Để đầu tư 2 lồng cá đạt chuẩn theo quy định, gia đình chị Lương Thị Hương, xóm Tháu, xã Thái Thịnh (TP Hòa Bình) phải vay mượn và trả lãi hàng tháng nhưng đến giờ vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ.
(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 12, ngày 13/6/2014 của BTV Tỉnh uỷ về phát triển nuôi cá lồng vùng hồ thuỷ điện Hoà Bình, giai đoạn 2014-2020; UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 10, ngày 27/4/2015 quy định một số chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển nuôi cá lồng vùng hồ thuỷ điện Hoà Bình giai đoạn 2015-2020. Sở NN&PTNT ban hành Công văn số 269, ngày 9/2/2015 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 10 của UBND tỉnh.
Đây là một chủ trương đúng đối với người dân khu vực lòng hồ xã Thái Thịnh (TP Hòa Bình). Đã 6 tháng từ ngày người dân đầu tư làm lồng nuôi cá (bình quân 20 triệu đồng/lồng) đến nay vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ theo Quyết định số 10. Điều đáng nói là để đầu tư nuôi cá lồng theo đúng quy định, nhiều hộ đã phải vay mượn và trả lãi hàng tháng nên cuộc sống chồng chất khó khăn.
Bán nhà, vay lãi... để đầu tư nuôi cá lồng
Gia đình anh Nguyễn Viết Xuân ở xóm Tháu có 3 khẩu, là hộ khó khăn của xã, xóm. Như bao hộ dân vùng sông nước này, gia đình anh cũng đầu tư nuôi 3 lồng cá (lồng tre). Cuối năm 2015, được tuyên truyền về chính sách hỗ trợ phát triển nuôi cá lồng vùng hồ, gia đình anh đăng ký làm 2 lồng cá (lồng sắt) hy vọng sẽ cải thiện cuộc sống. Để đầu tư nuôi 2 lồng cá theo tính toán hết chi phí khoảng 40 triệu đồng. Gia đình anh xoay xở ngược xuôi vẫn không đủ đành phải bán nhà bè trị giá 16 triệu đồng, lấy 6 triệu đồng mua tre, nứa đầu tư sửa nhà bè hiện đang ở, còn lại đầu tư vào mua lồng và cá. Hàng ngày, vợ chồng anh mưu sinh bằng việc đánh tôm cá trên sông đi bán ở chợ.
Gia đình chị Lương Thị Hương cũng khó khăn không kém nhà anh Xuân. Hai mẹ con nương tựa nhau trong nhà bè khoảng 6 m2. Cách đây 3 năm, chị Hương phát hiện mình mắc bệnh hiểm nghèo nhưng không có tiền chữa trị, đành ở nhà buôn bán tôm cá kiếm tiền rau cháo qua ngày và nuôi con ăn học. Thương con, bố mẹ vay nóng bên ngoài cho chị 40 triệu đồng đầu tư 2 lồng cá. Cứ tưởng sau khi đầu tư lồng cá đúng quy cách, yêu cầu sẽ nhận được tiền hỗ trợ ngay. Nhưng từ đó đến nay, ngoài vất vả mưu sinh, chị Hương còn phải gánh thêm tiền lãi từ món vay làm lồng cá.
Mong mỏi tiền hỗ trợ
Ông Nguyễn Văn Nghĩa, Chủ tịch UBND xã Thái Thịnh cho biết: Sau khi có các văn bản hướng dẫn của Sở NN&PTNT, UBND TP Hòa Bình về thực hiện Quyết định số 10 của UBND tỉnh, xã đã tổ chức tuyên truyền đến hộ dân các chủ trương, chính sách của tỉnh và thành phố. Toàn xã có 77 hộ dân ở 5 xóm: Bích, Tiểu khu, Tháu, Trụ, Vôi đăng ký nuôi cá lồng theo chính sách hỗ trợ với số lượng 153 lồng. Hiện các hộ đăng ký đã đóng xong lồng và mua cá thả theo đúng quy định. Về cơ bản đàn cá sinh trưởng tốt, không có dịch bệnh. Xã nhiều lần đề xuất cấp trên hỗ trợ động viên bà con nông dân vì nhiều hộ không có điều kiện phải vay mượn. Xã đang kiểm tra hệ thống lồng để báo cáo lên thành phố cử đoàn kiểm tra về thẩm định và hỗ trợ cho người dân.
Trao đổi về sự chậm trễ trong hỗ trợ cho người dân vùng hồ, đồng chí Nguyễn Hữu Cường, Trưởng phòng Kinh tế thành phố cho biết: Quyết định số 10 của UBND tỉnh về chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển nuôi cá lồng vùng hồ thuỷ điện Hoà Bình thực sự hợp với lòng dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Mới đây, thành phố đã thành lập tổ thẩm định tổ chức nghiệm thu các hộ nuôi cá lồng của xã Thái Thịnh với tinh thần các hộ xây dựng lồng đúng quy cách, phải có biển tên, đánh số lồng để lên danh sách hỗ trợ kinh phí. Nếu hộ nào thiếu tiêu chí gì thì các thành viên trong tổ thẩm định sẽ hướng dẫn để hoàn thiện. Chủ trương của TP Hòa Bình sẽ hỗ trợ cho các hộ nuôi cá lồng chậm nhất trong tháng 6.
Ngày 14/4/2016, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 998/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự toán kinh phí hỗ trợ khuyến khích phát triển nuôi cá lồng vùng hồ thuỷ điện Hoà Bình giai đoạn 2014-2020 với tổng kinh phí 5.980 triệu đồng. Trong đó, TP Hòa Bình có 77 hộ với 153 lồng cá, thể tích nuôi 11.614 m3, kinh phí hỗ trợ 2.865 triệu đồng.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Năm năm trôi qua, không nhớ rõ đã bao lần kiến nghị, đề xuất lên các cấp chính quyền mong được đền bù để có vốn đầu tư phát triển kinh tế. Thế nhưng sau 2 lần giải ngân “nhỏ giọt”, bà con vẫn chưa được hưởng đủ số tiền mà đáng ra họ phải được nhận từ vài năm trước.
(HBĐT) - Lần đầu tiên chúng tôi đặt chân lên xã Miền Đồi (Lạc Sơn) cách đây gần 8 tháng. Phải lòng mảnh đất thơ mộng này, sau nhiều lần hò hẹn, vượt qua cái nắng của những ngày hè oi ả, chúng tôi đã có mặt để một lần nữa được hòa mình vào gió trời trên thảo nguyên lộng gió và ngắm những thửa ruộng bậc thang xa ngút ngàn.
(HBĐT) - Trong những ngày qua, gia đình anh Đinh Thế Hiến ở xóm Trại Mới, xã Cao Răm, huyện Lương Sơn tấp nập khách ra vào bởi nhà anh có niềm vui bất ngờ mà nằm mơ anh cũng không bao giờ nghĩ đến. Bố anh là ông Đinh Thế Tiến sau 39 năm báo tử là đã hy sinh tại mặt trận phía tây - nam bỗng nhiên trở về. Ai cũng mừng cho gia đình anh Hiến sau gần 40 năm mới được xum họp.
(HBĐT) - Khoảng hơn 6 tháng từ khi Trạm thu phí QL 6, đoạn Xuân Mai - Hòa Bình đặt tại thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) đi vào hoạt động, UBND xã Tân Vinh liên tiếp gửi 4 văn bản kêu cứu đến UBND huyện Lương Sơn và các phòng chức năng. Vì để “trốn” Trạm thu phí, mỗi ngày có hàng trăm lượt xe lớn, nhỏ nối đuôi nhau “cày” nát con đường trục xã Tân Vinh đang thi công dang dở.
(HBĐT) - Trong những ngày này, cả nước sôi nổi nhiều hoạt động chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và ở Trường Sa, nơi tiền tiêu của Tổ quốc cũng rộn ràng chào đón những chuyến tàu, đoàn công tác từ đất liền đến với Trường Sa chung vui ngày giải phóng.
(HBĐT) - Trong khi vụ việc nhiều người dân trên địa bàn tỉnh “sập bẫy” đa cấp chưa kịp lắng xuống thì mới đây, một chiêu thức khác lại nổi cộm núp dưới vỏ bọc tiếp thị, quảng cáo. Nhiều người dân đã bị lôi kéo, dụ dỗ mua hàng với giá “trên trời”, có sản phẩm bị thổi giá lên gấp 5 - 10 lần.