Hồ chứa nước Suối Lòng, xóm Đồi, xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) được xây dựng từ năm 2011 nhưng đến nay bà con vẫn mòn mỏi chờ tiền đền bù giải phóng mặt bằng.

Hồ chứa nước Suối Lòng, xóm Đồi, xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) được xây dựng từ năm 2011 nhưng đến nay bà con vẫn mòn mỏi chờ tiền đền bù giải phóng mặt bằng.

(HBĐT) - Năm năm trôi qua, không nhớ rõ đã bao lần kiến nghị, đề xuất lên các cấp chính quyền mong được đền bù để có vốn đầu tư phát triển kinh tế. Thế nhưng sau 2 lần giải ngân “nhỏ giọt”, bà con vẫn chưa được hưởng đủ số tiền mà đáng ra họ phải được nhận từ vài năm trước.

 

Đó là thực trạng tồn tại nhiều năm nay của hậu dự án xây dựng hồ chứa nước Suối Lòng, xóm Đồi, xã Lỗ Sơn (Tân Lạc). Công trình này được xây dựng vào năm 2011 với diện tích lòng hồ trên 3 ha, phục vụ tưới tiêu cho 6 xóm trên địa bàn xã Lỗ Sơn gồm: Chiềng, Đồi, Bệ, Đá 1, Đá 2 và Đồi Mới.  

Ông Bùi Văn Kiều, Bí thư chi bộ xóm Đồi cho biết: Trước đây, ở vị trí xây dựng hồ chứa nước bây giờ là ruộng của bà con trong xóm. Khi Nhà nước có chủ trương xây dựng hồ chứa nước, mặc dù một số hộ có thửa ruộng tập trung chủ yếu ở khu vực đó nhưng vì lợi ích lâu dài nên bà con rất hưởng ứng. Tuy nhiên, dù chưa đền bù nhưng đơn vị thi công đã tiến hành san lấp. Bà con ra ngăn cản thì được hứa sẽ sớm giải quyết.

 Theo số liệu kiểm đếm trong bảng tổng hợp phương án bồi thường giải phóng mặt bằng mà ông Bùi Văn Bin, trưởng xóm Đồi cung cấp, tổng số tiền dự án phải đền bù cho bà con gần 5,9 tỷ đồng. Thế nhưng, sau 2 lần đền bù, bà con mới nhận được khoảng 60% số tiền trên. “Hiện, dự án còn phải đền bù cho bà con khoảng 2,9 tỷ đồng nữa mới đủ”- ông Bin cho biết.

 

“Phải khẳng định, việc xây dựng hồ chứa nước đem lại hiệu quả rất thiết thực với bà con chúng tôi. Chỉ có điều, nhiều hộ đã mất gần hết ruộng nên họ cần có vốn để đầu tư làm việc khác. Đền bù quá chậm đã gây nhiều xáo trộn tới đời sống của không ít hộ. Cũng từ việc chậm đền bù mà công tác vận động, tuyên truyền làm các dự án ở xóm hay vấn đề đóng góp gặp không ít khó khăn” - ông Bin bày tỏ.  

Gia đình ông Bùi Văn Trình là một trong những hộ có nhiều ruộng bị mất nhất xóm với trên 2.000 m2. Theo biên bản kiểm đếm, tổng số tiền gia đình ông được đền bù hơn 230 triệu đồng. Sau 2 lần thanh toán “nhỏ giọt”, gia đình ông mới nhận được một nửa (khoảng 120 triệu đồng). ông buồn bã: “Công trình phục vụ cho chính dân mình nên dù biết sẽ không có ruộng nữa, gia đình tôi vẫn hưởng ứng bởi lẽ, Nhà nước đền bù, mình có vốn mua con trâu, con bò nuôi thì kinh tế sẽ khá. Nhưng thanh toán đã chậm lại “nhỏ giọt” nên cũng chỉ đủ tiền đong gạo chứ chẳng làm được gì”. Không có vốn để đầu tư, 2 con trai của ông Trình đều phải xuống Hà Nội làm thuê, hàng tháng gửi tiền về giúp gia đình. Đó cũng là tình cảnh của gia đình ông Bùi Văn Nha. Đáng nhẽ gia đình ông Nha sẽ nhận được gần 300 triệu đồng tiền đền bù để phát triển chăn nuôi nhưng hiện giờ, các con ông cũng phải lặn lội dưới Hà Nội kiếm sống.  

“Chúng tôi đã kiến nghị lên UBND xã rất nhiều lần, 3 lần ra UBND huyện hỏi nhưng câu trả lời vẫn chung chung là sẽ sớm giải quyết chứ không có mốc thời gian nào cụ thể. Rất mong cơ quan chức năng sớm giải quyết đền bù đầy đủ như lời hứa trước khi dự án được triển khai xây dựng ở xóm”- trưởng xóm Đồi Bùi Văn Bin gửi gắm.

Đồng chí Bùi Văn Nượm, Chủ tịch UBND xã Lỗ Sơn xác nhận, tình trạng chậm đền bù kéo dài ở xóm Đồi đã ảnh hưởng nhất định tới đời sống của bà con, nhất là những hộ có nhiều ruộng thuộc diện phải thu hồi đất để làm dự án. Đồng chí Nượm bày tỏ: Việc bà con đòi hỏi quyền lợi là chính đáng nên rất mong được các cấp, ngành quan tâm, giải quyết.

 

Lý giải về thực trạng trên, đồng chí Đinh Duy Khải, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Tân Lạc, Giám đốc Ban Quản lý dự án cho biết: Dự án được xây dựng từ nguồn vốn JAICA (Nhật Bản) và nguồn vốn đối ứng của tỉnh. Ban đầu, tổng mức đầu tư phê duyệt 14.283.734.000 đồng, trong đó, chi phí đền bù GPMB 2 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau khi kiểm đếm theo Nghị định số 69/2009/NĐ-CP về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì tổng số tiền đền bù GPMB cho các hộ dân tăng lên gần 5,9 tỷ đồng. Việc phát sinh thêm chi phí đền bù GPMB là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm giải ngân tiền đền bù cho các hộ dân ở xóm Đồi.

 Trả lời câu hỏi: Bao giờ các hộ dân mới nhận đủ số tiền đền bù? Đồng chí Khải cho biết, huyện sẽ tiếp tục đề xuất lên tỉnh để sớm giải ngân đủ cho bà con.

 

                                                                  Viết Đào (CTV) 

 

Các tin khác

Ruộng bậc thang -  kiệt tác của người Miền Đồi (Lạc Sơn).
Ông Đinh Thế Tiến -  người trở về sau 39 năm là liệt sĩ.
Né trạm thu phí, xe tải chở hàng len lỏi đi qua khu vực chợ thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn).
Chiến sĩ hải quân trên quần đảo Trường Sa luôn chắc tay súng bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương.

Cảnh báo chiêu thức tiếp thị, quảng cáo và bán hàng đa cấp

(HBĐT) - Trong khi vụ việc nhiều người dân trên địa bàn tỉnh “sập bẫy” đa cấp chưa kịp lắng xuống thì mới đây, một chiêu thức khác lại nổi cộm núp dưới vỏ bọc tiếp thị, quảng cáo. Nhiều người dân đã bị lôi kéo, dụ dỗ mua hàng với giá “trên trời”, có sản phẩm bị thổi giá lên gấp 5 - 10 lần.

Bài ca nơi đỉnh sóng

(HBĐT) - Khi xa sát vách cũng xa /Khi gần muôn dặm đường xa cũng gần. Câu ca dao mẹ ru từ thuở trong nôi đã cho nhạc sĩ Hình Phước Long cảm xúc để viết nên ca khúc để đời “Gần lắm Trường Sa”. Để rồi sau hơn 30 năm ca khúc ra đời, tôi vào Nha Trang những ngày rực rỡ nắng tháng 3 và có duyên may gặp gỡ tác giả, người nhạc sĩ được gọi với cái tên trìu mến “Nhạc sĩ của Trường Sa”.

Về Quảng Bình mùa này

(HBĐT) - Trong chuyến về Quảng Bình mùa này, câu hát một thời về mảnh đất miền Trung gió Lào cát trắng cứ vang lên da diết “Quảng Bình quê ta ơi/ Giữ lấy đất trời của quê hương ta/Giữ lấy những gì mà ta yêu quý/ Quảng Bình quê ta ơi...”. Mảnh đất ở vùng eo thắt nhất của đất nước hình chữ S luôn có bao điều kỳ thú, hấp dẫn đối với du khách muôn phương...

Những uẩn khúc sau bản án sơ thẩm

(HBĐT) - Từ việc cho vay nợ rồi sang tên quyền sở hữu mảnh đất hơn 2.000 m2 tại xóm Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc). Sự việc diễn ra bình thường theo Luật Đất đai nhưng phía sau là sự tiếp tay từ những cán bộ cơ sở vi phạm luật pháp.

“Sập bẫy” đa cấp, nhiều người chấp nhận “ngậm” quả đắng

(HBĐT) - Ngay sau khi thông tin về vụ lừa đảo của Công ty Cổ phần Liên kết Việt bị lực lượng chức năng Bộ Công an đấu tranh làm rõ với số tiền lên đến hàng nghìn tỷ đồng đã gây “sốc” cho nhiều người. Trong số đó, có nhiều người dân ở Hoà Bình. Với nhiều người, chỉ đến khi thông tin về vụ lừa đảo của Liên kết Việt được phanh phui mới biết mình bị... lừa. Có không ít người “ngậm quả đắng” lên tới hàng tỷ đồng. Tuy nhiên, ở đâu đó vẫn còn những cái đầu... u mê, tin vào giấc mơ đổi đời chóng vánh.

Lạc Sơn - xuân về vội vã!

(HBĐT) - Rằm tháng giêng, đó là mốc thời gian nhiều người dân ở huyện Lạc Sơn hướng đến sau khi ăn Tết Nguyên đán xong, bởi đó là lúc hàng trăm người dân ở khắp các nơi trong huyện theo nhau đi các ngả tìm việc làm. Trong số đó, đa số là lao động tự do... Cứ thế, năm nào cũng vậy, sau Tết Nguyên đán, dòng người ở Lạc Sơn cứ theo nhau đi khắp ngả tìm việc làm. Để lại cho đất Mường Vang những mùa xuân vội vã.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục