Nghệ sĩ Minh Sáng dạy các cháu hát chèo

Nghệ sĩ Minh Sáng dạy các cháu hát chèo

(HBĐT) - Thời gian đã nhuộm sương trắng mái đầu người nghệ sĩ bước sang tuổi 75, cái tuổi không còn cho người ta sức khoẻ dồi dào để hào sảng câu hát. Nhưng thời gian không làm phai nhạt trong ông niềm say mê, tâm huyết với câu hát chèo. Trong một buổi sáng tháng 5 yên bình ở Tiểu khu 2, Bãi Lạng, Lương Sơn, giọng ca “thổ đồng” của nghệ sĩ Minh Sáng lại vang lên, đưa chúng tôi trở về với oan khiên Nguyễn Trãi…

 

Tiếng hát át tiếng bom

 

Hơn 60 năm về trước, cậu bé Minh Sáng vì yêu thích câu hát, ngẩn ngơ với những giai điệu mà đã cắp tráp theo cha đi khắp các buổi hầu đồng hay vội vã chạy theo gánh hát rong khi nghe thấy tiếng trống dồn. Niềm đam mê thắp lên lửa nhiệt tình để cậu bé Sáng hăng hái tham gia vào các phong trào văn nghệ của địa phương. Trời cho giọng hát vang và sáng, Minh Sáng được tuyển chọn vào đoàn chèo “Lúa Mới” ngay từ những ngày đoàn chèo mới thành lập. Nhớ lại những năm tháng khởi nghiệp, nghệ sĩ Minh Sáng xúc động: “Tôi vinh dự được là thế hệ học trò của cụ tổ hát chèo Lý Mầm (Thái Bình), Hai Sinh (Hà Tây), Năm Ngũ (Bắc Ninh)…. Các thầy không chỉ truyền dạy cho tôi kỹ thuật hát chèo, những bài chèo cổ mà còn truyền cho tôi sự tâm huyết và tình yêu câu hát chèo”.

 

Bắt đầu hát chèo năm 20 tuổi, Minh Sáng đã đem hết tâm sức, cần cù như một con ong thợ xây dựng đoàn chèo “Lúa Mới”, sau đó là đoàn chèo “Hà Tây”. Hơn 40 năm gắn bó với nghề, câu hát chèo đã ngấm vào máu thịt, thổn thức trong từng nhịp thở người nghệ sĩ. Nhìn lại chặng đường đã đi qua, Minh Sáng tự hào vì mình đã vinh dự là người chiến sỹ văn hoá, cất cao tiếng hát át tiếng bom. Nhớ lại những tháng ngày kháng chiến chống Mỹ, tình yêu nước và lòng yêu nghề đã thôi thúc Minh Sáng gia nhập đội quân chiến sỹ văn hoá xung kích. Giữa rừng Trường Sơn lịch sử, trong khi máy bay Mỹ đang gầm rú càn quét trên bầu trời thì Minh Sáng và các đồng nghiệp vẫn say mê những câu hát ca ngợi quê hương đất nước, động viên chiến sỹ vững tay súng đánh đuổi quân xâm lược bảo vệ đất nước. Bước chân ông đã đi khắp các tỉnh miền Bắc, mang theo câu hát xuyên núi, băng rừng phục vụ bộ đội và bà con.

 

Thời điểm này, trong khó khăn chung của đất nước, những người nghệ sĩ như Minh Sáng đã phải vượt lên rất nhiều trở ngại để có thể sống với nghề. Người nghệ sĩ đã phải lặn lội khắp vùng sâu, vùng xa, mang ánh sáng văn hoá đến cho nhân dân. Minh Sáng không thể quên những kỉ niệm vừa đẩy xe bò chở trang thiết bị lên vùng cao vừa thoại lời kịch, mượn ván của người dân kê làm sân khấu, biểu diễn dưới ánh sáng đèn Măng – xông… Có những ngày diễn 3,4 buổi để kịp thời động viên tinh thần chiến sỹ. Rồi những buổi biểu diễn trong hang núi hay ở lán bộ đội giữa rừng, nhiều vở diễn bị cắt ngang vì Mỹ ném bom… Thời kỳ đó, hát mấy tiếng đồng hồ chỉ được bồi dưỡng bát cháo đường phèn là sang trọng lắm rồi! Khó khăn, tàn khốc là thế nhưng chưa bao giờ nghệ sĩ Minh Sáng nản lòng, vượt lên gian nan ông quyết tâm sống trọn với nghề và đã trở thành một giọng ca vàng, một con dao pha trong đoàn chèo.

 

Minh Sáng không nhớ nổi mình đã đóng bao nhiêu vai, hát bao nhiêu vở. Ông đã từng hoá thân thành chàng Hoàng tử trong vở “Tấm Cám”, là Lý trưởng trong “Quan âm Thị Kính”, là Nguyễn Trãi từ sáu trăm năm về trước hiện về rất thanh tao, khí phách và oan khiên... Sinh ra và lớn lên trên quê hương Nguyễn Trãi, có lẽ vai diễn Nguyễn Trãi là một trong số những vai diễn để đời của nghệ sĩ Minh Sáng. Ông bồi hồi nhớ lại: “Có lần tôi biểu diễn vở này, đồng chí cố Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Xuân Trường sau khi xem xong đã ôm lấy tôi và bảo: “Xem cậu diễn, mình tưởng Nguyễn Trãi vừa sống lại”. Đó là một kỷ niệm đẹp mà tôi sẽ không bao giờ quên!”.

 

Ông đóng cả vai “nền” và vai “lệch”. Khi vào vai “nền”, Minh Sáng được khán giả yêu thương, chia sẻ đắng cay ngọt bùi. Khi vào vai “lệch” lại bị ghét bỏ, chối từ. Khán giả ghét cái vai diễn của ông, ghét những cử chỉ phản diện như thật của ông chứ không ghét bỏ gì ông. Và có lẽ, người nghệ sĩ nào trên sân khấu cũng mong mình có thể hoá thân được như vậy!

 

Nhắc đến Minh Sáng, người ta vẫn truyền tai nhau rằng “Ai đã từng nghe Minh Sáng “ngâm sổng” trong vở “Lưu Bình Dương Lễ” hẳn sẽ suốt đời trân trọng tình bạn lúc nguy nan. Đó là kết quả của sự tìm tòi, nghiên cứu, luyện tập kỹ lưỡng mà nghệ sõ Minh Sáng đã nỗ lực thực hiện trong suốt thời gian qua với mong muốn làm mới bản thân, làm phong phú vai diễn và thoả mãn đam mê nghề. Tài năng và niềm đam mê của ông đang được các thế hệ nghệ sĩ chèo sau này học tập và noi theo. Và tấm huy chương “Chiến sĩ văn hoá” được ông trân trọng đeo trên ngực áo là phần thưởng cao quí ghi danh một tấm lòng nghệ sĩ, một đam mê nghệ thuật, một khát khao cống hiến hết mình cho đất nước, cho nhân dân.

 

Cả cuộc đời chỉ đam mê ca hát

 

Năm 1992, ông bắt đầu nghỉ hưu, trở về với cuộc sống đời thường nơi khóm chuối, vườn cau nhưng Minh Sáng vẫn hát, hát cho chính mình nghe để thoả mãn nỗi nhớ và đam mê nghề. Đã rời xa ánh đèn sân khấu nhưng ông vẫn giữ lối sống, thói quen của một người nghệ sĩ với ý thức giữ giọng: không uống rượu, không hút thuốc, không uống nước chè…. Là người nghệ sĩ trân trọng và yêu nghề, Minh Sáng hết sức chú ý giữ gìn giọng “thổ đồng” vang và sáng. Ông thường ngậm muối, hút trứng gà tươi, ngậm sâm, ăn đồ mát để giữ giọng. Vậy nên dù đã bước sang tuổi 75 nhưng ông vẫn có thể hát không có loa cho cả trăm người nghe. Giờ đây, an nhàn với cuộc sống tuổi già bên con cháu nhưng Minh Sáng vẫn chưa nguôi nhớ những khi đóng vai ông quan to mũ cao áo dài nói lời trịch thượng, có khi làm chàng hoàng tử hào hoa và cũng không hiếm khi hoá thân trở thành kẻ ăn mày đầu đường xó chợ đầy bi thương giữa ánh sáng rực rỡ của đèn chiếu và âm nhạc bổng trầm.

 

“Không được hát nữa chẳng khác nào tôi chết nửa cuộc đời”! Có lẽ vì cái nợ duyên gắn bó quá sâu đậm mà tuy đã bước sang tuổi xế chiều nhưng Minh Sáng vẫn miệt mài, trăn trở với câu chèo. Bắt đầu về nghỉ hưu là ông bắt đầu sáng tác và tổ chức các lớp dạy hát chèo tại địa phương. Ông là người sáng lập và cũng là người thầy của chiếu chèo Tiểu khu 2 (Bãi Lạng – Lương Sơn). Chiếu chèo đã qui tụ gần 20 người có chung niềm yêu thích hát chèo. Họ đến với chiếu chèo mà trong tay chỉ có vẻn vẹn niềm đam mê. Thầy Minh Sáng lại bắt đầu hướng dẫn từ cách gõ phách, lấy hơi, múa chèo…. Từ các làn điệu chèo cổ cho đến các làn điệu chèo mới ca ngợi Đảng, Bác Hồ, đất nước… do chính thầy Minh Sáng sáng tác. Hơn 10 năm hoạt động, chiếu chèo của thầy Sáng đã trở thành điểm gặp gỡ của những tâm hồn đồng điệu yêu hát chèo, góp phần tích cực phát triển phong trào văn nghệ quần chúng địa phương.

 

Mang hơi thở cuộc sống vào trong các tiết mục hát chèo là điều mà nghệ sĩ Minh Sáng đã làm được. Những sáng tác của ông như “Thăm lại Mường xưa”, “Điện về bản”… đều xoay quanh các vấn đề thiết thực của xã hội hiện đại. Ông cũng là người đi đầu trong việc cách tân trang phục trong hát chèo tạo nên sự hài hoà, hợp lý. Các tiết mục này đều đã đạt giải vàng, giải bạc… trong nhiều Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc. Thời gian gần đây, tuy không còn tham gia biểu diễn, chỉ tập trung chính vào sáng tác nhưng mỗi ngày ông vẫn giành ra một tiếng để hát, luyện giọng.

 

Tiếp tục say mê với hát chèo, giờ đây đã có thêm một số lớp học hát chèo ở Hà Nội mời ông về giảng dạy. Ông trải lòng: “Câu hát chèo sẽ theo tôi đi đến hết cuộc đời. Còn khoẻ, còn tỉnh táo thì tôi vẫn còn truyền nghề cho thế hệ trẻ”. Trải qua bao đắng cay, ngọt bùi cùng câu hát chèo trong gần 50 năm qua, có lẽ món quà quí giá nhất mà cuộc đời ban tặng cho ông là đứa cháu nội mới lên 8 tuổi nhưng đã thể hiện những năng khiếu nổi trội như thuộc được nhịp phách rất nhanh, hát đúng nhịp và đặc biệt rất thích được ông dạy hát chèo. Ông dồn thật nhiều tình yêu thương truyền dạy cho cháu với hi vọng một ngày không xa Nguyễn Trãi sẽ lại sống dậy bởi giọng ca mang âm hưởng Minh Sáng. 

 

 

                                                                                        Dương Liễu

 

Các tin khác

Nhịp sống mới đang dần làm cho cuộc sống của người dân ở
Nhiều năm nay, bộ loa đài cá nhân của ông Bùi Ngọc Tích đã trở thành đài phát thanh công cộng của cả thôn Rộc Trụ.
Chị Bùi Thị H ở xóm Đá Bạc xã Liên Sơn huyện Lương Sơn được ông Cao Thế Kỷ dạy nghề đan rút nhựa.
Người thầy giáo thương binh một thời miệt mài gieo chữ rẻo cao, góp phần xóa mù cho người dân, nay sống vui vầy bên các cháu

Những người âm thầm đi tìm công lý

(HBĐT) - Nói đến pháp y, nhiều người thường nghĩ rằng đó là một nghề gắn với mổ tử thi và hình dung ra những hình ảnh ghê người. Nhưng bên cạnh việc cầm dao mổ xác chết, mấy ai hiểu được cán bộ pháp y còn làm nhiều công việc khác như giám định thương tích, gánh trên vai trách nhiệm nặng nề - đi tìm công bằng cho những người cần đến sự giúp đỡ của họ.

Ân tình Việt – Lào còn mãi với thời gian.

(HBĐT) - Theo lời kêu gọi của Bác Hồ kính yêu: “Giúp nhân dân nước bạn tức là mình tự giúp mình”, hàng vạn người con đất Việt đã vượt dãy Trường Sơn hùng vĩ sang nước bạn Lào để làm nghĩa vụ quốc tế cao cả. Trên khắp nước bạn Lào đều có dấu chân, những giọt mồ hôi, những giọt máu của chiến sỹ hai nước hoà quyện vào nhau để đổi lấy độc lập tự do cho cả hai dân tộc. Ân nghĩa sâu nặng “hơn nước Hồng Hà - Cửu Long” đã được đắp xây và gìn giữ bằng mồ hôi và xương máu theo suốt chiều dài lịch sử từ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cho đến thời kỳ xây dựng đất nước hôm nay.

Thanh niên xung phong – sống mãi với tinh thần “Ba sẵn sàng”

(HBĐT) - 35 năm đất nước ta sạch bóng quân thù là 35 năm cả dân tộc Việt Nam gồng mình vượt qua bao khó khăn thử thách để xây dựng đất nước ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như mong muốn của Bác Hồ kính yêu. Thời gian có thể xoá mờ vết thương chiến tranh, nhưng không thể xoá mờ niềm tự hào của dân tộc với một thế hệ anh hùng trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Trong chiến công đó có sự đóng góp to lớn của lực lượng TNXP nói chung và TNXP tỉnh Hoà Bình nói riêng trên mỗi nẻo đường đầy bom đạn, thử thách và hy sinh.

Ký sự xuyên Việt: Bài cuối - Đường về Đồng Lộc 

 

(HBĐT) - “Đất đá bị cày đi, xới lại chi chít những hố bom nhưng Ngã ba Đồng Lộc vẫn căng tràn sức sống. Một sức sống mà dù mưa bom bão đạn tàn khốc vẫn không cắt đứt được mạch máu giao thông, mạch sống của tuổi thanh xuân trên cung đường khắc nghiệt này”. Với chất giọng trong trẻo, nhẹ nhàng như gió, cô hướng dẫn viên Phan Thị Hương Giang đã bắt đầu câu chuyện về “cung đường lửa” một cách rắn rỏi và tha thiết.

Ký sự xuyên Việt: Bài 6 - Thiêng liêng đất Mũi

 

(HBĐT) - Đích đến cuối cùng chuyến hành trình xuyên Việt, đoàn công tác của chúng tôi được đặt chân đến đất mũi Cà Mau. Trước chuyến đi, đồng chí Đinh Văn Ổn, Tổng Biên tập Báo Hòa Bình có nói: Nếu đã từng được đặt chân đến ải Nam Quan, đã đến nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt thì hãy cố gắng một lần để được về nơi đất Mũi thiêng liêng. Đó sẽ là một trải nghiệm thú vị trong cuộc đời mỗi người.

Ký sự xuyên Việt: Bài 5 - Sắc màu Nam bộ

(HBĐT) - Nam Bộ là vùng đất đa văn hoá, đa dân tộc. Nhưng những sắc thái văn hoá, con người ở đây vẫn luôn nằm trong một tổng thể hài hoà và thống nhất. Chính điều đó đã tạo nên những sắc màu rất riêng cho vùng đất Nam Bộ vừa gần gũi, vừa thân thiện và thật đáng yêu. Nhờ vậy, con đường xuyên Việt qua miền Tây sông nước đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với chúng tôi là một chặng đường thú vị nhất...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục