(HBDT) - Trước đây, Tân Lạc thuộc huyện Lạc Thổ, phủ Thiên Quan, đạo Thanh Bình. Cho đến khi thực dân Pháp lập tỉnh Mường Hòa Bình, vùng Tân Lạc nằm trong 2 tổng Lạc Thiện và Lạc Nghiệp, phủ Lạc Sơn.
Năm 2017, lễ hội Khai hạ Mường Bi (Tân Lạc) được tổ chức bài bản hơn, có chất lượng và thu hút được sự tham gia, hưởng ứng của du khách gần xa.
Sau cách mạng tháng Tám (1945) và các giai đoạn lịch sử khác nhau, cùng với việc chia tách, nhập xã đến trước năm 1957, huyện Lạc Sơn là một vùng khá rộng, nhiều xã, đông dân cư. Xuất phát từ yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ đẩy mạnh phát triển KT-XH miền núi, ngày 15/10/1957, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chia huyện Lạc Sơn thành 2 huyện: Lạc Sơn và Tân Lạc. Như vậy, có thể nói, huyện Tân Lạc được chính thức ra đời ngày 15/10/1957 (có 22 xã). Sau này, cùng với việc tách nhập và thành lập mới, đến nay, huyện Tân Lạc có 24 xã, thị trấn gồm: Trung Hòa, Địch Giáo, Tử Nê, Phú Vinh, Phú Cường, Nam Sơn, Ngổ Luông, Quy Hậu, Quy Mỹ, Đông Lai, Mãn Đức, Do Nhân, Ngọc Mỹ, Tuân Lộ, Phong Phú, Gia Mô, Lũng Vân, Ngòi Hoa và thị trấn Mường Khến.
Tân Lạc nằm ở phía tây - nam của tỉnh, có tổng diện tích tự nhiên 52,3 km2; có dân cư trên 83.000 người, trong đó, đồng bào dân tộc Mường chiếm 87,9%, ngoài ra còn có đồng bào dân tộc Kinh và một số dân tộc khác. Địa bàn huyện Tân Lạc là đầu mối giao thông, cửa ngõ nối vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội theo quốc lộ 6 và đường 12B. Về địa hình, huyện có trên 80% diện tích là núi. Độ cao trung bình so với mực nước biển khoảng 300-400 m. Huyện có thể chia thành 3 vùng: vùng cao, vùng giữa, vùng thấp.
Tân Lạc nằm ở vùng có khí hâu nhiệt đới gió mùa và có nguồn tài nguyên, khoáng sản phong phú. Được thiên nhiên ưu đãi, huyện Tân Lạc có di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia: hang Muối thuộc khu I, thị trấn Mường Khến; hang Bưng thuộc xóm Nẻ, xã Ngòi Hoa cùng các di tích danh thắng cấp quốc gia nổi tiếng như: động Mường Chiềng thuộc xóm Chiềng, xã Mãn Đức; động Hoa Tiên thuộc xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa; động Nam Sơn thuộc xã Nam Sơn; động Thác Bờ thuộc xã Ngòi Hoa. Tân Lạc cũng là một trong số các vùng đất có bề dày lịch sử phát triển cùng với nền văn minh Việt cổ. Từ các hiện vật được các nhà khảo cổ khai quật đã chứng minh rằng: từ xa xưa, con người đã sinh sống trên mảnh đất Tân Lạc.
Có bề dày truyền thống văn hóa và lịch sử cách mạng, trong cách mạng Tháng Tám cùng 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ cùng công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, huyện Tân Lạc đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng của tỉnh, của đất nước. Quân và dân huyện Tân Lạc đã có nhiều đóng góp về sức người, sức của cho những thắng lợi của chiến dịch Hòa Bình và chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, địa danh Tân Lạc, địa danh Lũng Vân được mọi miền biết đến như “pháo đài” chống trả kiên cường các cuộc tấn công của không lực Hoa Kỳ; lớp lớp con em Tân Lạc đã lên đường tòng quân góp sức vào thắng lợi của dân tộc trong mùa xuân 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Với những đóng góp to lớn trong 2 cuộc kháng chiến, huyện Tân Lạc và 7 xã là: Lũng Vân, Mỹ Hòa, Tử Nê, Lỗ Sơn, Gia Mô, Mãn Đức, Ngọc Mỹ được phong tặng danh hiệu anh hùng LLVT nhân dân. Huyện có 2 liệt sĩ là anh hùng LLVT nhân dân: anh hùng Quách Văn Thắm (xã Mãn Đức) và anh hùng Bùi Văn Tình (xã Lỗ Sơn). Đã có 18 Mẹ được phong tặng, truy tặng danh hiệu bà Mẹ Việt
Từ sau tái lập tỉnh đến nay, cùng với bước phát triển KT-XH vượt bậc của tỉnh, huyện Tân Lạc cũng có bước tiến khá toàn diện. Huyện đã có nhiều giải pháp hữu hiệu để không ngừng đẩy mạnh phát triển KT-XH, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự ATXH. Trong đó, huyện tăng cường chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng - vật nuôi tạo vùng hàng hóa; giữ gìn, bảo tồn và phát huy tốt bản sắc văn hóa dân tộc, tạo nên những nét độc đáo trong thể hiện bản sắc văn hóa (cồng chiêng, ẩm thực, lễ hội, dân ca - dân vũ, làng bản văn hóa, thể thao dân tộc…); khai thác tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch văn hóa sinh thái, du lịch cộng đồng...
Tiếp nối thành tựu những năm trước đây, năm 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện ước đạt 13,3%, tăng 10,8% so với năm 2015; tổng giá trị CN-TTCN thực hiện 442,8 tỷ đồng, tăng 19,4% so với năm 2015 Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ thực hiện 902 tỷ đồng, tăng 21,9% so với năm 2015. Tổng diện tích gieo trồng cả năm thực hiện được 13.862 ha. Tổng sản lượng cây lương thực có hạt 42.791,6 tấn. Cây ăn quả có múi (cam, quýt, bưởi) tiếp tục được chú trọng với tổng diện tích cây ăn quả có múi đạt trên 1.000 ha. Tổng thu ngân sách Nhà nước thực hiện được 57.623 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo còn 27,46%, giảm 6,94% so với năm 2015; có 4 xã đạt 19/19 tiêu chí (xã Phong Phú, Tử Nê, Địch Giáo và Mãn Đức). Sự nghiệp GD&ĐT, y tế tiếp tục được đầu tư, quan tâm đúng mức. Đến nay huyện có 23 trường chuẩn quốc gia; tỷ lệ người tham gia BHYT đạt 93%. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ nét. Tính đến nay, tỷ lệ hộ dùng điện lưới quốc gia đạt 99,85%; bộ mặt nông thôn đã có nhiều khởi sắc.
Năm 2017, năm kỷ niệm 60 năm thành lập huyện Tân Lạc (1957-2017), huyện Tân Lạc đang triển khai nhiều chương trình hoạt động và phong trào thi đua ý nghĩa, thiết thực. Với quyết tâm xây dựng quê hương Tân Lạc ngày càng phát triển, giàu mạnh, các cấp ủy, chính quyền huyện Tân Lạc đã xác định được định hướng phát triển. Huyện có nhiều giải pháp hữu hiệu nhằm đạt được kết quả cao nhất trong phát triển. Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân phát huy tốt truyền thống anh hùng, đoàn kết, đồng thuận, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển KT-XH, giữ vững AN-QP; chăm lo thúc đẩy các hoạt động an sinh xã hội; coi trọng, giữ gìn nét bản sắc văn hóa các dân tộc. Nỗ lực phấn đấu khẳng định được thế mạnh của huyện trong hành trình phát triển của tỉnh.
Bùi Văn
(tổng hợp)
(HBĐT) - Để bảo vệ khu vực đã đánh chiếm, địch giải quân chốt giữ trên 50 vị trí và điểm canh ở dọc đường 6, triền sông Đà, TX Hòa Bình. Nhiều vị trí địch bố trí lực lượng từ một đại đội trở lên trang bị hỏa lực rất mạnh, có cả đại bác. Từ Gò Bùi đến Đồng Bến, địch đã đóng 2 tiểu đoàn ở nhiều điểm: Ao Trạch, đồi Dốc Mận, xóm Đồng Giang, xóm Đễnh, Hang Nước… ở khu vực thị xã, địch bố trí GM3 là đơn vị từng chiếm đóng Hòa Bình trước đây và 2 tiểu đoàn lính Mường.
(HBĐT) - Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh Hòa Bình, quãng thời gian thực chất đã trải qua 3 thế kỷ, từ thế kỷ XIX – XX bước vào thế kỷ XXI. Từ đó đến nay người Mường Hòa Bình vẫn lưu giữ khá trọn vẹn nếp ăn, nếp ở, bản sắc văn hóa của mình. Thể hiện dễ nhận biết nhất đó là ngôi nhà sàn vẫn còn đa số người Mường yêu mến, sử dụng trong lựa chọn nhà ở cho gia đình mình. Tuy nhiên cuộc sống luôn biến đổi, nhà sàn của người Mường cùng chung trong dòng chảy đó đã có những biến đổi nhất định
(HBĐT) - Làm chín thức ăn bằng hơi nước nóng người Mường gọi là đồ, đây là một trong những cách chế biến thức ăn truyền thống, phổ biến, nhất trong đời sống người Mường xưa. Ngày nay được gọi là cách đồ, hấp. Cách thức đồ có ưu điểm làm thức ăn chín vì hơi nước rất nóng, chất dinh dưỡng hầu như rất ít mất đi trong quá trình chế biến nó được lưu giữ lại trong món ăn, do đó đảm bảo nguyên vị khi ăn.