Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản số 458/BVHTTDL-VHDT về việc hướng dẫn thực hiện hỗ trợ phục dựng lễ hội các dân tộc thiểu số thuộc Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa năm 2020.


Sinh hoạt văn hóa của đồng bào dân tộc Thái.
Theo đó, từ nay đến cuối năm 2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hỗ trợ phục dựng, bảo tồn một loạt lễ hội truyền thống của các dân tộc, như: Lào (tỉnh Điện Biên); La Chí, Nùng (tỉnh Hà Giang); Thái (tỉnh Yên Bái); Shi La (tỉnh Lai Châu); Gia Rai (tỉnh Kon Tum)...

Để việc hỗ trợ bảo đảm mục tiêu, tiến độ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh tiến hành khảo sát, lập hồ sơ khoa học về lễ hội, gồm: Tên lễ hội, thời điểm diễn ra lễ hội, mục đích, ý nghĩa của việc bảo tồn, phục dựng lễ hội…, gửi về Vụ Dân tộc (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) để tổng hợp trước ngày 20-2; xây dựng chi tiết báo cáo khảo sát lễ hội gửi về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để thẩm định trước thời điểm diễn ra lễ hội ít nhất 20 ngày.

Trên cơ sở thẩm định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh tiếp thu, tổ chức bảo tồn, phục dựng lễ hội, trong đó chú trọng phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc; lồng ghép đưa các yếu tố văn hóa mới, tiến bộ, nhằm tăng cường giao lưu quảng bá, góp phần thúc đẩy phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, loại bỏ yếu tố lạc hậu, hủ tục không phù hợp trong đời sống cộng đồng.

Các lễ hội cần diễn ra một cách dân dã, tự nhiên, phản ánh sinh hoạt văn hóa cộng đồng, do đồng bào chủ động tham gia và thụ hưởng; chú ý phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, những người có uy tín, các nghệ nhân văn nghệ dân gian tham gia vào hoạt động của lễ hội.


                     Theo Hanoimoi

Các tin khác


Đất nước tươi đẹp qua ảnh của Vũ Hải

Ảnh của nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Hải - vừa nhận kỷ lục quốc gia ‘Người được nhiều giải thưởng triển lãm ảnh thế giới nhất’ - mang đến những khung cảnh khi mát lành, khi lộng lẫy về đất nước tươi đẹp, và những khoảnh khắc trân quý cuộc đời.

Đồng bào Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây vui tươi, ấm áp

Kiên Giang có hơn 13% dân số là đồng bào Khmer (đứng thứ ba khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, sau Sóc Trăng và Trà Vinh) với khoảng 56.400 hộ, 238.000 nhân khẩu. Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer năm nay diễn ra từ 14 - 16/4/2023 (nhằm 24, 25 và 26 tháng 2 Âm lịch).

Tự hào với 22 di sản thế giới tại Việt Nam

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng cùng kho tàng văn hóa đồ sộ, độc đáo trải dài 4000 năm lịch sử dân tộc, tất cả những điều đó góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia du lịch nổi tiếng thế giới với 22 di sản được UNESCO vinh danh.

Kiến trúc độc đáo nhà dài truyền thống của người Ê Đê

Đồng bào Ê Đê sinh sống tập trung chủ yếu trên cao nguyên Đắk Lắk, ngoài ra còn có một số nhóm người Ê Đê định cư ở các địa bàn thuộc tỉnh Đắk Nông, Gia Lai, Phú Yên, Khánh Hòa… Từ thời xa xưa, người Ê Đê đã làm những ngôi nhà sàn dài để ở và tránh thú dữ. Nhà dài truyền thống Ê Đê đã đi vào sử thi, truyện cổ, âm nhạc, hội họa như những trang huyền thoại.

Khám phá di sản văn hóa nổi tiếng thế giới – Qua chuỗi 6 nước châu Âu “Ý – Thụy Sĩ – Pháp – Bỉ – Hà Lan – Đức”

Châu Âu đã quá nổi tiếng với quá trình xây dựng lịch sử văn hóa và kinh tế tương đối lâu đời, mang đậm nét Hy Lạp cổ đại. Với bề dày lịch sử, các thành phố luôn là điểm thu hút đối với những du khách muốn tìm hiểu một trong những nền văn hóa và văn minh bậc nhất thế giới này.

Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận?

Bạn có thể tự hào khi biết rằng ngoài 3 di sản thiên nhiên thế giới thì Việt Nam có tới 15 di sản văn hóa thế giới và 4 di sản tư liệu thế giới được UNESCO vinh danh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục