(HBĐT) - "1 sào lúa 360m2 trong một vụ khoảng 115 ngày, nông dân thu lãi trung bình 400.000 đồng. Cũng trên mảnh đất ấy, khi đưa công nghệ cao vào sản xuất, lợi nhuận có thể gấp hàng chục, thậm chí hàng trăm lần”- Chính từ suy nghĩ ấy đã thôi thúc ông Phạm Tiến Sinh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Hòa Bình GAP đầu tư mô hình trồng dưa trong nhà kính ứng dụng công nghệ cao của Isarel.


Thành công bước đầu

Tháng 5/2016, Công ty TNHH MTV Hòa Bình GAP, có địa chỉ tại Đội 2, thị trấn Thanh Hà (Lạc Thủy) được thành lập và đi vào hoạt động. Bà Nguyễn Thị Thịnh, một người dân nơi đây nhớ lại: Chỉ trong thời gian ngắn, một khu nhà kính rộng chừng 5.000m2, màu trắng mọc lên. Khung cảnh đó với những người dân trên địa bàn quả thực rất mới lạ.

Chúng tôi gặp ông Phạm Tiến Sinh khi ông tỉ mỉ kiểm tra từng luống dưa độ thu hoạch, quả xếp hàng đều tăm tắp. Năm 2017, 3 loại dưa được đưa vào trồng tại Công ty gồm: 2.500 gốc dưa kim hoàng hậu, 2.500 gốc dưa lưới và 5.000 gốc dưa chuột.


Ông Phạm Tiến Sinh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Hòa Bình GAP đã đầu tư gần 4 tỷ đồng trồng dưa trong nhà kính ứng dụng công nghệ cao của Isarel.

Mô hình trồng dưa trong nhà kính ứng dụng công nghệ cao của Isarel là mô hình khởi nghiệp rất mới tại Hòa Bình, đòi hỏi sự đầu tư hiện đại, nguồn vốn lớn. ở giai đoạn hiện tại, Công ty đã đầu tư gần 4 tỷ đồng để xây dựng nhà kính, hạ tầng đi kèm, điện, hệ thống tưới tiêu… ông Phạm Tiến Sinh bộc bạch: Hiện nay, thực phẩm bẩn bủa vây cuộc sống người dân khiến tôi có nhiều trăn trở. Để đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, tạo ra được sản phẩm sạch, cần vốn lớn mà phần lớn nông dân không có điều kiện đáp ứng. Tôi nghĩ, mình có khả năng làm được, tại sao không làm? Vậy là tôi quyết định làm gì đó để góp phần giúp người dân tiếp cận sản phẩm sạch, an toàn. Tôi không hy vọng mình làm được hết mà chỉ mong góp một phần nhỏ cho công cuộc này.

Mới hơn 1 năm áp dụng, song mô hình trồng dưa trong nhà kính ứng dụng công nghệ cao của Hòa Bình GAP đã cho thấy hiệu quả vượt trội. Sản phẩm đầu tiên cho thu hoạch là 2.500 gốc dưa chuột với sản lượng 15 tấn; tiếp đó là dưa kim hoàng hậu với sản lượng 3,5 tấn quả, đem lại lợi nhuận xấp xỉ 200 triệu đồng. Hiện nay, dưa chuột lứa 2 đang thời kỳ ra hoa kết trái, sản phẩm dưa lưới chuẩn bị cho thu hoạch. Với chất lượng quả đồng đều, màu thịt đẹp, giòn và ngọt, toàn bộ sản phẩm đã có đầu ra tiêu thụ ổn định tại thị trường Hà Nội.

Những ưu thế vượt trội của mô hình trồng cây trong nhà kính

Để thu về trái ngọt hôm nay, Hòa Bình GAP mà người đứng đầu là ông Phạm Tiến Sinh đã phải rất kỳ công. ông dành thời gian đi thăm quan, học hỏi các mô hình nông nghiệp công nghệ cao tại nhiều nước. Mô hình nhà kính tại thị trấn Thanh Hà được lựa chọn ứng dụng công nghệ Isarel, ra đời với sự góp sức của nhiều chuyên gia, kỹ thuật viên giỏi về trình độ ở trong và ngoài nước.

"Hệ thống nhà kính có ưu điểm vượt trội giúp chắn mưa, nắng, ngăn côn trùng xâm nhập, chủ động chế độ dinh dưỡng cho cây… và do không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên đảm bảo sản phẩm an toàn, giảm chi phí sản xuất”- ông Phạm Tiến Sinh khẳng định. Theo cán bộ kỹ thuật của Công ty đến thăm những luống dưa lưới đang chờ ngày thu hoạch, giúp chúng tôi càng hiểu rõ hơn những ưu thế của mô hình sản xuất nông nghiệp hiện đại này. Dưa lưới chịu nắng tốt nhưng không chịu được mưa, nếu gặp mưa quả sẽ bị nứt. Nhà kính Isarel không những che mưa, điều chỉnh yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, đổ ẩm mà còn ngăn côn trùng, chuột… xâm nhập gây hại. Việc không gieo hạt trực tiếp xuống mặt đất mà trồng trong giá thể xơ dừa đã qua xử lý giúp cây tránh tiếp xúc với vi sinh vật có hại trong đất.

Cũng theo ông Sinh, nhà kính lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt tự động đến từng gốc cây. Nước chứa dinh dưỡng được tưới 8 lần mỗi ngày, mỗi ngày từ 100- 200ml, tưới chính xác cho mỗi cây nên dưa phát triển đồng đều. Không chỉ ít sâu bệnh, năng suất cao, ổn định, quá trình sản xuất còn tốn ít nhân công, trung bình chỉ cần 1 người/1.000m2. Đồng thời có thể trồng các vụ nối tiếp nhau mà không cần luân canh để cải tạo đất. Qua 1 năm ứng dụng đã khẳng định, mô hình trồng dưa trong nhà kính ứng dụng công nghệ cao của Isarel cho năng suất cây trồng gấp 15 lần so với phương pháp canh tác thông thường, thời gian thu hoạch ngắn, dưa chuột từ 25- 30 ngày, dưa kim hoàng hậu 60- 65 ngày, dưa lưới 70- 75 ngày.

Thực tế cho thấy, nếu có sự đầu tư bài bản, việc trồng dưa trong nhà kính nói riêng và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp nói chung có thể giúp tăng năng suất cây trồng lên hàng chục lần so với phương pháp thông thường, thu lợi nhuận hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng mỗi ha. "Tuy nhiên, đầu tư công nghệ cao rất tốn kém, vì thế, rất cần Nhà nước hỗ trợ lãi suất vay vốn để kích cầu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao” - ông Phạm Tiến Sinh mong muốn.
 
                                                                                           H.Y



Các tin khác


Gặp thanh niên Mường Bi được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Cái tên Bùi Văn Tường giờ đây không còn xa lạ với nhiều thanh niên và người dân xã Thanh Hối (Tân Lạc). Lập nghiệp tại quê hương với mô hình "Vườn ươm giống cây trồng”, đến nay Bùi Văn Tường đã là Giám đốc của HTX Sản xuất và kinh doanh nông nghiệp 0789, xóm Sung, xã Thanh Hối. Thành công từ khát vọng khởi nghiệp tại mảnh đất quê hương, ý chí và nghị lực của anh đã góp phần lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thế hệ trẻ tại địa phương.

Gặp gỡ những điển hình lao động sáng tạo

Tuy khác nhau về tuổi đời, tuổi nghề và trình độ học vấn… nhưng đội ngũ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh nhà đều có điểm chung là tinh thần hăng say thi đua lao động sản xuất. Những ý tưởng, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã được áp dụng hiệu quả vào thực tiễn. Qua đó góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đồng thời khẳng định CNVCLĐ là lực lượng tiên phong trong phát triển KT - XH địa phương.

Nữ đoàn viên công đoàn tâm huyết với nghề giáo

Giản dị, thân thiện và gần gũi… đó là cảm nhận đầu tiên khi trò chuyện với chị Bùi Thị Phương Thảo, giáo viên Trường liên cấp Dạ Hợp (TP Hòa Bình). Là giáo viên trẻ tràn đầy nhiệt huyết, chị Thảo được đồng nghiệp và học sinh yêu mến không chỉ bởi giỏi về chuyên môn mà còn là đoàn viên sôi nổi, nhiệt tình tham gia các hoạt động do tổ chức công đoàn phát động.

“Nuôi lợn đất” - mô hình ý nghĩa hỗ trợ hội viên khó khăn

Thời gian qua, mô hình "Nuôi lợn đất” được Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Yên Trị (Yên Thủy) triển khai thực hiện hiệu quả, có tính lan tỏa. Mô hình không chỉ tạo được ý thức tiết kiệm, quản lý chi tiêu gia đình trong hội viên phụ nữ mà qua đó khơi dậy tinh thần "tương thân tương ái”, giúp chị em khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Huyện Mai Châu lan tỏa những tấm gương điển hình học tập và làm theo Bác

Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thời gian qua, trên địa bàn huyện Mai Châu đã có nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu về học tập và làm theo Bác trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội, QP-AN ở địa phương.

Trưởng Công an xã học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

"Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc” do Bộ Công an, Công an tỉnh phát động, từ năm 2012 đến đầu năm 2024, với vai trò là Đội trưởng Đội Tổng hợp, tôi đã tham mưu Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT). Tham mưu, phục vụ tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an về công tác đảm bảo ANTT; các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, thẩm định văn bản phục vụ chỉ đạo của Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện, Huyện uỷ, UBND huyện. Tháng 2/2024, tôi được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng Công an xã Bảo Hiệu” - Trung tá Bùi Văn Tuần, Trưởng Công an xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy chia sẻ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục