Khác với các lễ hội ở vùng đồng bằng, lễ hội Xuân ở Bắc Kạn mang đậm bản sắc, gắn với những triết lý nhân sinh của các dân tộc vùng cao. Lên Bắc Kạn những ngày xuân, không khí tưng bừng của các lễ hội khiến lòng người phấn chấn, thêm yêu mến con người, vùng đất nơi đây.



Không gian lễ hội Lồng Tồng tổ chức tại hồ Ba Bể (Bắc Kạn).

Hằng năm, cứ vào dịp sau Tết, khắp các bản, làng của đồng bào dân tộc Tày, Nùng ở các tỉnh miền núi phía bắc lại nô nức chờ đón những ngày hội rộn ràng của lễ hội Lồng Tồng (xuống đồng). Lễ hội tạo nên một sắc mầu văn hóa vô cùng độc đáo, thu hút hàng chục nghìn người tham gia, tạo khí thế vui tươi, phấn khởi cho năm mới. Lễ hội thường được tổ chức vào khoảng thời gian từ ngày mồng 4 đến ngày 25 tháng Giêng (âm lịch), tùy theo phong tục của từng địa phương mà tổ chức khác ngày nhau và thời gian thường kéo dài trong ba ngày.

Lễ hội Lồng Tồng quy mô cấp tỉnh ở Bắc Kạn được tổ chức ở ven bờ thắng cảnh hồ Ba Bể vào dịp mồng 10 tháng Giêng hằng năm. Đây là một trong những lễ hội Lồng Tồng lớn nhất ở các tỉnh miền núi phía bắc, được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Vào ngày hội, ngay từ sáng sớm, hàng chục nghìn đồng bào các dân tộc trong những bộ trang phục đẹp nhất từ các huyện trong tỉnh, một số xã lân cận ở các tỉnh Tuyên Quang, Cao Bằng, đông đảo du khách đã nườm nượp đổ về. Hội Lồng Tồng gồm có phần lễ và phần hội mang tính chất nghi lễ nông nghiệp cổ xưa, mở đầu cho một mùa sản xuất mới. Phần lễ với nghi thức rước cỗ, dâng lễ của 16 xã, thị trấn thuộc huyện Ba Bể, dâng lên các vị thần cầu một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhân dân no ấm, yên vui. Phần hội có chương trình văn nghệ, múa lân, tung còn khai hội, thi đấu thể thao, thi khâu còn, thi giã bánh dày… Lễ hội còn có các trò chơi dân gian, như: bịt mắt bắt dê, kéo co, tung còn, đua thuyền độc mộc, chọi dê...

Một lễ hội độc đáo khác của đồng bào H’Mông mới được tỉnh Bắc Kạn khôi phục ba năm trở lại đây là lễ hội Mù Là tổ chức ở xã Cổ Linh, huyện Pác Nặm vào ngày mồng 3 và mồng 4 tháng Giêng (âm lịch) hằng năm. Lễ hội thu hút hàng nghìn đồng bào đến từ các địa phương trong tỉnh và các tỉnh bạn, như: Cao Bằng, Tuyên Quang. Nghi lễ cúng cầu mùa được tiến hành để xua đuổi những điều không may mắn trong năm cũ, cầu mong mưa thuận gió hòa, nhà nhà yên vui, no ấm. Trong lễ hội, đặc sắc nhất là phần thi làm những công việc mang bản sắc văn hóa của người H’Mông, như: chọi bò,nấu mèn mén, hát đối đáp, nối sợi lanh… Thi nấu mèn mén là hoạt động không thể thiếu tại lễ hội vì đây là món ăn đặc trưng của đồng bào H’Mông. Các bà, các cô gái H’Mông trổ tài khéo léo chọn những hạt ngô mẩy căng tròn, xay, sàng, hấp tạo nên món ăn nóng hôi hổi, béo ngậy giữa cái rét mùa xuân… Trong lễ hội, các dân tộc cùng trình diễn trang phục và các làn điệu dân ca của dân tộc mình, góp phần gìn giữ, bảo tồn văn hóa.

Lễ hội mùa xuân ở vùng cao Bắc Kạn không chỉ mang giá trị văn hóa tâm linh mà còn là dịp để đồng bào gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa mang bản sắc của dân tộc mình, giáo dục thế hệ trẻ biết yêu quý những gì cha ông để lại, gắng sức xây dựng một cuộc sống ấm no.


                               Theo Nhandan

Các tin khác


Đất nước tươi đẹp qua ảnh của Vũ Hải

Ảnh của nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Hải - vừa nhận kỷ lục quốc gia ‘Người được nhiều giải thưởng triển lãm ảnh thế giới nhất’ - mang đến những khung cảnh khi mát lành, khi lộng lẫy về đất nước tươi đẹp, và những khoảnh khắc trân quý cuộc đời.

Đồng bào Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây vui tươi, ấm áp

Kiên Giang có hơn 13% dân số là đồng bào Khmer (đứng thứ ba khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, sau Sóc Trăng và Trà Vinh) với khoảng 56.400 hộ, 238.000 nhân khẩu. Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer năm nay diễn ra từ 14 - 16/4/2023 (nhằm 24, 25 và 26 tháng 2 Âm lịch).

Tự hào với 22 di sản thế giới tại Việt Nam

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng cùng kho tàng văn hóa đồ sộ, độc đáo trải dài 4000 năm lịch sử dân tộc, tất cả những điều đó góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia du lịch nổi tiếng thế giới với 22 di sản được UNESCO vinh danh.

Kiến trúc độc đáo nhà dài truyền thống của người Ê Đê

Đồng bào Ê Đê sinh sống tập trung chủ yếu trên cao nguyên Đắk Lắk, ngoài ra còn có một số nhóm người Ê Đê định cư ở các địa bàn thuộc tỉnh Đắk Nông, Gia Lai, Phú Yên, Khánh Hòa… Từ thời xa xưa, người Ê Đê đã làm những ngôi nhà sàn dài để ở và tránh thú dữ. Nhà dài truyền thống Ê Đê đã đi vào sử thi, truyện cổ, âm nhạc, hội họa như những trang huyền thoại.

Khám phá di sản văn hóa nổi tiếng thế giới – Qua chuỗi 6 nước châu Âu “Ý – Thụy Sĩ – Pháp – Bỉ – Hà Lan – Đức”

Châu Âu đã quá nổi tiếng với quá trình xây dựng lịch sử văn hóa và kinh tế tương đối lâu đời, mang đậm nét Hy Lạp cổ đại. Với bề dày lịch sử, các thành phố luôn là điểm thu hút đối với những du khách muốn tìm hiểu một trong những nền văn hóa và văn minh bậc nhất thế giới này.

Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận?

Bạn có thể tự hào khi biết rằng ngoài 3 di sản thiên nhiên thế giới thì Việt Nam có tới 15 di sản văn hóa thế giới và 4 di sản tư liệu thế giới được UNESCO vinh danh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục