Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh trao quà cho học sinh nghèo vượt khó tỉnh ta năm 2012. Ảnh: VT
Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh
(HBĐT) - Hòa Bình là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, nhưng có niềm tự hào là cái nôi của nền văn hóa Hòa Bình, nhân dân các dân tộc trong tỉnh có truyền thống hiếu học. Ngay từ khi nước nhà giành được độc lập, hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, phong trào bình dân học vụ đã lan rộng khắp các vùng nông thôn và thành thị trong tỉnh. Là tỉnh miền núi đầu tiên ở miền Bắc xóa xong nạn mù chữ, năm 1960, tỉnh Hòa Bình đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất về thành tích này.
Trong thư gửi cho anh chị em bình dân học vụ nhân dịp phát động phong trào thi đua ái quốc và kỷ niệm ngày Độc lập 2/9/1948, Bác Hồ chỉ rõ nhiệm vụ của phong trào bình dân học vụ là không chỉ dạy cho dân biết đọc, biết viết mà còn phải dạy cho đồng bào kiến thức khoa học thường thức, làm người công dân tốt và nâng cao dần trình độ dân trí. Lời dạy của Người, đến nay vẫn là kim chỉ nam trong phát triển GD&ĐT.
Trong quá trình CNH-HĐH và hội nhập quốc tế, mọi người đều cần phải trải qua quá trình học tập, rèn luyện để có được sự hiểu biết, khả năng hòa nhập xã hội; học để làm người, để giao tiếp, để có khả năng cảm nhận và làm cho cuộc sống hạnh phúc hơn.
Trẻ em, khi sinh ra và lớn lên luôn được cha mẹ quan tâm, chăm lo việc học hành để hướng đến sự hoàn thiện về nhân cách và kỹ năng sống thực sự. Đó không chỉ là truyền thống lâu đời của dân tộc mà ngày nay đó là sự bắt buộc, là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và toàn xã hội.
Chúng ta không thể thỏa mãn với kiến thức ban đầu học tập ở nhà trường mà cần phải tiếp tục bổ sung kiến thức từ cuộc sống, qua sách báo, Internet và qua các lớp tập huấn, đào tạo khác nhau để hoàn thiện mình và thích ứng với xã hội hiện đại.
Thực tế cho thấy, GD&ĐT, KH&CN đã trở thành yếu tố quyết định tương lai thịnh hay suy của mỗi đất nước, dân tộc. ở một cấp độ thấp hơn, giáo dục đang dần trở thành thước đo, nền tảng giá trị để khẳng định vị trí, địa vị của từng cá nhân, gia đình, dòng họ và cộng đồng trong xã hội. Giáo dục cũng chính là phương tiện quan trọng để hướng đến mục tiêu dân chủ, công bằng và văn minh mà chúng ta đang theo đuổi.
Hội Khuyến học ra đời đồng hành cùng ngành GD&ĐT đã góp phần thúc đẩy học tập của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, dòng họ và của cả cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong nhiều năm qua, sự nghiệp GD&ĐT Hòa Bình đã không ngừng phát triển. Quy mô trường lớp ổn định, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của con em và cán bộ, nhân dân trong tỉnh. Quyền và cơ hội học tập của học sinh được đảm bảo. Công tác phổ cập giáo dục đạt được nhiều thành tích to lớn, Hòa Bình là một trong những tỉnh ở tốp đầu tiên đạt chuẩn Phổ cập giáo dục. Năm 1995, Hòa Bình là tỉnh miền núi thứ 2, là tỉnh thứ 4 trong cả nước đạt chuẩn PCGDTH & CMC. Năm 2003 là tỉnh miền núi thứ 4, là tỉnh thứ 18 trong cả nước đạt chuẩn PCGDTHCS. Năm 2012 là tỉnh miền núi đầu tiên và là tỉnh thứ 2 trong cả nước đạt chuẩn PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi. Học sinh giỏi quốc gia cũng là tỉnh trong tốp dẫn đầu của các tỉnh miền núi và đồng bằng sông Cửu Long. GD&ĐT Hòa Bình ngày càng xuất hiện thêm nhiều nhân tố mới, điển hình mới.
Một trong những công tác phối hợp chặt chẽ giữa Hội Khuyến học và ngành Giáo dục là xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng, tạo cơ hội cho hàng trăm ngàn lượt người mỗi năm tham gia các hoạt động nghe báo cáo thời sự, chính trị, trao đổi, phổ biến các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước. Tham gia các hoạt động văn hoá như đọc sách, báo, sinh hoạt CLB thơ, thể dục dưỡng sinh; hoạt động văn hoá, văn nghệ, TD-TT... Thông qua việc học chuyên đề tại Trung tâm học tập cộng đồng, người dân có thêm các kiến thức, kỹ năng lao động, sản suất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống văn hoá, tinh thần, mặt khác giúp họ củng cố các kỹ năng đọc viết, chống tái mù chữ... Trung tâm học tập cộng đồng thực sự đã trở thành một công cụ thiết yếu xây dựng xã hội học tập từ cơ sở.
Sau 15 năm xây dựng và phát triển, số hội viên khuyến học đã đạt 15,2% dân số toàn tỉnh. Quỹ Khuyến học trong 2 năm học 2010-2011 và 2011-2012 đã tạo điều kiện vận động gần 5.000 em học sinh bỏ học tiếp tục đi học trở lại. Số gia đình, dòng họ trong 5 năm (2008-2012) đăng ký phấn đấu đã lên đến 34.032 gia đình, 356 dòng họ. Trong đó có 27.085 gia đình được công nhận gia đình hiếu học, 181 dòng học được công nhân dòng họ hiếu học.
UBND tỉnh ghi nhận và đánh giá cao thành tích trên đây của Hội Khuyến học và ngành D&ĐT đã đạt được.
Tỉnh ta là tỉnh miền núi, kinh tế còn nhiều khó khăn, nhất là người dân ở vùng nông thôn lại càng khó khăn hơn. Vì vậy, để thoát nghèo và thích ứng với sự phát triển KT-XH chung của đất nước và của thế giới không có con đường nào khác là mỗi người, mỗi dòng họ, mỗi cộng đồng trong xã hội phải nỗ lực học tập, xây dựng một xã hội học tập trên quê hương Hòa Bình. Để làm được điều đó, trong thời gian tới chúng ta cần tập trung:
Các cấp uỷ, chính quyền và tổ chức xã hội ở địa phương phải xem khuyến học, khuyến tài là nhiệm vụ trọng tâm, đặt nền móng cho một xã hội phát triển. Tiếp tục tạo điều kiện xây dựng các quỹ khuyến học ở các cấp hội để hỗ trợ, giúp đỡ được nhiều hơn con em ở vùng sâu, vùng xa, người có hoàn cảnh khó khăn không may mắn, tật nguyền có điều kiện được học tập, cố gắng mang lại sự công bằng trong cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi người. Cân quan tâm chỉ đạo tập hợp được đội ngũ cán bộ tâm huyết, các nhà trí thức tham gia công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; kịp thời quan tâm động viên lực lượng làm công tác khuyến học.
Hội Khuyến học đã góp phần rất lớn trong sự nghiệp khuyến học, khuyến tài của tỉnh trong thời gian qua. Tôi mong rằng trong thơi gian tới, các cấp hội tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao cả của mình, đó là làm nòng cốt trong công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Phải thực sự chủ động tham mưu, đề xuất nội dung, biện pháp thực hiện và tích cực vận động nhân dân thực hiện. Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, rút kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; đồng thời kịp thời nhân điển hình các mô hình khuyên hoc hiệu quả.
Ngành học giáo dục cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Hội Khuyến học để nâng cao chất lượng hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng, nhân rộng mô hình CLB phát triển cộng đồng kết nối với Trung tâm học tập cồng đồng để tạo điều kiện cho người dân được học tập.
Các thức từ thiện, doanh nghiệp và toàn thể cộng đồng hãy xem việc hỗ trợ cho khuyến học là sự đầu tư lâu dài nhưng thiết thực, hiệu quả; giúp đỡ con em mình trở thành người trưởng thành, tài năng, có ích là mục tiêu đầy tính nhân văn.
Nhân dịp ky niêm 15 năm thành lập Hội Khuyến học tỉnh và Đại hội biểu dương gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, cộng đồng khuyến học lầm thứ nhất, thay mặt lãnh đạo tỉnh, tôi gửi lời cam ơn đến tất cả các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân trong thời gian qua đã đồng hành cùng các cấp chính quyền trong việc chăm lo sự nghiệp khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập của tỉnh nhà. Trân trọng cảm ơn Trung ương Hội khuyến học Việt Nam đã quan tâm lãnh đạo, giúp đỡ hiệu quả, thiết thực đối với Hội Khuyến học tỉnh Hòa Bình trong những năm qua. Tôi mong rằng, trong thời gian tới, Hội Khuyến học tỉnh Hòa Bình tiếp tục nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo nhiều hơn nữa từ Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam.
(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/T.ư Hội nghị lần thứ 4 BCH T.ư Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và thực hiện chủ trương Tỉnh ủy về việc đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện các Nghị quyết Hội nghị T.ư 4, Báo Hòa Bình mở chuyên mục “Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH đồng bộ, hiện đại”. Mở đầu chuyên mục, xin giới thiệu bài phỏng vấn của P.V Báo với đồng chí Trần Đăng Ninh, ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả và những giải pháp đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển KT-XH của tỉnh.
(HBĐT) - Vừa qua, BCH Đảng bộ tỉnh đã tổ chức quán triệt và triển khai Nghị quyết số 12-NQ/TW Hội nghị lần thứ 4 BCH T.ư Đảng khóa XI (NQT.ư 4) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Thực hiện NQT.ư 4, Báo Hòa Bình mở chuyên mục “Những việc cần làm ngay về xây dựng Đảng”. Chúng tôi trân trọng kính mời các đồng chí cán bộ, đảng viên và đông đảo bạn đọc tham gia đóng góp ý kiến để làm rõ những quan điểm, chủ trương và những giải pháp thực hiện NQT.ư 4 trong toàn Đảng bộ tỉnh trên tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Mở đầu chuyên mục, Báo Hòa Bình trân trọng giới thiệu bài phỏng vấn của PV với đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy xung quanh vấn đề này.
Bùi Văn Cửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch HĐGD tỉnh
(HBĐT) - Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, sự chỉ đạo của UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể, MTTQ, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, sự quan tâm, chăm lo của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, công tác xã hội hoá giáo dục ở tỉnh ta phát huy được hiệu quả rõ nét. Hội đồng giáo dục các cấp ngày càng lớn mạnh, các hoạt động đa dạng, phong phú có chất lượng hơn. Những kết quả đạt được trong công tác này đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp GD&ĐT và các bước phát triển KT-XH, AN-QP của tỉnh.
Hoàng Việt Cường (Bí thư Tỉnh uỷ)
(HBĐT) - Cách đây 60 năm, dưới dự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chủ tịch, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta bước sang giai đoạn mới, ta nắm quyền chủ động trên chiến trường, buộc Pháp rơi vào tình thế bị động, lúng túng, đối mặt với nguy cơ thất bại.
Nguyễn Văn Quang - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh
(HBĐT) - Ngày 03/02/1930, tại Cửu Long, Hương Cảng (Trung Quốc) dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam lúc đó là Đông Dương Cộng sản Đảng, An nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản, đã họp bàn và quyết định hợp nhất thành một Đảng thống nhất lấy tên là "Đảng Cộng sản Việt Nam". Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng, Điều lệ tóm tắt của các hội quần chúng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo.
Hoàng Việt Cường - Bí thư Tỉnh ủy
(HBĐT) - Năm 2011 là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và Đại hội Đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2010 - 2015, tình hình kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, suy thoái kinh tế và lạm phát diễn ra ở nhiều nước, khủng hoảng nợ công châu âu, khủng hoảng chính trị ở Trung đông, Bắc phi... Trong nước, tình trạng lạm phát, giá cả các mặt hàng tăng cao, tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh... đã ảnh hưởng xấu tới đời sống của nhân dân và nền kinh tế đất nước, của tỉnh.