Để việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh hiệu quả hơn, Huyện ủy Lạc Sơn yêu cầu các cấp, các ngành trong huyện gắn với thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 khóa XI, XII, Kết luận số 21-KL/TW khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên (CB,ĐV) suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", Quy định số 37-QĐ/TW, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư về những điều đảng viên không được làm, Quy định số 08-QĐi/TW, ngày 25/10/2018 của BCH T.Ư Quy định về trách nhiệm nêu gương của CB,ĐV...


Công an xã Văn Sơn (Lạc Sơn) phối hợp cùng chính quyền địa phương bảo trợ, giúp đỡ 4 em nhỏ ở xóm Khụ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được sống trong môi trường an toàn, hướng tới tương lai sáng lạn hơn.

Đồng thời, Huyện ủy chỉ đạo tập trung hơn nữa vào việc học tập, làm theo Bác và nêu gương Bác, kết hợp chặt chẽ giữa học tập, làm theo Bác trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị và công tác xây dựng, chỉnh đống Đảng; giải quyết hiệu quả các khâu đột phá, các vấn đề trọng tâm, bức thiết của thực tiễn; phát huy vai trò, trách nhiệm nêu gương của CB,ĐV, người đứng đầu. Trên địa bàn huyện Lạc Sơn xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả, gương tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực.

Thắp sáng phong trào chung tay vì cộng đồng

Hoạt động trên tinh thần tự nguyện, Câu lạc bộ (CLB) Thiện Tâm - thị trấn Vụ Bản tập hợp nhiều tầng lớp, huy động sự chung tay, giúp sức của toàn xã hội vì cuộc sống cộng đồng, hỗ trợ các đối tượng yếu thế có hoàn cảnh khó khăn. Trong giai đoạn 2021 - 2024, CLB đã kết nối vận động các mạnh thường quân, nhà hảo tâm, CLB cầu nối trong và ngoài địa bàn quyên góp sách vở, đồ dùng học tập, xe đạp, quần áo tặng trên 1.000 suất quà cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, trẻ mồ côi, người mắc bệnh nan y điều trị dài ngày, tai nạn rủi ro, hỏa hoạn, xây nhà tình thương, nhà đại đoàn kết tặng đối tượng khó khăn, hộ nghèo trong và ngoài thị trấn. CLB còn kết nối vận động ủng hộ trên 10 tấn quần áo các loại cho các cửa hàng 0 đồng; tổ chức nấu và phát trên 10.000 suất cháo, trên 3.000 suất cơm miễn phí cho bệnh nhân nghèo điều trị tại Trung tâm Y tế huyện. Điển hình trong thời điểm đại dịch Covid-19, CLB đã tặng đồ bảo hộ, tặng quà động viên cán bộ y tế, dân quân, công an trực tuyến đầu, nấu cơm cho y, bác sỹ và công dân cách ly tập trung của thị trấn và các xã bạn với tổng trị giá trên 3 tỷ đồng. Từ hoạt động của CLB, nhiều tổ, nhóm, chi hội trên địa bàn thành lập, đồng thời giúp CB,ĐV và nhân dân nhận thức rõ hơn về công tác từ thiện, nhân đạo, sức mạnh của cộng đồng góp phần thực hiện mục tiêu "Vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Nhiều mô hình ý nghĩa khác cũng được thắp sáng, lan tỏa. Điển hình như mô hình "Chung tay vì cuộc sống cộng đồng" của Đảng bộ Công an huyện. Thực hiện mô hình này, Đảng ủy Công an huyện vận động mỗi CB,ĐV hàng tháng trích 50.000 đồng từ tiền lương để gây quỹ giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, éo le trong cuộc sống. Đến nay, mô hình đã triển khai 60 phần việc ý nghĩa, tiêu biểu như phối hợp Công an các huyện, thành phố trao tặng 1 ngôi nhà cho Công an viên bán chuyên trách tại xã Thượng Cốc với kinh phí hỗ trợ 100 triệu đồng cùng nhiều ngày công của cán bộ, chiến sỹ; tặng 14 chiếc xe đạp cho học sinh xã Mỹ Thành, Ân Nghĩa trị giá 15 triệu đồng; kịp thời động viên, xoa dịu mất mát trong vụ cháy nhà tại xã Thượng Cốc với số tiền 10 triệu đồng; giúp đỡ 3 em nhỏ mồ côi cả cha lẫn mẹ tại xóm Yên Kim, Yên Nghiệp 5 triệu đồng; trao tặng 20 con bò giống sinh sản cho các hộ hoàn cảnh khó khăn, tạo nguồn sinh kế bền vững.

Mô hình "Đồng hành cùng trẻ em đến trường” của Đảng bộ Quân sự huyện đã huy động kinh phí gần 400 triệu đồng trao 183 xe đạp, 261 cặp sách, 3 máy tính, 16 suất học bổng và nhận đỡ đầu 1 học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn... Bên cạnh đó, trong các chi, đảng bộ cơ sở xuất hiện nhiều cá nhân tiêu biểu, như: đồng chí Bùi Huy Vọng, chi bộ xóm Bưng Cọi, Đảng bộ xã Hương Nhượng nhiều năm tận tụy tìm tòi, nghiên cứu, sưu tầm về văn hoá Mường; thầy giáo Bùi Văn Niền, Chi bộ Trường TH&THCS xã Quý Hòa nhiều năm đồng hành, tận tình hướng dẫn học sinh vùng đặc biệt khó khăn nghiên cứu các sản phẩm khoa học kỹ thuật, đạt giải cao ở kỳ thi các cấp…

"Cho đi là còn mãi”

Đó là mô hình để lại hình ảnh cán bộ, chiến sỹ công an ghi dấu trong lòng dân với câu chuyện về Công an xã Văn Sơn cưu mang, giúp đỡ 4 em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở xóm Khụ.

Theo đồng chí Bùi Văn Cường, Chủ tịch UBND xã Văn Sơn, 4 trẻ sinh ra, lớn lên trong một gia đình "đặc biệt” bởi dù cha còn, mẹ còn nhưng các em chưa một ngày được nuôi dưỡng tử tế, không được học hành, đêm không có nơi nương náu, ngày phải tự lần mò kiếm miếng ăn. Tháng 1/2024, được sự đồng ý của cấp uỷ, chính quyền địa phương, cấp ủy lãnh đạo Công an huyện, Công an xã Văn Sơn đã đưa các em về bố trí chỗ ăn ở, sinh hoạt. Ngoài thời gian làm việc, các chú trong đơn vị lo việc bảo ban, hướng dẫn các em học chữ, làm việc nhà, tự chăm sóc bản thân. Sau 3 tháng được Trung tâm Công tác xã hội và quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh tiếp nhận, chăm sóc, từ tháng 6/2024, 4 đứa trẻ lại trở về địa phương, sống trong sự đùm bọc của chính quyền, Công an xã.

Nhằm thực hiện các giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ để cuộc sống của các em ổn định trong tương lai như Thông báo Kết luận số 112/TB-UBND của UBND huyện, các ngành, đoàn thể xã và xóm Khụ đã làm việc với gia đình, thống nhất phương án đón các em về, tiến hành khảo sát hoàn cảnh, lập biên bản làm việc và đề nghị gia đình ký cam kết đón các cháu về chăm sóc, nếu có vi phạm đề nghị xử lý nghiêm.

Để giải quyết khó khăn bước đầu khi đón các em về, chính quyền đã kêu gọi, huy động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm ủng hộ. Bên cạnh trang bị đồ dùng sinh hoạt thiết yếu, các em được chính quyền, Công an xã quan tâm bố trí người đến nắm bắt tình hình đời sống và chu cấp lương thực, thực phẩm hàng ngày. Ngoài ra, bằng mối quan hệ xã hội, người anh lớn nhất trong 4 em nhỏ đã được giới thiệu phụ việc rửa xe cho một cơ sở làm dịch vụ tại thị trấn Vụ Bản. Công việc phù hợp với khả năng của em và đảm bảo thu nhập cũng như thuận tiện cho việc chăm sóc, giáo dục. 3 em nhỏ hơn đang làm thủ tục tiếp nhận vào học tập tại trường, bố trí cán bộ, giáo viên kèm cặp. Mặt khác, Công an huyện cũng chủ động theo dõi sát sao, nắm bắt hành vi, biểu hiện trái quy định của pháp luật xảy ra tại gia đình (nếu có) dấu hiệu vi phạm sẽ kiên quyết xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy "Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”, "Mỗi người tốt, việc tốt là một bông hoa đẹp...”. Đồng chí Trần Công Lâm, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Lạc Sơn cho rằng: Những yếu tố tích cực, những điều tốt đẹp vẫn diễn ra, lan tỏa trong cuộc sống đời thường, là động lực để CB,ĐV và các tầng lớp nhân dân trong toàn huyện thi đua học tập, lao động, sáng tạo, tăng cường "nhân cái đẹp, dẹp cái xấu”, đồng thời tích cực tham gia đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong tình hình mới.

Bùi Minh

Các tin khác


“Chất xúc tác” thúc đẩy hoạt động từ cơ sở - nhìn từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình: Bài 1 - Khẳng định vai trò của những người “vác tù và hàng tổng”

Là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn nhưng những năm qua, Hòa Bình đã đi đầu trong thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC), đạt được kết quả tích cực. Tuy vậy, công tác cán bộ sau sáp nhập gặp không ít bất cập. Trong đó, với địa bàn rộng hơn, khối lượng công việc nhiều hơn, nhưng số lượng cán bộ cấp xã, thôn, tổ dân phố lại ít đi, phụ cấp còn thấp đã gây tâm tư cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở.

Tăng cường liên kết, thúc đẩy phát triển du lịch Hòa Bình – Hà Nội: Bài 2: Thúc đẩy du lịch Hòa Bình - Hà Nội vươn xa

Những năm gần đây, du lịch Hòa Bình đạt mức tăng trưởng đáng ghi nhận. 6 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh đón gần 2,9 triệu lượt khách, doanh thu từ du lịch ước đạt 2.928 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng 33%, đạt 64% kế hoạch năm. Tuy nhiên, những con số này được đánh giá vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Do đó, liên kết du lịch được xác định là hướng đi quan trọng nhằm khai thác triệt để tiềm năng, thế mạnh của địa phương, cụ thể là liên kết phát triển du lịch Hòa Bình – Hà Nội. Không chỉ kết nối các di tích, di sản mà còn đòi hỏi tăng cường kết nối giữa các ngành, các địa phương; giữa cộng đồng dân cư các điểm du lịch với du khách; giữa các hoạt động quản lý, khai thác văn hóa, du lịch để phát triển du lịch chuyên nghiệp.

Tăng cường liên kết, thúc đẩy phát triển du lịch Hòa Bình – Hà Nội: Bài 1: Hòa Bình – điểm đến hấp dẫn với du khách Thủ đô

Nằm giáp ranh với Thủ đô Hà Nội, giao thông thuận tiện, khí hậu trong lành, bản sắc văn hóa các dân tộc phong phú, sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng… Hòa Bình là điểm đến hấp dẫn với người dân Hà Nội. Ở chiều ngược lại, Thủ đô văn hiến với dày đặc các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và nơi văn hóa hội tụ là điểm đến yêu thích của người dân Hòa Bình dịp cuối tuần. Tăng cường liên kết để thúc đẩy du lịch Hòa Bình – Hà Nội cùng tiếp tục phát triển nhanh, bền vững là yêu cầu đặt ra đối với cả 2 địa phương trong thời gian tới. 

 Bài 1: Hòa Bình – điểm đến hấp dẫn với du khách Thủ đô

Người Mường ở Thủ đô - không để “mất gốc” văn hóa: Bài 3 - Khai thác văn hóa thành nguồn lực phát triển Thủ đô

Nhỏ bé nhưng đậm bản sắc, số lượng ít nhưng giàu sức mạnh nội sinh. Cộng đồng người Mường ở Thủ đô đã cùng nhau gìn giữ cái gốc văn hóa bền chặt để tự tin hòa nhập vào nền văn hóa rực rỡ của Hà Nội. Không những thế, các giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc đang được khai thác đúng hướng để trở thành nguồn lực phát triển Thủ đô "văn hiến - văn minh - hiện đại”.

Người Mường ở Thủ đô - không để “mất gốc” văn hóa: Bài 2 - Giữ gìn bản sắc, củng cố sức mạnh nội sinh

Vào chiều Chủ nhật hàng tuần, tiếng chiêng Mường lại vang lên trong không gian quen thuộc của nhà văn hóa thôn 5, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất (Hà Nội). Các thành viên Câu lạc bộ (CLB) Văn hóa - văn nghệ - thể dục thể thao người cao tuổi thôn 5 say sưa truyền dạy cho nhau cách đánh chiêng. Từ cách cầm chiêng, đánh dùi thế nào để phát ra thanh âm đẹp, đến cách phân nhịp và cảm thụ âm thanh, cách phân biệt làn điệu chiêng Mường so với loại hình cồng chiêng của dân tộc khác… Gần 14 năm nay, đây là nội dung sinh hoạt đã kết nối các thành viên và tạo bản sắc cho CLB.

Người Mường ở Thủ đô - không để “mất gốc” văn hóa: Bài 1 - Về nơi văn hóa hội tụ

Ngày 01/8/2008 là dấu mốc lịch sử quan trọng của Thủ đô Hà Nội khi Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 của Quốc hội khóa XII về điều chỉnh địa giới hành chính TP Hà Nội và một số tỉnh liên quan chính thức có hiệu lực. Đây là lần điều chỉnh quy mô lớn nhất, tính chất và ý nghĩa đặc biệt nhất trong suốt chiều dài nghìn năm lịch sử của Thăng Long - Hà Nội. Như suối nhỏ hòa vào dòng sông, 4 xã: Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình được sáp nhập vào Thủ đô Hà Nội đến nay đã 16 năm. Tự hào trở thành công dân Hà Nội và góp phần mở rộng cộng đồng dân tộc Mường nơi đây, những người Mường ở Thủ đô đã cùng nhau hiện thực hóa một quyết tâm: Không để "mất gốc” văn hóa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục