Du lịch Hòa Bình hấp dẫn du khách bởi những nét văn hóa vô cùng đặc sắc của các dân tộc miền nùi đang sinh sống tại đây

 

Thiên nhiên cũng ban tặng Hòa Bình rất nhiều những phong cảnh hùng vĩ tráng lệ, những thung lũng quanh năm mây mờ che phủ, những ngọn thác bình lặng chảy ngày qua ngày, những hang động kì bí....Tất cả vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đây đều mang lại cho Hòa Bình một tiềm năng du lịch rất lớn.

Sau đây chũng tôi xin giới thiệu đến các bạn những địa điểm du lịch thú vị ở Hòa Bình.

Mai Châu – Hòa Bình

Nói đến du lịch Hòa Bình thì địa danh nối tiếng với du khách nhất có lẽ là Mai Châu. Tận dụng được lợi thế du lịch thiên nhiên của mình, Mai Châu đang ngày càng hoàn thiện mình với các dịch vụ nghĩ dưỡng, tham quan để giúp cho du khách thuận tiện nhất khi đến du ngoạn tại mảnh đất này. 

Mai Châu - Hòa Bình là một trong những địa điểm không thể bỏ qua khi đi du lịch ở Hòa Bình

Ở Mai Châu có 2 bản làng ghi lại nhiều dấu ấn cho du khách nhất đó là bản Lác và bản Poom Coọng, không phải là những nơi sầm uất, tấp nập, không cao lương mĩ vị, tất cả đều rất dân dã, gần gũi thiên nhiên. Những điều tưởng chừng như bình dị ấy lại chính là nét thu hút của nơi đây, du khách đến sẽ cảm nhận được sự hiếu khách, thân thiện của những người nông dân chân chất, hiền hòa. Thoát khỏi sự ồn áo, tấp nập chốn thành thị. Những ngôi nhà bên bờ hồ, những hàng cây xanh mướt trải đều khắp bản, làng, cảm giác như tất cả cảnh vật cho tới con người nơi miền núi này đều hòa vào thiên nhiên núi rừng hùng vĩ vậy.

Ngoài ra với những du khách ưa thích khám phá, Mai Châu còn có 2 hang động đẹp mê hồn là hang Mỏ Luông và Hang Chiều, với những dải thạch nhũ trải dài khắp hang, ánh sáng từ ngoài cửa hang chiếu vào tạo ra khung cảnh vô cùng sinh động.

Thung Nai – Hòa Bình

Thung Nai

Thung Nai trong nhiều năm gần đây là điểm đến quen thuộc mỗi dịp cuối tuần của những người yêu thích bình yên, tránh ồn ào, khói bụi. Là một xã thuộc huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, Thung Nai nằm trong lòng hồ sông Đà, cách trung tâm thành phố 25 km và Hà Nội khoảng 110 km.

Nhà máy thủy điện Hòa Bình

Nhà máy thủy điện Hòa Bình

Nằm ở TP Hòa Bình, trên dòng sông Đà hung vĩ. Đây là công trình thủy điện lớn nhất của Việt Nam do Liên Xô (cũ) giúp công xây dựng.

Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình là trung tâm điện lực lớn nhất Việt Nam, nằm trong bậc thang các nhà máy thuỷ điện trên sông Đà. Công trình này có chức năng tổng hợp 4 nhiệm vụ chính: chống lũ, phát điện, tưới tiêu và đảm bảo giao thông thuỷ.

Khu du lịch suối khoáng Kim Bôi

Suối nước nóng Kim Bôi Hoà Bình: là một suối khoáng nóng tự nhiên thuộc xóm Mớ Đá, xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình, cách Hà Nội khoảng 70Km theo quốc lộ 6, và cách thành phố Hòa Bình khoảng 30 Km.

Khu du lịch suối khoáng Kim Bôi

Do nằm sâu dưới lòng đất nên nước khoáng phun lên luôn luôn ở nhiệt độ 36°C, khi lộ thiên nước có nhiệt độ 34-36ºC. Nguồn nước khoáng này có đủ tiêu chuẩn dùng làm nước uống, để tắm, ngâm mình chữa các bệnh viêm khớp, đường ruột, dạ dày,huyết áp.
Khách Sạn tại Khu du lịch Suối Khoáng Nóng Kim Bôi có gần 100 phòng nghỉ đầy đủ trang thiết bị hiện đại, hệ thống nhà hàng, hội trường, bể bơi,… mới nâng cấp đạt tiêu chuẩn chất lượng 3 sao. Bạn có thể nghỉ ngơi, tắm suối khoáng, tổ chức giao lưu văn nghệ đốt lửa trại, thưởng thức các chương trình văn nghệ cồng chiêng và rượu cần đặc sắc, tổ chức nghỉ dưỡng hay tổ chức Hội nghị Hội thảo.

Cửu thác Tú Sơn

Cửu thác Tú Sơn được ví như danh thắng “đệ nhất’ xứ Mường với núi non hùng vĩ, suối thác thơ mộng, cùng khí hậu mát mẻ trong lành khiến ai đến đây cũng đều ngỡ như đang lạc bước ở Đà Lạt, hay đắm mình trong sương sớm Sapa.

Cách thành phố Hoà Bình trên 20km, cách thủ đô Hà Nội 60km, khu du lịch sinh thái Cửu Thác Tú Sơn nằm trên địa phận xóm Củ, xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi (tỉnh Hoà Bình), cạnh đường quốc lộ 12B, gần khu suối khoáng nóng Kim Bôi. Đường lên với Cửu thác, du khách có thể cảm nhận được sự mộc mạc, hoang sơ từ cảnh vật đến cả nếp sống của đồng bào dân tộc nơi đây. Người dân sống quanh khu cửu thác chủ yếu là người Mường.

         

                                                      Nguồn Phunutoday

 

Các tin khác


Tìm về nơi cổ nhất

(HBĐT) - Theo sách "Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX”, xóm Trại thuộc xã Trung Hoàng, tổng Trung Hoàng, phủ Lạc Thổ, đạo Thanh Bình. Năm 1886, xóm Trại thuộc địa phận Mường Vang xưa, nay thuộc các xã Quý Hoà, Tân Lập, Nhân Nghĩa (Lạc Sơn). Với địa hình bao bọc xung quanh là núi đá vôi, hang xóm Trại nằm ở giữa là thung lũng đồng bằng rộng lớn được người dân canh tác lúa nước.

Bài 4: Một số di tích khảo cổ tiêu biểu của Văn hóa Hòa Bình

(HBĐT) - 1 - Di tích hang xóm Trại, xã Tân Lập (Lạc Sơn): Từ khi phát hiện cho tới nay đã có tới 8 cuộc điều tra, thám sát, khai quật tại di tích. Những giá trị tiêu biểu: Đã phát hiện số lượng di vật đá xương phong phú nhất lên tới trên 5.000 tiêu bản.

Túi khót thầy mo Mường

(HBĐT) - Túi khót của thầy mo Mường là túi vải đựng những vật thể được cho là linh thiêng, đồ tế khí được dùng làm vật hộ thân, là công cụ trấn trị ma quỷ trong hành nghề của mình.

A1 - huyền thoại một ngọn đồi

(HBĐT) - Trong 39 ngày đêm chiến đấu kiên cường, máu, mồ hôi, nước mắt của bộ đội ta thấm đẫm đồi A1. Có những chiến sỹ cả ngày chịu đói vẫn chốt chặt vị trí chiến đấu. Nhiều người vừa đánh địch vừa bảo vệ thương binh. Có chiến sỹ bị thương vẫn gan dạ yểm trợ cho đồng đội tấn công.

Thị xã bên sông Đà anh dũng trong chống Mỹ

(HBĐT) - Sông Đà – dòng sông của thác ghềnh, dữ dội ngày nào giờ hiền hòa, lung linh trong ánh điện của công trình thế kỷ. Với người dân thị xã Hoà Bình xưa, dòng sông như nhân chứng, biểu tượng cho những con người anh dũng, quả cảm của biết bao thế hệ đã lên đường chiến đấu, hy sinh, góp phần cùng cả nước dành độc lập tự do ngày hôm nay.

Miền đất cổ Mường Bi - Tân Lạc tạo được bước chuyển mới trong phát triển KT-XH

(HBDT) - Trước đây, Tân Lạc thuộc huyện Lạc Thổ, phủ Thiên Quan, đạo Thanh Bình. Cho đến khi thực dân Pháp lập tỉnh Mường Hòa Bình, vùng Tân Lạc nằm trong 2 tổng Lạc Thiện và Lạc Nghiệp, phủ Lạc Sơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục