Tại xóm Bậy, 

xã Quy Hậu (Tân Lạc), hiện tượng các tổ chức, cá nhân hộ gia đình tự phát san ủi, cải tạo đất trồng rừng thành đường băng diễn ra khá phức tạp, 

gây nguy cơ sạt lở  

và sự cố môi trường.

Tại xóm Bậy, xã Quy Hậu (Tân Lạc), hiện tượng các tổ chức, cá nhân hộ gia đình tự phát san ủi, cải tạo đất trồng rừng thành đường băng diễn ra khá phức tạp, gây nguy cơ sạt lở và sự cố môi trường.

(HBĐT) - Với thực trạng phát triển “nóng” diện tích cây ăn quả có múi như hiện nay, nhiều tổ chức, hộ gia đình đã và đang không tiếc vốn, công sức đầu tư, nhất là đầu tư cho diện tích đất trồng rừng chuyển đổi. Chúng tôi dễ dàng “mục sở thị” những đồi keo đã được trồng thay thế bằng cây bưởi, cam. Nhiều nhất vẫn là diện tích đất rừng đang rầm rộ san ủi mặt bằng chuẩn bị bước vào chu kỳ kiến thiết. Thực tế này có thể quan sát ngay địa bàn các xã dọc tuyến QL6 từ xã Thu Phong đến xóm Nếp, xã Tây Phong (Cao Phong) rồi xóm Bậy, xã Quy Hậu (Tân Lạc).

 

Báo động phá vỡ kết cấu địa hình

 

Chưa bao giờ diện tích đất trồng rừng lại bị đào xới như ở thời điểm năm 2014 và những tháng đầu năm nay khi các tổ chức, hộ gia đình bước vào kỳ đầu tư trồng cây ăn quả thay thế. Thay vì phải dùng sức người, máy móc cơ giới là sự lựa chọn của các nhà đầu tư có vốn. Công cuộc cải tạo đất lâm nghiệp chuyển trồng cây ăn quả bắt đầu từ thiết bị máy móc. Cũng từ đây, các quả đồi, đất dốc giống như một công trường, ngày đêm rầm rầm tiếng vận hành của máy ca, máy xúc. Đồng chí Lê Xuân Hà, Phó trưởng phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Cao Phong xác nhận: Tình hình các tổ chức, hộ gia đình cá nhân tự ý san ủi mặt bằng để chuyển mục đích sử dụng đất được giao sang mục đích khác khi chưa được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền tại các xã khá phức tạp.

 

Những tác động của máy móc cơ giới cùng với việc đưa cây ăn quả có múi trồng trên đất lâm nghiệp đã gây ra nhiều lo ngại. Đồng chí Bùi Xuân Nhẫn,  Phó chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp dẫn chứng: Khi trồng cây ăn quả, nhất là cam, chanh, bưởi trên đất lâm nghiệp, hộ đầu tư buộc phải tạo ra những băng hẹp thành mặt bằng hợp lý để trồng cam sẽ gây phá vỡ kết cấu địa hình, tăng độ xói mòn của đất. Bên cạnh đó, cây có múi cần lượng nước tưới rất lớn nhưng lại không giữ được nước, về lâu dài sẽ làm đất đai ngày càng cằn khô. Khi mưa xuống, lớp đất bề mặt sẽ bị xói mòn và rửa trôi lượng mùn trên đất. Một nguy cơ khác cũng khó tránh khỏi là làm cạn kiệt nguồn nuớc, kể cả nước bề mặt và nước ngầm.

 

Đã đến lúc không chỉ ngăn chặn bằng tuyên truyền, nhắc nhở   

 

Thời gian gần đây, một số xã trên địa bàn huyện Tân Lạc như Mãn Đức cũng đã nhìn thấy nguy cơ cạn kiệt nguồn sinh thuỷ, hiện tượng rửa trôi, xói mòn đất. Cuối năm 2014, UBND xã có văn bản gửi các xóm yêu cầu và nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình không đưa máy ca, máy ủi, máy xúc lên cày xới khu vực gần rừng đầu nguồn, về lâu dài sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn nước tưới đối với lúa và các cây màu khác.

 

Tại Văn bản số 321 của UBND huyện Cao Phong ngày 20/6/2014 về việc tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất rừng trên địa bàn có nêu: Qua báo cáo của Hạt kiểm lâm xác minh đã phát hiện nhiều sai phạm trong công tác sử dụng đất, trong đó có việc hộ dân tự ý khai thác rừng, san ủi mặt bằng làm thay đổi hiện trạng sử dụng đất để chuyển mục đích từ đất rừng sang mục đích trồng cây ăn quả lâu năm. Để nâng cao hiệu quả QLNN về đất đai, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế, yêu cầu phòng TN & MT chủ trì phối hợp với phòng NN & PTNT, Hạt kiểm lâm huyện và UBND các xã, thị trấn rà soát lại thực địa nhằm xác định rõ  diện tích đất rừng hiện đang có rừng và diện tích rừng hiện không có rừng. Đối với diện tích là đất rừng sản xuất hiện không có rừng, căn cứ vào kết quả rà soát, phòng TN & MT phối hợp hướng dẫn các hộ về thủ tục để cải tạo đất và chuyển sang trồng cây ăn quả lâu năm theo quy định.

 

Tại Văn bản số 125/UBND  - TNMT huyện Cao Phong nhận định, qua kiểm tra sản xuất ở các xã, thị trấn, hiện nay hiện tượng tự ý san ủi, cải tạo đất chuyển mục đích sử dụng đất  trong sản xuất nông nghiệp, nhất là việc san ủi cải tạo đất lâm nghiệp để trồng cây ăn quả có múi diễn ra nhiều nơi trên địa bàn, ảnh hưởng xấu đến tình hình quản lý quy hoạch sử dụng đất, nguy cơ gây sạt lở và sự cố môi trường. Đề nghị UBND các xã thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình theo quy định tại điều 208 của Luật Đất đai.

 

Thay lời kết

 

Cho đến thời điểm này, tại 2 huyện nóng tình trạng này đã ban hành không ít văn bản chỉ đạo nhưng sự việc vẫn chưa được ngăn chặn, xử lý. Mùa mưa lũ đến cùng với những rủi ro, bất trắc luôn rình rập, thậm chí đe doạ tính mạng con người. Đã không còn sớm để cảnh báo những tác động tiêu cực mà các tổ chức, hộ gia đình tự phát gây ra cho môi trường sống của chính mình và cộng đồng. Thiết nghĩ đã đến lúc không chỉ dừng lại ở tuyên truyền, nhắc nhở mà cần có những biện pháp mạnh tay nhằm tăng cường công tác QLNN về lĩnh vực đất đai. Trong thẩm quyền cho phép, UBND các xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị có liên quan cần tăng cường kiểm tra việc quản lý sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân thuộc địa bàn, địa phương quản lý, có biện pháp cương quyết đối với các hành vi vi phạm và chỉ cho phép chuyển mục đích sử dụng, cải tạo đất khi có Quyết định phê duyệt của cơ quan Nhà nước thẩm quyền.

                                                                                            

                                                                              

                                                                            Lạc Bình

 

 

                                                                               

Các tin khác

Nhiều diện tích đất lâm nghiệp địa phận xóm Nếp - xã Tây Phong (Cao Phong), xóm Bậy - xã Quy Hậu (Tân Lạc) đã sang nhượng cho các nhà đầu tư chuyển đổi trồng cây ăn quả nhưng chưa có xác nhận của cấp có thẩm quyền.
Thanh tra huyện Kỳ Sơn tập trung rà soát, kiểm tra hồ sơ các công trình đầu tư từ NSNN do xã làm chủ đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa PCTN.
Đoàn công tác của tỉnh tìm hiểu thực tế cuộc sống của các chiến sĩ trên đảo Trường Sa.
Cá nướng sông Đà hấp dẫn khách du lịch thăm quan vùng hồ Thủy điện Hòa Bình.

Thăm Nam Yết, Sinh Tồn, đến Cô Lin tưởng niệm 64 liệt sỹ trận Gạc Ma bất tử (Bài IV)

(HBĐT) - Rời đảo Sơn Ca, đoàn công tác trên tàu HQ 996 tiếp tục hải trình tới đảo Nam Yết. Đảo có dáng hình bầu dục, hơi hẹp bề ngang. Nhìn từ xa, đảo Nam Yết như một dải lụa xanh nổi trên mặt biển với những rặng dừa trước nắng, gió khắc nghiệt của biển khơi. Đất, cát, san hô trên đảo chỉ phù hợp với các loại cây như mù u, bàng vuông, phong ba và đặc biệt là khá nhiều dừa. Có lẽ vậy mà bộ đội đặt tên là đảo Dừa. Vào mùa sinh sản, rùa biển thường lên bãi đẻ trứng, chim biển đến làm tổ đẻ trứng, nuôi con. Những ngày biển động, quanh đảo Nam Yết xuất hiện hàng đàn cá Heo đùa giỡn...

Sơn Ca vững vàng, Đá Thị “nhỏ nhưng có võ” (Bài III)

(HBĐT) - Rời đảo Song Tử Tây, đoàn tiếp tục hải trình đến đảo Đá Thị và đảo Sơn Ca. Khoảng cách của hành trình này khá dài. Sóng yên, biển lặng dù phía Philippin có cơn bão lớn đang tiến vào biển Đông. Sự yên bình của biển cả chỉ là bề ngoài để chất chứa đâu đó sự ngột ngạt dữ dội và căng thẳng. Tàu HQ 996 vẫn băng băng hướng tới trên vùng biển thuộc chủ quyền.

Cảm nhận Song Tử Tây (Bài II)

(HBĐT) - Sau hải trình gần 3 ngày, chúng tôi đã đến được đảo Song Tử Tây. Theo thuyền trưởng, thiếu tá Lê Minh Phúc, chiếc tàu HQ 996 do ta đóng được đưa vào sử dụng đã hơn 20 năm nhưng chất lượng còn rất tốt. Tàu đi trên biển với vận tốc hơn 10 hải lý/giờ nhưng chúng tôi rất yên tâm dù đây là lần đầu ra biển lớn.

Chung vui ngày truyền thống Hải quân Nhân dân Việt Nam anh hùng (Bài I)

(HBĐT) - Đã có nhiều người con của quê hương Hòa Bình đến với Trường Sa để chiến đấu, bảo vệ và xây dựng. Người Hoà Bình cũng góp sức không nhỏ về vật chất, tinh thần cho biển, đảo của Tổ quốc, cho Trường Sa thân yêu. Nhưng đây là lần đầu tiên, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh ta thành lập đoàn công tác đi thăm, tặng quà và tìm hiểu thực tế tại Trường Sa mà cũng thật có ý nghĩa vì đúng vào dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Quân chủng Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955 - 7/5/2015) và 40 năm giải phóng Trường Sa thân yêu của Tổ quốc.

Vẽ lại chân dung của Bác nơi núi rừng Việt Bắc

(HBĐT) - Trong hành trình đến với Thái Nguyên, tôi chợt nhớ và đọc những vần thơ của nhà thơ Tố Hữu: “Vui sao một sáng tháng năm/ Đường về Việt Bắc lên thăm Bác Hồ”... Câu thơ ấy đã tiếp bước tôi trong chuyến về nguồn đến với Di tích lịch sử ATK Định Hóa. Để rồi từ đây với sự trợ giúp của các hướng dẫn viên du lịch, với quang cảnh, hiện vật xưa cũ, tôi và những người đồng nghiệp có dịp vẽ lại bức chân dung của Người ở núi rừng Việt Bắc.

Thiêng liêng thành cổ Quảng Trị

(HBĐT) - Tôi thấy mình là người may mắn khi 2 lần được đến thăm Thành Cổ Quảng Trị thì cả 2 lần đều vào dịp cả nước hân hoan kỷ niệm 35 năm và 40 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục