Tỉnh Hòa Bình có 151 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 59 xã đặc biệt khó khăn. Toàn tỉnh có 1.482 thôn, tổ dân phố. Theo số liệu của UBND tỉnh, số người hoạt động không chuyên trách (HĐKCT) theo Nghị định số 33/2023/NĐ-CP của Chính phủ là 1.994 người. Số người hoạt động ở thôn, tổ dân phố là 16.302 người; 755 tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH) ở cấp xã. Tổng kinh phí khi thực hiện Nghị quyết số 379/2024/NQ-HĐND của HĐND tỉnh khoảng 258,665 tỷ đồng/năm, trong đó, kinh phí từ ngân sách Trung ương cấp theo quy định tại Nghị định số 33/2023/NĐ-CP khoảng 209,045 tỷ đồng/năm; kinh phí từ ngân sách tỉnh bổ sung khoảng 49,620 tỷ đồng/năm. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, tỉnh đã ban hành Nghị quyết đáp ứng sự mong chờ của cử tri và Nhân dân.

>> Bài 1 - Khẳng định vai trò của những người "vác tù và hàng tổng”




Lãnh đạo Đảng ủy xã Tú Lý (Đà Bắc) trao đổi với cán bộ không chuyên trách cấp xã về tình hình thực hiện Nghị quyết số 379/2024/NQ-HĐND trên địa bàn. Ảnh: P.V

Mở rộng đối tượng, tăng mức hỗ trợ

Đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh cho biết: Việc ban hành Nghị quyết số 379/2024/NQ-HĐND của HĐND tỉnh quy định chức danh, mức phụ cấp, việc kiêm nhiệm chức danh người HĐKCT ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; mức khoán kinh phí hoạt động của tổ chức CT-XH ở cấp xã; mức phụ cấp kiêm nhiệm và mức hỗ trợ hàng tháng đối với người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Hoà Bình có ý nghĩa vô cùng quan trọng, tác động đến đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, thúc đẩy hoạt động cơ sở ngày càng phát triển, đóng góp thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Việc ban hành Nghị quyết thể hiện quyết tâm chính trị của tỉnh, với mong muốn tạo điều kiện cho hoạt động cấp xã, tổ dân phố, khu dân cư.

Nghị quyết số 379/2024/NQ-HĐND đã có tác động tích cực, phù hợp với các quy định và đảm bảo đủ số lượng người HĐKCT cấp xã quy định tại Nghị định số 33/2023/NĐ-CP. Việc tăng mức phụ cấp hằng tháng giúp cán bộ cơ sở yên tâm công tác. Theo đó, Nghị quyết đã sửa đổi, bổ sung thêm các chức danh và tăng mức phụ cấp người HĐKCT cấp xã, cụ thể: Người HĐKCT ở cấp xã gồm 14 chức danh, trong đó, điều chỉnh 1 chức danh; bổ sung 4 chức danh so với Nghị quyết số 298/2020/NQ-HĐND.

Đối với mức phụ cấp hàng tháng đối với những người HĐKCT ở thôn, tổ dân phố, trước kia, bí thư chi bộ, trưởng thôn, xóm được hưởng phụ cấp 1,0 lần mức lương cơ sở/tháng và trưởng ban công tác mặt trận được hưởng phụ cấp 0,8 lần mức lương cơ sở/tháng. Hiện nay, bí thư chi bộ, trưởng thôn hưởng phụ cấp 2.880.000 đồng/tháng; trưởng ban công tác mặt trận hưởng 2.550.000 đồng/tháng đối với thôn có từ 350 hộ trở lên. Đối với thôn, tổ dân phố dưới 350 hộ, các chức danh hưởng mức phụ cấp hàng tháng đối với bí thư chi bộ, trưởng thôn hoặc tổ trưởng tổ dân phố 2.250.000 đồng/tháng; trưởng ban công tác mặt trận hưởng 1.890.000 đồng/tháng.

Trường hợp người HĐKCT ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ của người HĐKCT khác ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 100% mức phụ cấp quy định của chức danh kiêm nhiệm. Như vậy, tăng thêm 50% mức phụ cấp kiêm nhiệm so với quy định tại Nghị quyết số 298/2020/NQ-HĐND trước đây.

Mức khoán kinh phí hoạt động hàng năm đối với các tổ chức CT-XH ở cấp xã, gồm: Ủy ban MTTQ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội LHPN, Hội Cựu chiến binh tăng từ 8 triệu đồng lên 15 triệu đồng /tổ chức/năm đối với đơn vị hành chính cấp xã loại I; tăng từ 7 triệu đồng lên 14 triệu đồng/tổ chức/năm đối với đơn vị hành chính cấp xã loại II; tăng từ 6 triệu đồng lên 13 triệu đồng/tổ chức/năm đối với đơn vị hành chính cấp xã loại III.

Đối với người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố có 8 chức danh, bổ sung thêm 3 chức danh so với Nghị quyết số 298/2020/NQ-HĐND, gồm: phó bí thư chi bộ, phó trưởng thôn/tổ phó tổ dân phố, phó trưởng ban công tác mặt trận, chi hội trưởng chi hội nông dân, bí thư chi đoàn thanh niên, chi hội trưởng chi hội phụ nữ, chi hội trưởng chi hội cựu chiến binh, chi hội trưởng chi hội người cao tuổi, mức hỗ trợ hằng tháng khi tham gia công việc của thôn, tổ dân phố được trả thù lao 100.000 đồng/người/ ngày (đủ 8 giờ) nay được hỗ trợ 360.000 đồng/tháng theo Nghị quyết số 379/2024/NQ-HĐND.

Tiếp sức cho hoạt động từ cơ sở

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Bí thư Đảng ủy phường Hữu Nghị Nguyễn Thị Ngọc Vân phấn khởi cho biết: Phường Hữu Nghị có 17 tổ dân phố, cán bộ không chuyên trách có 9 đồng chí; các tổ dân phố có 51 cán bộ không chuyên trách, công tác trực tiếp ở khu dân cư 116 người. Thực hiện Nghị quyết số 379/2024/NQ-HĐND, phường cố gắng triển khai thực hiện chi trả trong tháng 8, chậm nhất trong tháng 9 tới. Quyền lợi gắn với trách nhiệm, cán bộ sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài ra, Nghị quyết số 379/2024/NQ-HĐND còn quy định mức phụ cấp hàng tháng cho người HĐKCT ở cấp xã trả theo trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp, dưới trung cấp và chưa qua đào tạo; tăng thêm theo thâm niên công tác, việc này sẽ tạo động lực cho cán bộ học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tạo nguồn cán bộ địa phương trong tương lai.

Ông Nguyễn Đăng Khách, Tổ trưởng tổ dân phố 17, phường Hữu Nghị khẳng định: Việc ban hành Nghị quyết số 379/2024/NQ-HĐND đã trở thành "chất xúc tác” cho cơ sở hoạt động, đặc biệt là đội ngũ cán bộ HĐKCT ở khu dân cư. Họ làm việc thực sự có trách nhiệm, nhiệt tình, hiệu quả hơn.

Xã Tú Lý, huyện Đà Bắc là xã loại I. Theo quy định của Nghị định số 33/2023/NĐ-CP của Chính phủ, xã được bố trí 22 cán bộ, công chức. Hiện nay, xã đã bố trí đúng, đủ số lượng theo quy định. Đối với người HĐKCT ở xã, xóm trên địa bàn, từ ngày 1/5/2024 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 379/2024/NQ-HĐND và hướng dẫn của liên ngành Sở Nội vụ, Sở Tài chính, BHXH tỉnh và các văn bản chỉ đạo của huyện Đà Bắc, UBND xã đã tổ chức xét tuyển, bố trí sắp xếp lại đội ngũ người HĐKCT theo quy định. Đối với cấp xã, xã Tú Lý được 14 chức danh tương đương với 14 người. Xã đã dự kiến bố trí 11 người với 14 chức danh, giảm 3 người do bố trí kiêm nhiệm 3 chức danh công chức không chuyên trách ở xã gồm: Phó Chỉ huy trưởng Quân sự kiêm công tác Xây dựng - giao thông - nông nghiệp - môi trường; Phó Bí thư Đoàn Thanh niên kiêm công tác tuyên giáo, dân vận và văn phòng Đảng ủy; Phó Chủ tịch Hội Nông dân kiêm công tác văn thư lưu trữ. Tổng số người HĐKCT ở xóm, theo quy định được bố trí 36 người tương đương với 36 chức danh/12 xóm đảm nhiệm các vị trí công việc bí thư chi bộ, trưởng thôn, trưởng ban công tác mặt trận. Đã dự kiến bố trí 34 người trên địa bàn 12 xóm, do có 2 người không chuyên trách ở xã kiêm nhiệm thêm chức danh không chuyên trách ở xóm. Việc được hưởng 100% mức phụ cấp quy định của chức danh kiêm nhiệm tạo động lực cho cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Đồng chí Lường Văn Thắng, Bí thư Đảng ủy xã Tú Lý khẳng định: Nhờ phát huy sức mạnh tổng hợp cộng đồng dân cư, trong đó đặc biệt chú trọng đến vai trò nêu gương của đảng viên, phong trào của các tổ chức CT-XH ở cơ sở, KT-XH ở các địa phương ngày càng phát triển.

Bí thư Đảng ủy phường Hữu Nghị Nguyễn Thị Ngọc Vân cho biết: Qua các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri, người dân bày tỏ vui mừng khi HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 379/2024/NQ-HĐND. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng phát sinh một số bất cập như: mức hỗ trợ đối với bí thư chi bộ, tổ trưởng tổ dân phố, trưởng ban công tác mặt trận ở nơi dưới 350 hộ hiện nay vẫn chưa bằng mức lương cơ sở. Bên cạnh đó, 2 tổ chức Hội Da cam, Hội Cựu thanh niên xung phong theo Nghị quyết cũ thì có, nay lại không có trong Nghị quyết số 379/2024/NQ-HĐND, không được hưởng chức danh kiêm nhiệm. Đối với 3 chức danh chủ tịch hội khuyến học, người cao tuổi, chữ thập đỏ ở xã thì có, nhưng ở khu dân cư không có 3 chức danh này. Cán bộ, cử tri và Nhân dân mong muốn những hạn chế, bất cập được sửa đổi để Nghị quyết sớm đi vào cuộc sống.



Hương Lan


Các tin khác


Người Mường ở Thủ đô - không để “mất gốc” văn hóa: Bài 3 - Khai thác văn hóa thành nguồn lực phát triển Thủ đô

Nhỏ bé nhưng đậm bản sắc, số lượng ít nhưng giàu sức mạnh nội sinh. Cộng đồng người Mường ở Thủ đô đã cùng nhau gìn giữ cái gốc văn hóa bền chặt để tự tin hòa nhập vào nền văn hóa rực rỡ của Hà Nội. Không những thế, các giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc đang được khai thác đúng hướng để trở thành nguồn lực phát triển Thủ đô "văn hiến - văn minh - hiện đại”.

Người Mường ở Thủ đô - không để “mất gốc” văn hóa: Bài 2 - Giữ gìn bản sắc, củng cố sức mạnh nội sinh

Vào chiều Chủ nhật hàng tuần, tiếng chiêng Mường lại vang lên trong không gian quen thuộc của nhà văn hóa thôn 5, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất (Hà Nội). Các thành viên Câu lạc bộ (CLB) Văn hóa - văn nghệ - thể dục thể thao người cao tuổi thôn 5 say sưa truyền dạy cho nhau cách đánh chiêng. Từ cách cầm chiêng, đánh dùi thế nào để phát ra thanh âm đẹp, đến cách phân nhịp và cảm thụ âm thanh, cách phân biệt làn điệu chiêng Mường so với loại hình cồng chiêng của dân tộc khác… Gần 14 năm nay, đây là nội dung sinh hoạt đã kết nối các thành viên và tạo bản sắc cho CLB.

Người Mường ở Thủ đô - không để “mất gốc” văn hóa: Bài 1 - Về nơi văn hóa hội tụ

Ngày 01/8/2008 là dấu mốc lịch sử quan trọng của Thủ đô Hà Nội khi Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 của Quốc hội khóa XII về điều chỉnh địa giới hành chính TP Hà Nội và một số tỉnh liên quan chính thức có hiệu lực. Đây là lần điều chỉnh quy mô lớn nhất, tính chất và ý nghĩa đặc biệt nhất trong suốt chiều dài nghìn năm lịch sử của Thăng Long - Hà Nội. Như suối nhỏ hòa vào dòng sông, 4 xã: Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình được sáp nhập vào Thủ đô Hà Nội đến nay đã 16 năm. Tự hào trở thành công dân Hà Nội và góp phần mở rộng cộng đồng dân tộc Mường nơi đây, những người Mường ở Thủ đô đã cùng nhau hiện thực hóa một quyết tâm: Không để "mất gốc” văn hóa.

Tìm giải pháp cấp nước sạch cho thị trấn Đà Bắc: Bài 2 - Phấn đấu cấp nước cho người dân trước năm 2025

Nghị quyết số 04-NQ/ĐH, ngày 03/10/2020 của Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và kế hoạch cụ thể hóa của UBND tỉnh đưa ra chỉ tiêu tỷ lệ dân số đô thị sử dụng nước hợp vệ sinh năm 2025 đạt 100%.

Tìm giải pháp cấp nước sạch cho thị trấn Đà Bắc: Bài 1 - Người dân chờ nước sạch 18 năm

Nhà máy nước thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được xây dựng năm 2006 từ nguồn vốn ngân sách, hoàn thành năm 2007, mới hoạt động khoảng 2 tháng thì giếng khoan bị sụt, chất lượng nước không đảm bảo. Từ đó đến nay, người dân thị trấn Đà Bắc vẫn chưa được dùng nguồn nước từ công trình. Thị trấn Đà Bắc là địa phương duy nhất trong tỉnh người dân chưa được tiếp cận nguồn nước sinh hoạt đảm bảo. 

Cán bộ tỉnh theo dõi xã - chủ trương lớn, đồng thuận cao


Bài 3 - Điều chỉnh, rút kinh nghiệm để tiếp tục phát huy hiệu quả chủ trương đưa cán bộ lãnh đạo sở, ngành theo dõi xã

Trên cơ sở quy định của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, tính đến hết tháng 12/2023 đã có 151/151 Đảng ủy xã, phường, thị trấn gửi phiếu nhận xét đối với 141 đồng chí cán bộ lãnh đạo các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh được phân công theo dõi. Theo đó, năm 2023 có 657 lượt cán bộ lãnh đạo các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh về tham dự các nội dung, chương trình tại địa bàn được theo dõi. Cơ bản các đồng chí được nhận xét, đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ theo quy định của BTV Tỉnh ủy; có 129 đồng chí được Đảng ủy xã, phường, thị trấn đề nghị BTV Tỉnh ủy biểu dương, khen thưởng, chiếm 84,4% tổng số cán bộ được phân công theo dõi. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, chủ trương cán bộ lãnh đạo sở, ngành theo dõi xã cũng bộc lộ một số vấn đề cần lưu tâm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục