Sau giai đoạn phát triển "nóng”, đây là thời gian cam Cao Phong bước vào chu kỳ tái canh lớn nhất. Khoảng lặng này là cần thiết để nhìn nhận lại, đánh giá những cái được, cũng như tồn tại, hạn chế để có giải pháp căn cơ nhằm phát triển và giữ vững thương hiệu cam Cao Phong. Trong đó, tổ chức lại sản xuất vùng cam là tất yếu!


Bể phun thuốc bảo vệ thực vật hình trụ là sáng kiến của ông Phạm Văn Cường, khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), hiện được áp dụng rộng rãi. 

Thực hiện đề án tái canh cây có múi

Quá trình canh tác lâu năm, sử dụng nhiều phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hoá học khiến nhiều diện tích đất ở vùng cam Cao Phong chai cứng, mất kết cấu. Cùng với đó là hệ vi sinh vật đất nghèo nàn, tích lũy nhiều nguồn sâu bệnh. Đặc biệt, quá trình tăng "nóng” diện tích trong thời gian ngắn đã gây ra nhiều hệ lụy, khiến hàng nghìn ha cam phải chặt bỏ. Trước thực tế đó, ngày 16/9/2021, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2078/QĐ-UBND về phê duyệt đề án "Tái canh cây ăn quả có múi tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”.

"Tái canh cây ăn quả có múi, trong đó có cây cam được xác định là tổ chức lại sản xuất, với vai trò nòng cốt là doanh nghiệp, hợp tác xã có liên kết chặt chẽ với các hộ sản xuất theo chuỗi giá trị. Qua đó phát triển bền vững và gia tăng chuỗi giá trị trong sản xuất cây ăn quả có múi tập trung, đồng bộ từ khâu tổ chức sản xuất đến thu hái, sơ chế, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm”, đồng chí Nguyễn Huy Nhuận, Giám đốc Sở NN&PTNT nhấn mạnh. Theo Giám đốc Sở NN&PTNT, mục tiêu đến năm 2025 của đề án là tập trung tái canh cây ăn quả có múi trên địa bàn huyện Cao Phong với cây cam, quýt, quy mô khoảng 1.500 ha. Theo đó, đưa toàn bộ diện tích cây có múi trên địa bàn huyện đạt 8 chỉ tiêu quan trọng. Như 100% diện tích trồng tái canh sử dụng nguồn giống sạch bệnh được khai thác từ cây đầu dòng hoặc từ hệ thống nhân giống 3 cấp; cây giống đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia; cấp được ít nhất 50 mã số vùng trồng và 10 mã số cơ sở đóng gói; ít nhất 10 sản phẩm quả tươi hay sản phẩm sơ chế, chế biến được chứng nhận OCOP từ  3 sao trở lên…

Để đạt được những mục tiêu đó, tỉnh sẽ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ giống, khoa học kỹ thuật cho người dân. Trước mắt triển khai mô hình cánh đồng mẫu tái canh tại thị trấn Cao Phong. Mô hình có quy mô 13,98ha với 32 hộ, 33 vườn, các hộ tự nguyện tham gia. Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cao Phong Bùi Văn Dán chia sẻ: Các hộ dân đăng ký tham gia mô hình cánh đồng mẫu được hỗ trợ về giống cây sạch bệnh, được phân tích mẫu đất, cải tạo đất trước khi trồng mới hoặc tái canh. Những vườn đã trồng từ trước cũng được lấy mẫu đất để phân tích, từ đó khuyến cáo người dân có biện pháp tác động vào đất để đất đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật sản xuất cam đạt chất lượng. 

Ông Hà Ngọc Tuyền, Giám đốc Công ty TNHH MTV Cao Phong Hòa Bình rất phấn khởi khi các thành viên của công ty được hưởng lợi từ đề án tái canh. Ông Tuyền chia sẻ, những năm 2019 - 2022, giá cam xuống thấp khiến người trồng cam lao đao. Nhưng từ vụ cam năm ngoái, giá cam đã tăng trở lại, nhất là đầu vụ cam năm nay, dự báo giá tiếp tục tăng cao hơn so với năm trước. Theo đề án, công ty được giao đến năm 2025 phát triển diện tích cam đạt 500ha. Trong năm 2023 - 2024, công ty đã được hỗ trợ về cây giống và đã hoàn thành trồng diện tích cánh đồng mẫu, hiện cây phát triển tốt. "Với những sự hỗ trợ thiết thực, chúng tôi rất phấn khởi và tin tưởng sẽ hoàn thành mục tiêu được giao theo đề án tái canh”, ông Tuyền khẳng định. 

Thay đổi tư duy để phát triển cây cam bền vững

Sự hỗ trợ, đồng hành của cơ quan hữu quan có ý nghĩa quan trọng để phát triển bền vững vùng cam Cao Phong. Nhưng một yếu tố cũng không kém phần quan trọng khác quyết định sự thành bại với cây trồng "khó tính” này chính là thay đổi trong tư duy sản xuất. Những người gặt hái thành công mà chúng tôi có dịp trò chuyện đều có điểm chung là rất quan tâm đến "sức khoẻ” của đất.

Ông Phạm Văn Cường, khu 3, thị trấn Cao Phong, người có vườn cam luôn xanh tốt và đều đặn thu tiền tỷ mỗi năm. Có thời điểm nhiều vườn xung quanh bị vàng lá, thối rễ nhưng vườn cam của ông Cường vẫn cho năng suất, chất lượng ổn định. Bí quyết của ông gói gọn trong 6 từ "áp dụng khoa học kỹ thuật”. Bởi theo ông, trồng cam không dành cho những "tay mơ", nếu cứ lạm dụng thuốc BVTV, phân bón hoá học thì trước sau cũng thất bại. 

"Phân bón cho cây rất quan trọng, phải đưa các chất vi sinh vào để phân huỷ chất hữu cơ trong đất, chứ lạm dụng phân bón hoá học sẽ khiến đất chai cứng, cây kém phát triển rồi chết. Bên cạnh đó, việc phối trộn hợp lý thuốc BVTV rất quan trọng, đặc biệt là chất điều hoà sinh trưởng cho cây”, ông Cường chia sẻ. Ông Cường cũng nhấn mạnh, phải yêu nghề, gắn bó với cây trồng và luôn chịu khó tìm tòi, học hỏi, sáng tạo thì mới có thành công lâu dài. Ông chính là chủ nhân của sáng kiến bể phun thuốc BVTV   hình trụ thay cho bể hình vuông, hình chữ nhật truyền thống hiện được áp dụng rộng rãi. Gần đây, ông tiếp tục nghiên cứu ra chất bám dính để nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc BVTV với chi phí rẻ, hiệu quả được ông "khoe” cao gấp nhiều lần. Với những nỗ lực đó, ông đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen về thành tích phát minh sáng kiến, cải tiến kỹ thuật cho nền nông nghiệp Việt Nam…

Một điển hình khác là ông Nguyễn Văn Trường, xóm Dệ, xã Bắc Phong. Gia đình ông Trường sở hữu vườn cam rộng 8.000m2. Mặc dù vườn cam đã bước sang tuổi thứ 17 nhưng vẫn "sung sức”, mỗi năm đem lại thu nhập khoảng 500 triệu đồng. Có được điều đó là do từ nhiều năm trước, ông Trường đã nắm vững kỹ thuật chăm sóc cây cam. Đặc biệt trong giai đoạn "hoàng kim”, khi nhiều hộ lạm dụng phân bón hoá học, ông Trường lại chú trọng sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh. Bởi ông quan niệm, đất tốt thì cây mới phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế lâu dài, như thế cũng là để bảo vệ sức khoẻ cho chính gia đình. 

"Những năm gần đây, chúng tôi rất chú trọng về dinh dưỡng của đất. Đó là lý do vì sao năm 2023, sản phẩm cam quả của chúng tôi đã xuất khẩu sang thị trường Anh quốc, một thị trường rất khó tính ở châu Âu. Với 921 chỉ tiêu đều đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, không có dư lượng thuốc BVTV, dư lượng kim loại nặng trong đất đã minh chứng cho nỗ lực trong sản xuất cam sạch của công ty. Chúng tôi mong muốn được ngành chức năng tiếp tục quan tâm, nhất là "kê đơn, bốc thuốc” vì sâu bệnh vẫn là một trong những rủi ro lớn. Qua đó giúp cam Cao Phong phát triển, giữ vững thương hiệu, nâng cao giá trị kinh tế”, những bộc bạch của ông Hà Ngọc Tuyền, Giám đốc Công ty TNHH MTV Cao Phong Hòa Bình cũng là mong mỏi của những người trồng cam ở đất Mường Thàng. 

Có thể nói, với những nỗ lực của ngành chức năng, sự thay đổi về tư duy sản xuất của người trồng cam là yếu tố quan trọng để khắc phục những bất cập sau giai đoạn phát triển "nóng”. Đây cũng là nền tảng để tiếp tục phát triển thủ phủ cam Cao Phong hướng tới những giai đoạn "hoàng kim” tiếp theo trong tương lai…


Thúy Hằng - Viết Đào


Các tin khác


Bản “không chồng” trên đỉnh núi mờ sương

Đêm cuối thu, trên con đường vào bản Hang Kia, xã Hang Kia (Mai Châu) hun hút như đi sâu vào lòng núi. Đâu đó vọng lên tiếng khóc hờ ai oán giữa bốn bề mờ sương...

Hơn 40 năm sau cuộc di dân lịch sử - giải pháp nào xoá ''vùng lõm" hồ Hoà Bình Bài 5: Giải pháp để người dân vùng hồ sông Hòa Bình thoát nghèo

Sau nhiều năm thực hiện các đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà, kết hợp lồng ghép các chương trình, dự án khác, đời sống người dân vùng hồ từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, vùng hồ còn nhiều khó khăn, thu nhập bấp bênh, đời sống người dân thấp hơn so với mặt bằng chung… Đặc biệt, người dân vẫn thiếu đất sản xuất, thiếu mặt bằng làm nhà ở, điện chưa ổn định, nguy cơ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu, thiên tai.

Hơn 40 năm sau cuộc di dân lịch sử - giải pháp nào xoá ‘vùng lõm” hồ Hoà Bình Bài 4: Nhường đất giờ vẫn thiếu đất, đối mặt với thiên tai, trượt sạt

Các xã vùng hồ Thuỷ điện Hoà Bình địa hình chia cắt, độ dốc lớn, mặt bằng và các điều kiện sản xuất, đời sống rất khó khăn. Hơn 40 năm sau chuyển dân phục vụ công trình Thủy điện Hòa Bình, cuộc sống người dân vẫn chưa ổn định, thường đối mặt với thiên tai, trượt sạt, biến đổi khí hậu.

Hơn 40 năm sau cuộc di dân lịch sử - giải pháp nào xoá " vùng lõm" hồ Hoà Bình: Bài 3 - “Trả nợ” người dân vùng hồ Hòa Bình

Nhằm hỗ trợ đồng bào vùng chuyển dân sông Đà phục vụ xây dựng Thuỷ điện Hoà Bình sản xuất, nâng cao đời sống, Đảng và Nhà nước đã quan tâm, có nhiều chính sách hỗ trợ, tạo nguồn sinh kế. Các chương trình, dự án được triển khai từ năm 1994 đến nay góp phần cải thiện sinh kế, bộ mặt nông thôn miền núi từng bước đổi thay, đời sống người dân dần được cải thiện.

Hơn 40 năm sau cuộc di dân lịch sử - giải pháp nào xoá ''vùng lõm" hồ Hoà Bình: Bài 2 - Cuộc sống người dân hết sức khó khăn sau di dân

Khi hoàn thành cuộc ngăn sông lịch sử lớn nhất thế kỷ 20, Thủy điện Hòa Bình là bản hùng ca về về ý chí, tinh thần, nghị lực Việt Nam; là những ca từ xúc động trên công trường rộn tiến ca; là khí thế thi công ngày đêm rầm rập vượt tiến độ, đưa công trình vào vận hành khai thác tốt các chức năng điều tiết nước, chống lũ, chống hạn, đảm bảo giao thông đường thủy, phát điện phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Song cũng là lúc người dân vùng hồ lâm vào tình trạng hết sức khó khăn, co cụm trên núi đồi, hình thành các chòm xóm, hầu hết cách biệt và cô lập…

Hơn 40 năm sau cuộc di dân lịch sử - giải pháp nào xoá “vùng lõm” hồ Hoà Bình: Bài 1 - Cuộc chuyển dân lịch sử phục vụ công trình Thủy điện Hòa Bình

Công trình Thủy điện Hòa Bình là một kỳ tích được tạo dựng bằng ý chí, quyết tâm, mồ hôi, công sức của cán bộ, Nhân dân cả nước trong hành trình trị thủy, chinh phục dòng sông Đà hung dữ, chuyển hóa sức nước thành dòng năng lượng điện phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - điện đại hóa đất nước. Đến nay, sau hơn 40 năm thực hiện cuộc di dân vùng hồ thủy điện Hòa Bình, nhiều nơi đã tiến xa nhưng vẫn còn những vùng trũng, khoảng tối trong cuộc sống người dân vùng hồ từng "hy sinh" rất lớn phục vụ công trình thế kỷ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục