô Hà Nội khi Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 của Quốc hội khóa XII về điều chỉnh địa giới hành chính TP Hà Nội và một số tỉnh liên quan chính thức có hiệu lực. Đây là lần điều chỉnh quy mô lớn nhất, tính chất và ý nghĩa đặc biệt nhất trong suốt chiều dài nghìn năm lịch sử của Thăng Long - Hà Nội. Như suối nhỏ hòa vào dòng sông, 4 xã: Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình được sáp nhập vào Thủ đô Hà Nội đến nay đã 16 năm. Tự hào trở thành công dân Hà Nội và góp phần mở rộng cộng đồng dân tộc Mường nơi đây, những người Mường ở Thủ đô đã cùng nhau hiện thực hóa một quyết tâm: Không để "mất gốc” văn hóa.

Tìm giải pháp cấp nước sạch cho thị trấn Đà Bắc: Bài 2 - Phấn đấu cấp nước cho người dân trước năm 2025

Nghị quyết số 04-NQ/ĐH, ngày 03/10/2020 của Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và kế hoạch cụ thể hóa của UBND tỉnh đưa ra chỉ tiêu tỷ lệ dân số đô thị sử dụng nước hợp vệ sinh năm 2025 đạt 100%.

Tìm giải pháp cấp nước sạch cho thị trấn Đà Bắc: Bài 1 - Người dân chờ nước sạch 18 năm

Nhà máy nước thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được xây dựng năm 2006 từ nguồn vốn ngân sách, hoàn thành năm 2007, mới hoạt động khoảng 2 tháng thì giếng khoan bị sụt, chất lượng nước không đảm bảo. Từ đó đến nay, người dân thị trấn Đà Bắc vẫn chưa được dùng nguồn nước từ công trình. Thị trấn Đà Bắc là địa phương duy nhất trong tỉnh người dân chưa được tiếp cận nguồn nước sinh hoạt đảm bảo. 

Cán bộ tỉnh theo dõi xã - chủ trương lớn, đồng thuận cao


Bài 3 - Điều chỉnh, rút kinh nghiệm để tiếp tục phát huy hiệu quả chủ trương đưa cán bộ lãnh đạo sở, ngành theo dõi xã

Trên cơ sở quy định của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, tính đến hết tháng 12/2023 đã có 151/151 Đảng ủy xã, phường, thị trấn gửi phiếu nhận xét đối với 141 đồng chí cán bộ lãnh đạo các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh được phân công theo dõi. Theo đó, năm 2023 có 657 lượt cán bộ lãnh đạo các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh về tham dự các nội dung, chương trình tại địa bàn được theo dõi. Cơ bản các đồng chí được nhận xét, đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ theo quy định của BTV Tỉnh ủy; có 129 đồng chí được Đảng ủy xã, phường, thị trấn đề nghị BTV Tỉnh ủy biểu dương, khen thưởng, chiếm 84,4% tổng số cán bộ được phân công theo dõi. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, chủ trương cán bộ lãnh đạo sở, ngành theo dõi xã cũng bộc lộ một số vấn đề cần lưu tâm.

Cán bộ tỉnh theo dõi xã - chủ trương lớn, đồng thuận cao



Bài 2 - Bước đầu tạo sự chuyển biến tích cực trong chỉ đạo, điều hành

Ngay sau khi nhận quyết định phân công theo dõi địa bàn của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, 142 đồng chí cán bộ lãnh đạo (CBLĐ) được phân công theo dõi xã, phường, thị trấn đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch hoặc liên hệ với đảng ủy địa bàn được phân công theo dõi để kịp thời nắm bắt tình hình thực tế tại địa phương. Các đồng chí CBLĐ đã tích cực tham gia ý kiến với lãnh đạo xã, trực tiếp là Thường trực, BTV Đảng ủy trong triển khai, thực hiện các nhiệm vụ chính trị của huyện và địa phương; đề xuất, kiến nghị những mô hình mới, cách làm sáng tạo để xã nghiên cứu triển khai thực hiện. Từ đó bước đầu tạo sự chuyển biến tích cực trong phát triển KT-XH tại các địa phương.

Cán bộ tỉnh theo dõi xã - chủ trương lớn, đồng thuận cao

Bài 1 - Để cán bộ sát dân, gần dân

Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 19/5/2018 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (BCH T.Ư) Đảng (khóa XII) về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp về công tác cán bộ, trong đó có nội dung "Thực hiện việc phân công cán bộ, đảng viên (CB,ĐV) phụ trách hộ gia đình nơi cư trú với các hình thức phù hợp để gắn bó mật thiết với nhân dân; truyền đạt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân và lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; nắm chắc tình hình cơ sở; đồng thời, qua đó để nhân dân thực hiện việc giám sát CB,ĐV, nhất là về đạo đức, lối sống”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục