Ủy ban nhân dân thành phố Sa Đéc vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Lễ hội Hoa Xuân năm 2019.


Khách du lịch tham quan tại làng hoa Sa Đéc

Theo Kế hoạch, Lễ hội sẽ diễn ra với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn như: chương trình nghệ thuật đêm giao thừa và bắn pháo hoa khai mạc vào lúc 19h ngày 04/02 (nhằm ngày 30/12 năm Mậu Tuất); Chương trình khai mạc Lễ hội Hoa Xuân sẽ diễn ra lúc 19h ngày 29/01 (nhằm ngày 24/12 năm Mậu Tuất); Hội chợ triển lãm nhịp cầu xúc tiến thương mại và đầu tư Sa Đéc diễn ra từ ngày 25-31/01; Hội thi và trưng bày Sinh vật cảnh từ 29/01-07/02; Trưng bày các sản phẩm khởi nghiệp của Sa Đéc diễn ra từ ngày 29/01-02/02; Hoạt động trải nghiệm thực hành "Chế biến món ăn từ bột gạo Sa Đéc” diễn ra vào ngày 29/01.

Ngoài ra còn tổ chức Hội thi "Chế biến ẩm thực từ hoa hồng” vào ngày 31/01; Hội thi thiếu nhi kể chuyện Tự hào lịch sử Việt Nam trong 03 ngày từ 01-03/2; Hội thi thời trang công sở và Liên hoan các nhóm nhảy thanh niên và các câu lạc bộ dân vũ vào lúc 19h ngày 02/02 tại Công viên Sa Đéc…

Bên cạnh đó, Ban tổ chức sẽ trang trí một số tiểu cảnh hoa tại đường hoa Sa Nhiên – Cai Dao và công viên Sa Đéc; tổ chức các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao chào mừng Lễ hội Hoa Xuân và mừng Đảng – mừng Xuân Kỷ Hợi năm 2019.

Việc tổ chức Lễ hội Hoa Xuân nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch tỉnh Đồng Tháp nói chung và thành phố Sa Đéc nói riêng đến với du khách, qua đó khai thác tiềm năng phát triển du lịch Sa Đéc; tạo không khí vui tươi phấn khởi, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, tham quan du lịch của nhân dân và du khách nhân dịp xuân về.

 

        TheoVietnamtourism

Các tin khác


Đất nước tươi đẹp qua ảnh của Vũ Hải

Ảnh của nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Hải - vừa nhận kỷ lục quốc gia ‘Người được nhiều giải thưởng triển lãm ảnh thế giới nhất’ - mang đến những khung cảnh khi mát lành, khi lộng lẫy về đất nước tươi đẹp, và những khoảnh khắc trân quý cuộc đời.

Đồng bào Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây vui tươi, ấm áp

Kiên Giang có hơn 13% dân số là đồng bào Khmer (đứng thứ ba khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, sau Sóc Trăng và Trà Vinh) với khoảng 56.400 hộ, 238.000 nhân khẩu. Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer năm nay diễn ra từ 14 - 16/4/2023 (nhằm 24, 25 và 26 tháng 2 Âm lịch).

Tự hào với 22 di sản thế giới tại Việt Nam

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng cùng kho tàng văn hóa đồ sộ, độc đáo trải dài 4000 năm lịch sử dân tộc, tất cả những điều đó góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia du lịch nổi tiếng thế giới với 22 di sản được UNESCO vinh danh.

Kiến trúc độc đáo nhà dài truyền thống của người Ê Đê

Đồng bào Ê Đê sinh sống tập trung chủ yếu trên cao nguyên Đắk Lắk, ngoài ra còn có một số nhóm người Ê Đê định cư ở các địa bàn thuộc tỉnh Đắk Nông, Gia Lai, Phú Yên, Khánh Hòa… Từ thời xa xưa, người Ê Đê đã làm những ngôi nhà sàn dài để ở và tránh thú dữ. Nhà dài truyền thống Ê Đê đã đi vào sử thi, truyện cổ, âm nhạc, hội họa như những trang huyền thoại.

Khám phá di sản văn hóa nổi tiếng thế giới – Qua chuỗi 6 nước châu Âu “Ý – Thụy Sĩ – Pháp – Bỉ – Hà Lan – Đức”

Châu Âu đã quá nổi tiếng với quá trình xây dựng lịch sử văn hóa và kinh tế tương đối lâu đời, mang đậm nét Hy Lạp cổ đại. Với bề dày lịch sử, các thành phố luôn là điểm thu hút đối với những du khách muốn tìm hiểu một trong những nền văn hóa và văn minh bậc nhất thế giới này.

Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận?

Bạn có thể tự hào khi biết rằng ngoài 3 di sản thiên nhiên thế giới thì Việt Nam có tới 15 di sản văn hóa thế giới và 4 di sản tư liệu thế giới được UNESCO vinh danh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục