Với chủ đề "Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông/Bình đẳng, đoàn kết, hội nhập và phát triển", Ngày hội văn hoá dân tộc Mông lần thứ III sẽ diễn ra trong 3 ngày vào tháng 9/2021 tại thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu.


Khèn Mông là nhạc khí không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng của dân tộc Mông
Ngày hội là một sự kiện lớn, hướng đến Kỷ niệm 76 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2021); thể hiện sự tôn vinh văn hóa một dân tộc giàu truyền thống văn hóa trong cộng đồng 54 dân tộc anh em.

Đây cũng là dịp để các tỉnh tham gia có điều kiện học tập, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và đồng bào các dân tộc ý thức trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Qua đó giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Mông tới bạn bè trong nước và quốc tế, góp phần phát triển du lịch, kinh tế-xã hội.

Ngày hội có sự tham gia của 14 tỉnh gồm: Lai Châu, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Sơn La, Điện Biên, Nghệ An, Thanh Hóa, Hòa Bình, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái và Đắk Lắk.

Các hoạt động tại Ngày hội gồm nhiều nội dung văn hóa, thể thao và du lịch đặc sắc như: Liên hoan văn nghệ quần chúng, trình diễn trang phục dân tộc Mông; trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa dân tộc Mông; không gian trưng bày giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa và du lịch của 14 tỉnh tham gia Ngày hội; thi giã bánh giầy; triển lãm "Đặc trưng văn hóa dân tộc Mông trong cộng đồng văn hóa các dân tộc Việt Nam"; hoạt động thể thao quần chúng dân tộc Mông; tổ chức đoàn Famtrip (các hãng lữ hành trong nước) khảo sát du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái tại tỉnh Lai Châu.

Bên cạnh đó, còn có một số hoạt động nằm trong khuôn khổ Ngày hội của tỉnh Lai Châu như Hội nghị Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lai Châu năm 2021; không gian trưng bày, quảng bá sản phẩm văn hóa, du lịch, sản phẩm OCOP, nông sản địa phương của các huyện, thành phố, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp thuộc tỉnh Lai Châu; không gian giới thiệu ẩm thực; triển lãm ảnh về miền đất, con người Lai Châu.

Theo Ban tổ chức, thời gian tổ chức Ngày hội có thể được điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tiễn; đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về phòng, chống dịch bệnh COVID-19.


Theo Chinhphu.vn

Các tin khác


Độc đáo lễ cúng ruộng của người Mông ở Mù Cang Chải

Lễ cúng ruộng (Chư Là) là một trong những nghi lễ truyền thống của đồng bào dân tộc Mông ở Mù Cang Chải (Yên Bái) nói riêng và đồng bào Mông nói chung. Nghi lễ này đã được lưu truyền qua bao thế hệ của đồng bào dân tộc Mông.

Mùa hoa tường vi

Nằm ở phía nam, cách trung tâm thành phố chỉ 10km, Công viên Thực vật cảnh Việt Nam đang là một trong những địa điểm thu hút tại Hà Nội khi sở hữu con đường hoa tường vi hiếm có, đang nở hoa rực rỡ.

“Thiên đường” gần 200 loại sen độc nhất vô nhị ở Hà Nội

Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 13km, đầm sen quý thuộc Trung tâm Thực nghiệm, Nghiên cứu và Phát triển nguồn gens cây sen (tại ngõ 234 Ngô Xuân Quản, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội) đang vào mùa sen nở rộ.

Chuyện tình Romeo và Juliet trên băng

Những bộ phim Nga, từ lâu vốn vắng bóng nhất là tại các hệ thống rạp chiếu, bởi sự cạnh tranh quá mạnh mẽ và ồ ạt của các bom tấn từ Hollywood hay Hàn Quốc. Nhưng nếu có dịp được xem một bộ phim của nền điện ảnh hiện đại Nga, nhiều khán giả hẳn sẽ không tránh được sự sửng sốt, khi thấy được một ngôn ngữ điện ảnh giàu tính biểu cảm, đẹp, lại được hỗ trợ bằng kỹ thuật tiên tiến, qua diễn xuất của lớp diễn viên trẻ, đẹp và tài năng. "The Silver skate” (Giày trượt băng bạc) là một thí dụ.

Khám phá phố cổ Thành Nam

(HBĐT) - Nếu như Hà Nội xưa có 36 phố phường thì thành phố Nam Định cũng có đến hơn 40 phố cổ. Tuy nhiên, khác với các phố cổ Đồng Văn, Phố Hiến, phố cổ Hội An, phố cổ Hà Nội đều đã được xếp hạng di tích quốc gia thì phố cổ Thành Nam vẫn chưa được xếp hạng di tích. Hơn nữa, phố cổ chính là tập hợp của những con phố nhỏ nằm sát bên ngôi thành cổ.

Giới thiệu nét cổ truyền Tết Đoan Ngọ tại Hoàng thành Thăng Long

Ngày 10/6, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm "Tết Đoan Ngọ xưa và nay - Gió lành Đoan Dương” theo hình thức trực tuyến tại khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long nhằm giới thiệu nét cổ truyền của Tết Đoan Ngọ đến đông đảo công chúng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục