Bài 1 - Phát huy vai trò người có uy tín 


Như những cây cổ thụ vững chãi của bản làng, người có uy tín (NCUT) trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã khẳng định vai trò, trách nhiệm, góp sức cùng các cấp chính quyền dẫn dắt người dân cùng đồng thuận, chung tay xây dựng hệ thống chính trị; phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới; giữ vững an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Tính đến tháng 1/2025, toàn tỉnh có 1.399 NCUT. Họ là những bí thư chi bộ, trưởng thôn, bản, già làng, cán bộ nghỉ hưu, nhà giáo, thầy thuốc, người sản xuất giỏi và các thành phần khác. Giai đoạn 2021 - 2023, trên địa bàn tỉnh có 33 NCUT tiêu biểu được UBND tỉnh tặng bằng khen. Giai đoạn 2020 - 2025, tỉnh có 1 NCUT được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen và 19 NCUT được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tặng bằng khen.


Ông Đinh Văn Lừng, người có uy tín xóm Bương Bái, xã Vân Sơn (Tân Lạc) tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cho người dân trên địa bàn.

Những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các sở, ngành đã có nhiều giải pháp hiệu quả để phát huy vai trò NCUT trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nổi bật như thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của NCUT; thực hiện tốt việc hỗ trợ vật chất, động viên tinh thần; phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là những chủ trương liên quan đến chính sách dân tộc. Tổ chức các lớp bồi dưỡng, hội nghị tập huấn về nội dung, phương pháp, kỹ năng, kinh nghiệm vận động quần chúng... để NCUT tuyên truyền cho đồng bào DTTS. Qua công tác vận động, đội ngũ NCUT đã gương mẫu, tích cực tham gia các phong trào của địa phương, tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia xây dựng nông thôn mới.

Tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết dân tộc

Giữa non cao Vân Sơn (Tân Lạc), NCUT Đinh Văn Lừng ở xóm Bương Bái luôn được bà con tin yêu, nể trọng. Người dân không chỉ kính trọng ông bởi những thành tựu, dấu ấn để lại trong giai đoạn ông là người đứng đầu chính quyền địa phương, mà còn vì những tâm huyết xây dựng hệ thống chính trị cơ sở và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc.

Sau khi nghỉ hưu theo chế độ từ năm 2020, ông Lừng được nhân dân suy tôn là NCUT. Ông đã vận dụng trí tuệ, bản lĩnh và kinh nghiệm vào công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và tăng cường khối đại đoàn kết trong cộng đồng dân cư. Ông cùng các thành viên tổ hòa giải kịp thời có mặt tại các điểm tiềm ẩn nguy cơ phát sinh vụ việc, tham gia hòa giải thành công 4 vụ tranh chấp đất đai, 3 vụ mâu thuẫn anh em, 2 vụ ly hôn…

Ông Lừng chia sẻ: "Bằng trí tuệ, vốn sống, kinh nghiệm và uy tín của người đảng viên, tôi mong muốn được đóng góp công sức nhỏ bé trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh. Để làm được điều đó, cá nhân tôi phải thực sự gần dân, lắng nghe những điều dân mong muốn, tích cực bám nắm, sâu sát cơ sở. Từ đó tạo được lòng tin, trở thành sợi dây kết nối giữa cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) với nhân dân”.

Cũng như ông Đinh Văn Lừng, những NCUT khác như các ông: Vì Trọng Phiều (xóm Lầu, xã Mai Hạ, huyện Mai Châu), Lò Văn Quyết (xóm Diều Luông, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc), Nguyễn Ngọc Ánh (tổ 1, phường Hữu Nghị, TP Hòa Bình)… và nhiều NCUT khác trên địa bàn tỉnh vẫn ngày đêm thầm lặng cống hiến. Tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm, gương mẫu trong lời nói và việc làm để gia đình, dòng họ, thôn bản, cộng đồng noi gương, làm theo. Tích cực phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện nếp sống văn hóa mới, xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan…

Tham gia công tác xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, NCUT phối hợp chính quyền, MTTQ, các đoàn thể quần chúng đưa quy chế dân chủ vào cuộc sống. Xây dựng, phát triển các tổ chức hội, vận động nhân dân tham gia các phong trào thi đua. Thông qua các đợt tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp, NCUT có nhiều ý kiến đóng góp thiết thực vào chương trình phát triển KT-XH và công tác xây dựng Đảng, chính quyền, góp phần quan trọng vào việc xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, củng cố niềm tin của đồng bào DTTS vào hệ thống chính trị và chính quyền cơ sở.

Nhiều NCUT là già làng, cán bộ nghỉ hưu tuy tuổi cao nhưng vẫn nhiệt tình tham gia công tác ở cơ sở, đảm đương các chức vụ như: Bí thư chi bộ; trưởng thôn, bản…; tham gia tổ hòa giải, tổ an ninh. Qua đó góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh toàn diện, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Tiên phong tham gia xây dựng nông thôn mới

Trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đội ngũ NCUT đã tham gia cùng chính quyền địa phương vận động bà con hiến đất làm đường, giải phóng mặt bằng xây dựng các tuyến đường dân sinh, công trình phúc lợi công cộng… Với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm”, nhiều gia đình NCUT đã cống hiến, huy động hiệu quả nguồn lực trong nhân dân để xây dựng nhà văn hóa thôn, bản, sửa chữa và cải tạo trường học, các tuyến đường liên thôn, bản, liên xã… Với sự tham gia tích cực, tiên phong, gương mẫu của NCUT, phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh được đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ, tham gia hiến đất, giải phóng mặt bằng… để thực hiện các tiêu chí chương trình nông thôn mới của địa phương.

Tiêu biểu như ông Bùi Đức Thượng, NCUT khu Mớ Đồi, thị trấn Bo (Kim Bôi) đã vận động 8 hộ hiến đất thổ cư và 40 hộ hiến đất nông nghiệp để mở rộng đường giao thông; ông Triệu Văn Tâm, NCUT xóm Bò Liêm, xã Đồng Tân (Mai Châu) tích cực tuyên truyền, vận động 62 lượt hộ gia đình hiến 6.175m2 đất để làm đường, xây dựng hệ thống thủy lợi; ông Nguyễn Văn Hữu, NCUT, Tổ trưởng tổ dân phố số 9, phường Kỳ Sơn (TP Hòa Bình) vận động 10 hộ gia đình hiến 2.450m² đất làm đường giao thông nội đồng, nhà văn hóa, vận động nhân dân tham gia xây dựng mô hình chỉnh trang nhà cửa, xây dựng đoạn đường cây xanh nở hoa. Ông Quách Văn Thỏn, dân tộc Mường, Trưởng xóm Nhụn, xã Yên Phú (Lạc Sơn) vận động 105 hộ dân của xóm về khu tái định cư bàn giao mặt bằng thi công công trình hồ chứa nước Cánh Tạng, đồng thời vận động hộ dân hiến 157 ha đất cho công trình hồ chứa nước, tuyên truyền nhân dân tu chí làm ăn, phát triển kinh tế nâng cao đời sống…

NCUT đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương phát triển KT-XH; tham gia các lớp tập huấn, trao đổi kinh nghiệm, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông, lâm nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Nhờ đó, vùng đồng bào DTTS và miền núi có sự thay đổi đáng kể, đời sống người dân được cải thiện.

(Còn nữa)

Đức Anh


Các tin khác


Đánh thức lợi thế kinh tế rừng: Bài 1: Rừng - Nguồn lực, lợi thế cạnh tranh của tỉnh Hoà Bình

Có diện tích rừng lớn và độ che phủ cao, Hoà Bình được đánh giá là địa phương nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế rừng. Trong những năm qua, các cấp uỷ Đảng, chính quyền tỉnh Hoà Bình đã triển khai nhiều biện pháp nhằm bảo vệ và phát huy bền vững giá trị của rừng. Trong đó, mục tiêu lớn nhất là tạo sinh kế vững chắc và tiến tới làm giàu cho người dân từ rừng.

Thực hiện loạt nghị quyết chuyên đề ở huyện Lạc Sơn - Tạo đột phá từ thách thức: Bài 3 - “cú hích” để nông nghiệp, nông thôn chuyển động

Dồn điền, đổi thửa (DĐ, ĐT) và Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) có ý nghĩa quan trọng đối với nông nghiệp, nông thôn. Tại huyện Lạc Sơn, mặc dù đã có nhiều văn bản chỉ đạo, chương trình, kế hoạch của tỉnh, của địa phương, nhưng kết quả đạt được còn hạn chế. Tại thời điểm đầu năm 2023, trên địa bàn mới có 3 xã triển khai công tác DĐ, ĐT, 10 sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 sao. Nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện ban hành Nghị quyết số 12-NQ/HU, ngày 7/4/2023 về DĐ, ĐT và phát triển sản phẩm OCOP.

Thực hiện loạt nghị quyết chuyên đề ở huyện Lạc Sơn - Tạo đột phá từ thách thức: Bài 2 - Khơi dậy, phát huy bản sắc văn hóa trong cộng đồng Mường Vang

Quá trình tiếp biến và giao thoa về kinh tế, văn hóa, một số loại hình di sản văn hóa phi vật thể, nghệ thuật truyền thống có nguy cơ mai một. Để tạo điểm nhấn trong thực hiện chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Huyện ủy Lạc Sơn đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/HU, ngày 20/12/2021 về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường trên địa bàn huyện.

Thực hiện loạt nghị quyết chuyên đề ở huyện Lạc Sơn - Tạo đột phá từ thách thức: Bài 1 - Bứt khỏi “vùng trũng” thu hút đầu tư

Để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 với các giải pháp, bước đi phù hợp, Huyện ủy Lạc Sơn ban hành loạt nghị quyết chuyên đề nhằm thúc đẩy thực hiện các đột phá chiến lược, đồng thời góp phần tạo chuyển biến sắc nét, toàn diện cho bức tranh kinh tế - xã hội của địa phương.

Ghi dấu hành trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo: Bài 3 - “Trái ngọt” từ chương trình ý nghĩa, nhân văn

Niềm vui trong những căn nhà Đại đoàn kết đầy nghĩa tình được trao tặng là "trái ngọt” từ Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát (XNT, NDN), tạo động lực giúp người dân từng bước giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hiện thực hóa "giấc mơ” an cư đã trao cơ hội vươn lên, giúp cuộc sống hộ nghèo dần ổn định, từ đó càng vun đắp niềm tin vào Đảng, Nhà nước, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.

Ghi dấu hành trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo: Bài 2 - Vận dụng, sáng tạo gỡ khó làm nhà ở cho hộ nghèo

"Ăn có lúc còn không đủ, lấy đâu ra tiền đối ứng làm nhà” - câu trả lời đầy trăn trở các địa phương thường xuyên gặp phải khi triển khai rà soát, giải ngân nguồn vốn cho hộ nghèo làm nhà ở, thậm chí có hộ đòi trả lại tiền hỗ trợ cho nhà nước vì sợ gánh nợ. Không chỉ về vốn đối ứng, nhiều tình huống "dở khóc, dở cười” đã gặp khi triển khai chương trình như: Đã giải ngân để làm nhà thì gia đình nộp đơn ly hôn, nhất quyết đòi chia đôi tài sản, kể cả tiền nhà nước hỗ trợ; người nhà mắc bệnh tâm thần, khi khởi công xây dựng thì ra ngăn cản, đòi đập phá; có trường hợp chủ nhà không chịu làm ăn nên bà con làng xóm không tới giúp khi được hỗ trợ làm nhà… Tuy vậy, với quyết tâm cao từ tỉnh đến cơ sở, các địa phương đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo, đem lại hiệu quả thiết thực, dần tháo gỡ những vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát (XNT, NDN), xây dựng những mái ấm vững chắc, kiên cố cho người nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục