(HBĐT) - Đầu năm 2018, cô Hà Thị Hằng, Hiệu trưởng trường THCS Bao La (Mai Châu) luân chuyển về trường TH&THCS Hang Kia B. Đây là vùng đặc biệt khó khăn, cách xa trung tâm huyện. Trên địa bàn xã tình trạng học sinh bỏ học cao (bậc tiểu học có 87/232 em, chiếm 37,5%; bậc THCS có 66/100 em, chiếm 66%). Qua tìm hiểu cô được biết, nhiều cha mẹ học sinh không biết chữ dẫn đến không quan tâm đến giáo dục; quan niệm còn lạc hậu, học sinh nữ thường chỉ học đến lớp 6 là nghỉ học; phong tục tập quán người Mông sống du canh, du cư nên học sinh thường bỏ trường, bỏ lớp.


Cô giáo Hà Thị Hằng (bên trái), Hiệu trưởng trường TH&THCS Hang Kia B (Mai Châu) tham gia hoạt động trải nghiệm với học sinh.

Cô tham mưu với các cấp lãnh đạo, Phòng GD&ĐT huyện tổ chức hội nghị để bàn giải pháp khắc phục; thành lập Ban vận động học sinh ra lớp của xã. Đảng ủy xã Hang Kia chỉ đạo chính quyền, các tổ chức đoàn thể xây dựng quy định thưởng, phạt về nội dung giáo dục. Ví dụ, hộ có con bỏ học không được xét gia đình văn hóa, hội viên phụ nữ có con em bỏ học không được bình xét thi đua…

Trên cương vị là hiệu trưởng, cô đề ra mục tiêu khắc phục tình trạng học sinh bỏ học, duy trì sỹ số đạt 80% trở lên. Thực hiện nhiệm vụ xóa mù chữ cho phụ nữ độ tuổi từ 15 trở lên trên địa bàn. Xây dựng nội quy, quy chế hoạt động trong nhà trường, đánh giá xếp loại thi đua giáo viên, nhân viên phù hợp với tình hình thực tế địa phương. Tạo điều kiện về nơi ăn ở, sinh hoạt, chỗ làm việc cho đội ngũ cán bộ, giáo viên nội trú. Tăng cường sinh hoạt chuyên môn, tìm phương pháp, hình thức dạy phù hợp với đối tượng và tâm lý học sinh. Tăng cường việc sử dụng các đồ dùng trực quan, hình ảnh minh họa để học sinh dễ hiểu, dễ nắm bắt kiến thức. Tổ chức giao lưu văn nghệ, hoạt động ngoại khoá... tạo không khí vui tươi, hứng khởi trong học sinh. Phát động Đoàn trường phối hợp với chi đoàn thanh niên địa phương tổ chức các buổi lao động công ích như sửa đường, làm sân bóng đá, trồng ngô, làm cỏ giúp các gia đình neo đơn… 

Cô Hà Thị Hằng cùng chính quyền địa phương vận động chị em học chữ đạt 76 người/300 hộ gia đình. Bằng việc tổ chức lớp học xóa mù chữ này đã làm thay đổi nhận thức của người dân, mối quan hệ giữa người dân và thầy, cô giáo thân thiện, gắn bó hơn. Học sinh trong độ tuổi được cha mẹ động viên đi học, không còn tình trạng bỏ lớp, bỏ trường, tỷ lệ đi học chuyên cần đều đặn hơn. Cô Hằng chia sẻ: Có được thành quả này là nỗ lực của cán bộ, giáo viên nhà trường và sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo như Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT huyện Mai Châu, chính quyền địa phương, sự đồng lòng, ủng hộ của các trưởng bản và nhân dân.

                                                                           Việt Lâm

Các tin khác


Gặp thanh niên Mường Bi được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Cái tên Bùi Văn Tường giờ đây không còn xa lạ với nhiều thanh niên và người dân xã Thanh Hối (Tân Lạc). Lập nghiệp tại quê hương với mô hình "Vườn ươm giống cây trồng”, đến nay Bùi Văn Tường đã là Giám đốc của HTX Sản xuất và kinh doanh nông nghiệp 0789, xóm Sung, xã Thanh Hối. Thành công từ khát vọng khởi nghiệp tại mảnh đất quê hương, ý chí và nghị lực của anh đã góp phần lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thế hệ trẻ tại địa phương.

Gặp gỡ những điển hình lao động sáng tạo

Tuy khác nhau về tuổi đời, tuổi nghề và trình độ học vấn… nhưng đội ngũ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh nhà đều có điểm chung là tinh thần hăng say thi đua lao động sản xuất. Những ý tưởng, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã được áp dụng hiệu quả vào thực tiễn. Qua đó góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đồng thời khẳng định CNVCLĐ là lực lượng tiên phong trong phát triển KT - XH địa phương.

Nữ đoàn viên công đoàn tâm huyết với nghề giáo

Giản dị, thân thiện và gần gũi… đó là cảm nhận đầu tiên khi trò chuyện với chị Bùi Thị Phương Thảo, giáo viên Trường liên cấp Dạ Hợp (TP Hòa Bình). Là giáo viên trẻ tràn đầy nhiệt huyết, chị Thảo được đồng nghiệp và học sinh yêu mến không chỉ bởi giỏi về chuyên môn mà còn là đoàn viên sôi nổi, nhiệt tình tham gia các hoạt động do tổ chức công đoàn phát động.

“Nuôi lợn đất” - mô hình ý nghĩa hỗ trợ hội viên khó khăn

Thời gian qua, mô hình "Nuôi lợn đất” được Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Yên Trị (Yên Thủy) triển khai thực hiện hiệu quả, có tính lan tỏa. Mô hình không chỉ tạo được ý thức tiết kiệm, quản lý chi tiêu gia đình trong hội viên phụ nữ mà qua đó khơi dậy tinh thần "tương thân tương ái”, giúp chị em khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Huyện Mai Châu lan tỏa những tấm gương điển hình học tập và làm theo Bác

Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thời gian qua, trên địa bàn huyện Mai Châu đã có nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu về học tập và làm theo Bác trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội, QP-AN ở địa phương.

Trưởng Công an xã học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

"Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc” do Bộ Công an, Công an tỉnh phát động, từ năm 2012 đến đầu năm 2024, với vai trò là Đội trưởng Đội Tổng hợp, tôi đã tham mưu Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT). Tham mưu, phục vụ tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an về công tác đảm bảo ANTT; các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, thẩm định văn bản phục vụ chỉ đạo của Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện, Huyện uỷ, UBND huyện. Tháng 2/2024, tôi được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng Công an xã Bảo Hiệu” - Trung tá Bùi Văn Tuần, Trưởng Công an xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy chia sẻ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục