(HBĐT) - Tạm xa phố thị ồn ào, người, xe ngược xuôi, tạm gác lại mọi lo toan thường nhật, chúng tôi tìm về vùng nông thôn thanh bình, ấm áp nghĩa tình. Gọi là vùng nông thôn nhưng lại là niềm mơ ước của biết bao người, bởi những miền quê đang từng ngày đổi thay, tràn đầy sức sống mới.


Vườn thanh long ruột đỏ của gia đình anh Trần Quốc Hoàn, khu dân cư Đồi, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) là vườn mẫu tiêu biểu của tỉnh.

Con đường rộng rãi, bằng phẳng, rợp sắc hoa đưa chúng tôi tới gia đình anh Trần Quốc Hoàn, khu dân cư Đồi, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy). "Đẹp quá, đúng là vườn kiểu mẫu tiêu biểu", nhìn khu vườn khoảng 4.000 m2 được quy hoạch bài bản trồng thanh long ruột đỏ, anh bạn đi cùng không khỏi bất ngờ, thán phục.

Vừa tỷ mẩm chăm sóc, chỉnh sửa từng trụ thanh long, anh Hoàn vừa bộc bạch: "Khu vườn này được trồng nhiều loại cây rồi. Nào là mơ Vân Nam, vải Lục Ngạn rồi lại chuyển sang trồng na, nhưng chỉ có trồng thanh long ruột đỏ là gia đình thấy thành công nhất. Gần 480 trụ thanh long này một nửa đã được 8 năm, còn lại cũng được 4 năm. Ưu điểm của cây trồng là ít sâu bệnh, ra hoa, quả quanh năm và tiêu thụ thuận lợi nên có thu nhập thường xuyên". Nói là vậy, nhưng nhìn quy mô, cách làm mới thấy gia đình anh đã giành cả tâm huyết, tình yêu lao động và trách nhiệm cộng đồng. Bởi nơi anh ở là khu vực hiếm nước, ảnh hưởng nhiều tới cây trồng. Vì vậy, vợ chồng anh phải khoan giếng cách nhà 700 m, kéo đường ống, đường điện về và đầu tư hệ thống tưới tự động. Điều đáng nói là không chỉ phục vụ nước tưới cho gia đình mà anh chị còn sẵn lòng giúp 10 hộ trong xóm cùng có nước dùng.

Trong sản xuất, anh luôn đặt yêu cầu khắt khe về chất lượng. Nhất là từ năm 2018, khi tham gia xây dựng vườn kiểu mẫu nông thôn mới (NTM) thì vấn đề ATTP càng được coi trọng để tạo ra sản phẩm đảm bảo an toàn, vì sức khỏe người tiêu dùng. Anh Hoàn cho hay: Gia đình thực hiện quy trình sản xuất sạch, nếu sử dụng thuốc BVTV thì dùng thuốc sinh học và tuân thủ nghiêm ngặt thời gian cách ly. Sản phẩm khi ra thị trường đều được dán tem truy xuất nguồn gốc. Năm 2020, sản phẩm thanh long ruột đỏ của HTX dịch vụ nông nghiệp Thanh Hà, trong đó có gia đình anh Hoàn đã đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh. Điều đáng trân trọng là gia đình anh luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, giống cây tốt với bà con trong xóm để cùng phát triển sản phẩm chất lượng. Năm 2020, vượt qua khó khăn do thiên tai bất thường, gia đình anh Hoàn thu hoạch trên 10 tấn quả thanh long ruột đỏ, sau khi trừ chi phí có nguồn thu hơn 200 triệu đồng. Phần thưởng xứng đáng đã đến với người nông dân cần mẫn, có cách làm sáng tạo, khi gia đình anh Trần Quốc Hoàn được UBND tỉnh tặng bằng khen, giấy chứng nhận đạt giải A cuộc thi vườn mẫu NTM cấp tỉnh.

Chia tay gia đình anh Hoàn,  chúng tôi đến thăm Văn Nghĩa. Đây là xã thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Lạc Sơn nhưng đang có sự chuyển mình mạnh mẽ nhờ sự năng động, dám nghĩ, dám làm của người dân. Chị Bùi Thị Yến, xóm Tre là một điển hình như vậy. Không phải ngẫu nhiên mà có chị em nói vui: "Năm nay, mùa xuân đến sớm trong nhiều ngôi nhà ở Văn Nghĩa". Trong bối cảnh năm 2020, không ít người đi làm ăn xa bị mất việc làm, ảnh hưởng tới thu nhập, cuộc sống do đại dịch Covid-19 hoành hành, hàng trăm lao động tại đây vẫn có việc làm thường xuyên để trang trải cuộc sống.

Nhìn những đôi tay thoăn thoắt, khéo léo của chị em tạo ra những sản phẩm mây tre đan đẹp, kỹ thuật cao, chúng tôi hiểu rằng tâm huyết, nỗ lực của cô gái Mường Bùi Thị Yến đã được đền đáp. Yến tâm sự: "Từ lúc đi đan thuê ở xã bạn và nhìn chị em Văn Nghĩa phải xa gia đình đi làm ăn, em đã ước mơ mang nghề mới về quê hương, giúp chị em vừa có việc làm, vừa có thời gian chăm lo cho chồng con, thu vén cuộc sống gia đình". 

Bằng sự cố gắng không ngừng, ước mơ của Yến dần trở thành hiện thực, khi thành lập tổ mây tre đan xóm Tre do Yến làm tổ trưởng. Hiện, nghề mây tre đan đã giải quyết việc ổn định cho gần 200 lao động trong xã. "Đây là công việc nhẹ nhàng, phù hợp với các lứa tuổi. Từ các bà, các mẹ đến cả những bé gái mới học lớp 5 đều tranh thủ làm được lúc nhàn rỗi. Ngày nào cũng vậy, cứ 21 giờ là các gia đình mang sản phẩm đến nộp. Sáng hôm sau, hàng đã được giao về Hà Nội. Thu nhập của mỗi lao động được 100.000 đồng/ngày. Nhưng trên hết, chị em vẫn chăm lo được công việc đồng áng và có thời gian bảo ban, dạy dỗ con cái" - Yến chia sẻ.

Đánh giá về tổ mây tre đan xóm Tre, Bí thư Đảng ủy xã Văn Nghĩa Bùi Văn Chung phấn khởi: Đây là mô hình kinh tế hiệu quả, góp phần tích cực cùng địa phương thực hiện mục tiêu XDNTM. Từ tổ này, xã định hướng phát triển thành hợp tác  xã mây tre đan. Qua đó giúp Văn Nghĩa hoàn thành tiêu chí về tổ chức sản xuất để xã sớm về đích NTM.

Những năm qua, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM đã giúp diện mạo các miền quê trong tỉnh đổi mới rõ nét, sạch đẹp, quy củ hơn với hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư khang trang, hiện đại. Đặc biệt là các công trình giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa đã đáp ứng nhu cầu của người dân khu vực nông thôn. Các dự án, mô hình phát triển kinh tế triển khai rộng khắp, tạo lực đẩy cho KT-XH của tỉnh. Trong thành quả chung này có sự đóng góp to lớn của người dân với vai trò vừa là chủ thể, vừa là đối tượng thụ hưởng.

Trong năm 2020, phong trào thi đua "Tỉnh Hòa Bình chung sức XDNTM" tiếp tục được các cấp, ngành, địa phương hưởng ứng tham gia. Đặc biệt là XDNTM ở các xã, cũng như phong trào xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu được triển khai sâu rộng, đạt kết quả đáng ghi nhận. Toàn tỉnh đã huy động Nhân dân hiến đất, ngày công, hiện vật, tiền mặt... trị giá 292.956 triệu đồng. Trong đó, huy động khoảng 85.000 ngày công lao động; hiến đất để làm đường giao thông nông thôn và các công trình hạ tầng nông thôn khác được 9.500 m2, đóng góp vật tư, hiện vật trị giá trên 272.900 triệu đồng; huy động Nhân dân đóng góp được 20.045 triệu đồng. Nhờ sức dân và từ các nguồn lực, toàn tỉnh đã xây mới, cải tạo, nâng cấp 184 công trình giao thông nông thôn, cứng hóa 48,5 km đường; xây mới, cải tạo, nâng cấp gần 50 công trình thủy lợi nội đồng; trên 290 công trình cơ sở vật chất văn hóa...

Chung sức, đồng lòng XDNTM đã giúp đời sống Nhân dân ngày một nâng cao. Hiện, thu nhập bình quân khu vực nông thôn ước đạt 34,5 triệu đồng/ người. Tỷ lệ hộ nghèo giảm khoảng 3%/năm. Đến hết năm 2020, toàn tỉnh có 58 xã về đích NTM (bằng 44,27% tổng số xã), trung bình 1 xã đạt 15,31 tiêu chí. 7 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Có 46 khu dân cư NTM kiểu mẫu, 151 vườn mẫu được công nhận. Trong thời gian tới, kế hoạch các huyện, thành phố tiếp tục xây dựng 100 khu dân cư NTM kiểu mẫu và 177 vườn mẫu.

Hoàng Nga



Các tin khác


Gặp thanh niên Mường Bi được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Cái tên Bùi Văn Tường giờ đây không còn xa lạ với nhiều thanh niên và người dân xã Thanh Hối (Tân Lạc). Lập nghiệp tại quê hương với mô hình "Vườn ươm giống cây trồng”, đến nay Bùi Văn Tường đã là Giám đốc của HTX Sản xuất và kinh doanh nông nghiệp 0789, xóm Sung, xã Thanh Hối. Thành công từ khát vọng khởi nghiệp tại mảnh đất quê hương, ý chí và nghị lực của anh đã góp phần lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thế hệ trẻ tại địa phương.

Gặp gỡ những điển hình lao động sáng tạo

Tuy khác nhau về tuổi đời, tuổi nghề và trình độ học vấn… nhưng đội ngũ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh nhà đều có điểm chung là tinh thần hăng say thi đua lao động sản xuất. Những ý tưởng, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã được áp dụng hiệu quả vào thực tiễn. Qua đó góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đồng thời khẳng định CNVCLĐ là lực lượng tiên phong trong phát triển KT - XH địa phương.

Nữ đoàn viên công đoàn tâm huyết với nghề giáo

Giản dị, thân thiện và gần gũi… đó là cảm nhận đầu tiên khi trò chuyện với chị Bùi Thị Phương Thảo, giáo viên Trường liên cấp Dạ Hợp (TP Hòa Bình). Là giáo viên trẻ tràn đầy nhiệt huyết, chị Thảo được đồng nghiệp và học sinh yêu mến không chỉ bởi giỏi về chuyên môn mà còn là đoàn viên sôi nổi, nhiệt tình tham gia các hoạt động do tổ chức công đoàn phát động.

“Nuôi lợn đất” - mô hình ý nghĩa hỗ trợ hội viên khó khăn

Thời gian qua, mô hình "Nuôi lợn đất” được Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Yên Trị (Yên Thủy) triển khai thực hiện hiệu quả, có tính lan tỏa. Mô hình không chỉ tạo được ý thức tiết kiệm, quản lý chi tiêu gia đình trong hội viên phụ nữ mà qua đó khơi dậy tinh thần "tương thân tương ái”, giúp chị em khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Huyện Mai Châu lan tỏa những tấm gương điển hình học tập và làm theo Bác

Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thời gian qua, trên địa bàn huyện Mai Châu đã có nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu về học tập và làm theo Bác trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội, QP-AN ở địa phương.

Trưởng Công an xã học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

"Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc” do Bộ Công an, Công an tỉnh phát động, từ năm 2012 đến đầu năm 2024, với vai trò là Đội trưởng Đội Tổng hợp, tôi đã tham mưu Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT). Tham mưu, phục vụ tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an về công tác đảm bảo ANTT; các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, thẩm định văn bản phục vụ chỉ đạo của Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện, Huyện uỷ, UBND huyện. Tháng 2/2024, tôi được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng Công an xã Bảo Hiệu” - Trung tá Bùi Văn Tuần, Trưởng Công an xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy chia sẻ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục