Tượng đài chiến thắng Truông Bồn mỗi ngày vẫn đón du khách đến dâng hương,  hoa tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ.

Tượng đài chiến thắng Truông Bồn mỗi ngày vẫn đón du khách đến dâng hương, hoa tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ.

(HBĐT) - Truông Bồn - huyền thoại chống Mỹ; “tọa độ lửa”, “cửa tử” Truông Bồn; tiểu đội “cọc tiêu sống” đã viết nên khúc tráng ca bất tử về chủ nghĩa anh hùng cách mạng... Những câu, từ có lửa đó, chúng tôi đã được nghe trong một chương trình truyền hình trực tiếp cứ mãi thôi thúc mình một lần được về mảnh đất thép Truông Bồn để nghe tiếp những câu chuyện cứ ngỡ chỉ có trong phim ảnh.

 

Huyền thoại một con đường  

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nói đến những cống hiến, hy sinh thầm lặng của lực lượng thanh niên xung phong (TNXP), không ít người biết đến 10 cô gái - 10 đóa hoa bất tử ở ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh). Thế nhưng cũng chính ở dải đất miền Trung - nơi “gánh” hai đầu đất nước ấy còn có một địa danh đã đi vào lịch sử trở thành huyền thoại bất tử về lòng yêu nước, sự linh thiêng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đó là Truông Bồn.  

“Truông” trong tiếng Nghệ là danh từ để chỉ một đoạn đèo, dốc chạy giữa hai vách núi hiểm trở. Truông Bồn là một đoạn đèo, dốc như thế có chiều dài 5 km, nằm trên tuyến đường chiến lược 15A hay còn gọi là đường 30 chạy qua địa phận xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Truông Bồn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, là cung đường độc đạo, nơi kết nối các huyết mạch giao thông từ hậu phương lớn miền Bắc ra chiến trường miền Nam. Với tầm nhìn chiến lược, T.ư Đảng, Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng tuyến đường 15A và tranh thủ mọi lực lượng, thời gian, vận dụng mọi khả năng vận tải đi qua Truông Bồn để chi viện kịp thời cho chiến trường.  

Giữa những ngày tháng 5 nắng cháy, chúng tôi có dịp trở về “khúc ruột” miền Trung và quyết thực hiện bằng được tâm nguyện đến với “tọa độ lửa” Truông Bồn. Tôi thấy mình là người may mắn khi trong hành trình tìm về quá khứ anh hùng lại tình cờ gặp được con người cũng đi tìm kỷ niệm xưa. Bà  Hoàng Thị Phi Nhạn, xã Nhân Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) nguyên là tiểu đội trưởng Tiểu đội 3, Đại đội TNXP 317 anh hùng. Gần 50 năm trôi qua, thời gian đã lấy đi tuổi xuân, sức khỏe, sự nhanh nhẹn, song không thể lấy được ký ức một thời hoa lửa của cô TNXP ngày ấy. Đi trên vùng đất từ lâu đã tươi màu cuộc sống mới mà bà Nhạn vẫn còn nhớ lắm tiếng máy bay Mỹ gầm gào ngày đêm trút bom tàn phá. Tiếng khóc nghẹn ngào mỗi ngày tiễn đồng đội về với đất mẹ. Cánh rừng xa xa nơi che giấu TNXP và LLVT bảo vệ Truông Bồn. Những ngôi làng bị tàn phá thảm khốc sau trận mưa bom... Và không thể quên hình ảnh những chiếc áo trắng vững vàng đêm đêm chỉ đường cho xe qua.  

Nơi đây đã đi vào sử sách với những con số khắc sâu dấu tích bi hùng: Phát hiện được vị trí chiến lược của Truông Bồn, đế quốc Mỹ tập trung đánh phá, hòng cắt đứt mạch máu giao thông của ta, nhất là từ đầu năm 1968 sau khi bị thất bại nặng nề trên chiến trường miền Nam, chúng điên cuồng ném bom miền Bắc. Sau khi phong tỏa các tuyến đường sắt, đường sông, đường biển và QL1A qua địa bàn Nghệ An, chúng đã huy động một lực lượng không quân khổng lồ với hơn 5.000 lượt máy báy ồ ạt tới đánh phá nhằm hủy diệt Truông Bồn. Trong thời điểm này, nơi đây suốt ngày đêm có máy bay do thám quần lượn, có ngày cao điểm lên tới 131 lần. Không lúc nào ngớt tiếng bom đạn, mảnh đất Truông Bồn bị đào đi, xới lại nhiều lần. Hố bom chồng lên hố bom. Từ đầu năm 1964 - 1968, chúng đã trút xuống nơi này 18.936 quả bom các loại và hàng chục nghìn quả tên lửa, tàn phá 211 làng dọc tuyến đường; phá hủy hàng trăm xe ô tô và hàng trăm khẩu pháo của bộ đội ta. Hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ, bộ đội, TNXP, công nhân ngành giao thông, dân quân tự vệ đã bị thương. 1.240 cán bộ, chiến sĩ đã dũng cảm chiến đấu và hy sinh, trong đó có trên 370 chiến sỹ TNXP.  

Khúc ca tuổi 20  

Hòng cắt đứt mạch máu giao thông, đế quốc Mỹ không tiếc bom, đạn hủy diệt nhưng chúng không thể khuất phục được ý chí của quân và dân ta với quyết tâm sắt đá: “Tim có thể đập nhưng đường không thể tắc”. Để bảo vệ vị trí chiến lược Truông Bồn, Tỉnh ủy, ủy ban hành chính tỉnh Nghệ An tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, các địa phương huy động lực lượng dồn sức cho Truông Bồn giữ vững mạch máu giao thông.  

Lặng lẽ đặt những chiếc gương, lược nhỏ xinh cùng túi bồ kết và thắp nén hương thơm bên nấm mộ chung tưởng nhớ 13 anh hùng liệt sĩ TNXP Đại đội 317, bà Hoàng Thị Phi Nhạn kìm nén xúc động kể cho chúng tôi nghe câu chuyện thời bão lửa: Những chàng trai, cô gái TNXP ngày ấy tuổi mới vừa mười tám, đôi mươi tràn đầy sức sống, ước mơ tươi đẹp nhưng luôn kiên định một tình yêu quê hương, đất nước để rồi trở thành sức mạnh phi thường. Họ không sợ hiểm nguy, bom đạn mà chỉ sợ đường không thông cho xe ra tiền tuyến. Không biết bao ngày đêm bom vừa rơi, máy bay Mỹ vừa khuất, các anh, các chị lại hối hả ra san đường, lấp hố, cắm tiêu, rà phá bom và với những chiếc áo trắng vững vàng thâu đêm làm “cọc tiêu sống” chỉ đường.  

Hôm nay Truông Bồn đã được công nhận ghi tích lịch sử cấp quốc gia với những tượng đài chiến thắng, ngôi mộ chung, nhà tưởng niệm, khu trưng bày để tri ân 1.240 liệt sỹ hy sinh. Nhiều người rơi lệ khi được nghe, nhìn lại phần nào cuộc chiến trên cung đường huyền thoại đã được BQL di tích tái hiện bằng mô hình có âm thanh, hình ảnh động và lặng người trước câu chuyện Đại đội TNXP 317 anh hùng.  

Đây là đơn vị chủ lực. Đầu tháng 7/1968, máy bay Mỹ đánh phá ác liệt hơn, Đại đội 317 đã phát động chiến dịch 100 ngày đêm đảm bảo mạch máu giao thông. Vào lúc 20h, ngày 30/10/1968, Đại đội nhận được mệnh lệnh: 0g ngày 1/11, máy bay Mỹ ngừng ném bom miền Bắc.  

Ngay sau khi nhận được mệnh lệnh, Ban chỉ huy đơn vị lập tức triển khai thực hiện nhiệm vụ. Riêng Tiểu đội 2 được mệnh danh là “Tiểu đội thép” làm nhiệm vụ trực chiến 14 người. Lúc này có 8 anh, chị đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong nhiệm kỳ 3 năm đã được đơn vị tổ chức liên hoan chia tay để sáng hôm sau tạm biệt đơn vị. Trong đó, 5 người đã hoàn tất thủ tục ra quân chuẩn bị vào học tại các trường trung cấp chuyên nghiệp. 2 người ra quân chuẩn bị tổ chức đám cưới. Có chị cũng vừa nhận được tin anh trai đã hy sinh, ở nhà chỉ có cha mẹ già, không ai chăm sóc. Song các anh chị đã xin tình nguyện ở lại 1 ngày cùng mọi người với suy nghĩ thật đơn giản: 1 giờ còn ở đơn vị là 1 giờ còn ra hiện trường.  

Đến 6g10’ công việc vừa hoàn thành, kẻng báo động vang lên, các tiểu đội đã rút về hầm trú ẩn. Riêng Tiểu đội 2 làm nhiệm vụ trực chiến sẽ rút về hầm trú ẩn sau cùng. Nhưng các anh, chị đã không kịp trở về bởi bất ngờ một tốp 4 chiếc máy bay Mỹ trút xuống hàng chục quả bom phá. Truông Bồn chìm trong biển lửa khói. 11 cô gái và 2 chàng trai vĩnh viễn để lại tuổi 20 trên mảnh đất Truông Bồn. Chỉ có duy nhất Tiểu đội trưởng Trần Thị Thông sống sót. Đau đớn hơn, Đại đội chỉ tìm thấy 6 chiến sỹ. 7 người còn lại máu xương đã mãi mãi hòa vào đất đá, cỏ cây Truông Bồn. Chỉ còn 1 ngày nữa thôi, các anh chị đã được sống đời tự do với bao ước mơ hoài bão nhưng những người con đã về với đất mẹ để lại sự xót xa, khắc khoải, buồn đau cho người ở lại. 13 chiến sỹ Đại đội TNXP 317 đã anh dũng hy sinh ở tuổi thanh xuân. Các chị, các anh cùng hơn một nghìn đồng chí, đồng đội đã dâng hiến cuộc đời cho con đường đi đến thống nhất Tổ quốc. Họ đã làm nên một huyền thoại, viết lên khúc tráng ca bất tử để mãi mãi Truông Bồn là niềm tự hào của người dân xứ Nghệ và cộng đồng dân tộc Việt Nam 

                                                                  Bình Giang

 

Các tin khác

Hồ chứa nước Suối Lòng, xóm Đồi, xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) được xây dựng từ năm 2011 nhưng đến nay bà con vẫn mòn mỏi chờ tiền đền bù giải phóng mặt bằng.
Ruộng bậc thang -  kiệt tác của người Miền Đồi (Lạc Sơn).
Ông Đinh Thế Tiến -  người trở về sau 39 năm là liệt sĩ.
Né trạm thu phí, xe tải chở hàng len lỏi đi qua khu vực chợ thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn).

Nhớ Trường Sa

(HBĐT) - Trong những ngày này, cả nước sôi nổi nhiều hoạt động chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và ở Trường Sa, nơi tiền tiêu của Tổ quốc cũng rộn ràng chào đón những chuyến tàu, đoàn công tác từ đất liền đến với Trường Sa chung vui ngày giải phóng.

Cảnh báo chiêu thức tiếp thị, quảng cáo và bán hàng đa cấp

(HBĐT) - Trong khi vụ việc nhiều người dân trên địa bàn tỉnh “sập bẫy” đa cấp chưa kịp lắng xuống thì mới đây, một chiêu thức khác lại nổi cộm núp dưới vỏ bọc tiếp thị, quảng cáo. Nhiều người dân đã bị lôi kéo, dụ dỗ mua hàng với giá “trên trời”, có sản phẩm bị thổi giá lên gấp 5 - 10 lần.

Bài ca nơi đỉnh sóng

(HBĐT) - Khi xa sát vách cũng xa /Khi gần muôn dặm đường xa cũng gần. Câu ca dao mẹ ru từ thuở trong nôi đã cho nhạc sĩ Hình Phước Long cảm xúc để viết nên ca khúc để đời “Gần lắm Trường Sa”. Để rồi sau hơn 30 năm ca khúc ra đời, tôi vào Nha Trang những ngày rực rỡ nắng tháng 3 và có duyên may gặp gỡ tác giả, người nhạc sĩ được gọi với cái tên trìu mến “Nhạc sĩ của Trường Sa”.

Về Quảng Bình mùa này

(HBĐT) - Trong chuyến về Quảng Bình mùa này, câu hát một thời về mảnh đất miền Trung gió Lào cát trắng cứ vang lên da diết “Quảng Bình quê ta ơi/ Giữ lấy đất trời của quê hương ta/Giữ lấy những gì mà ta yêu quý/ Quảng Bình quê ta ơi...”. Mảnh đất ở vùng eo thắt nhất của đất nước hình chữ S luôn có bao điều kỳ thú, hấp dẫn đối với du khách muôn phương...

Những uẩn khúc sau bản án sơ thẩm

(HBĐT) - Từ việc cho vay nợ rồi sang tên quyền sở hữu mảnh đất hơn 2.000 m2 tại xóm Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc). Sự việc diễn ra bình thường theo Luật Đất đai nhưng phía sau là sự tiếp tay từ những cán bộ cơ sở vi phạm luật pháp.

“Sập bẫy” đa cấp, nhiều người chấp nhận “ngậm” quả đắng

(HBĐT) - Ngay sau khi thông tin về vụ lừa đảo của Công ty Cổ phần Liên kết Việt bị lực lượng chức năng Bộ Công an đấu tranh làm rõ với số tiền lên đến hàng nghìn tỷ đồng đã gây “sốc” cho nhiều người. Trong số đó, có nhiều người dân ở Hoà Bình. Với nhiều người, chỉ đến khi thông tin về vụ lừa đảo của Liên kết Việt được phanh phui mới biết mình bị... lừa. Có không ít người “ngậm quả đắng” lên tới hàng tỷ đồng. Tuy nhiên, ở đâu đó vẫn còn những cái đầu... u mê, tin vào giấc mơ đổi đời chóng vánh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục