(HBĐT) - 14 tuổi ông tham gia cách mạng. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, ông được nhận vào Ty Liêm phóng tỉnh (tiền thân của Công an tỉnh) khi vừa tròn 15 tuổi, trở thành một trong những chiến sỹ an ninh đầu tiên của tỉnh thời kỳ đất nước vừa giành độc lập, được giao nhiệm vụ làm giao liên, trinh sát kiêm công tác văn phòng.

Đã 76 năm trôi qua, những chiến công trong gian khó của lực lượng an ninh những ngày đầu chính quyền cách mạng non trẻ vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức của ông - Đại tá Trần Văn Lộc, nguyên Phó Giám đốc thường trực, Bí thư Đảng ủy Công an tỉnh Hà Sơn Bình.



Ông Trần Văn Lộc, nguyên Phó Giám đốc thường trực Công an tỉnh Hà Sơn Bình ôn lại những chặng đường chiến công với Đại tá Lê Xuân Minh, Giám đốc Công an tỉnh.

Chiến sỹ cách mạng 14 tuổi

Đến thăm ông tại ngôi nhà cuối con ngõ nhỏ ở phường Chăm Mát (TP Hoà Bình). Dù tuổi đã cao nhưng trí nhớ ông vẫn còn mẫn tiệp. Xuề xoà, thân thiện trong câu chuyện, ông bảo: Kể từ khi nhận vào làm việc tại Ty Liêm phóng tỉnh sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, tính ra ông là chiến sỹ an ninh cuối cùng của tỉnh từ thời kỳ đất nước mới được thành lập (2/9/1945) đến nay vẫn còn sống.

Trò chuyện với chúng tôi, ông kể: Tham gia cách mạng lúc 14 tuổi, đầu tiên ông làm liên lạc viên cho ông chú họ là Trần Quang Minh (tức Trần Nghìn) - khi đó làm cán bộ của Ban Cán sự Đảng tỉnh. Với vai trò là liên lạc viên, trong suốt thời kỳ chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền năm 1944, ông thường xuyên mang thư từ, tài liệu của đồng chí Trần Nghìn chuyển cho các cơ sở cách mạng ở Lạc Sơn một cách bí mật, đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 29/8/1945, Ty Liêm phóng tỉnh được thành lập, theo sự phân công của Ủy ban Cách mạng lâm thời tỉnh, đồng chí Trần Nghìn được cử làm Trưởng Ty Liêm phóng. Nhận thấy Trần Văn Lộc là người thông minh, mưu trí, gan dạ, dũng cảm, đồng chí Trần Nghìn đã nhận vào làm giao liên, trinh sát kiêm nhiệm vụ văn phòng. Thời kỳ đầu, cả Ty Liêm phóng có khoảng 20 người, ông là người trẻ nhất, khi ấy mới 15 tuổi. 

Đến những chặng đường chiến công

Nói về thời kỳ đó, ông nhớ lại: Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, tình hình trật tự trị an trên địa bàn tỉnh không có gì phức tạp. Tuy nhiên, mối lo lớn nhất là các nhóm phản động đã nhen nhóm hoạt động chống phá cách mạng, âm mưu cướp chính quyền còn non trẻ của ta. Tuy vậy, với tinh thần cảnh giác cao, các chiến sỹ an ninh của Ty Liêm phóng đã phối hợp với Nhân dân và các LLVT tỉnh lật tẩy bộ mặt phản động, trấn áp thành công nhóm phản động Đại Việt quốc dân Đảng tháng 9/1945, tiêu diệt và bắt sống nhiều tên trong nhóm phản động, thu 80 súng trường, 2 súng trung liên. Tiếp đó, đến tháng 9/1945, những chiến sỹ an ninh của Ty Liêm phóng đã phối hợp cùng bộ đội truy quét, bắt giữ tổ chức phản động Việt Nam quốc dân Đảng mới hình thành tại vùng Mường Vang (Lạc Sơn). Sang năm 1946, trước vô vàn khó khăn nhưng những chiến sỹ an ninh ở Ty Liêm phóng vẫn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, bảo vệ an toàn tuyệt đối cuộc tổng tuyển cử, bầu Quốc hội đầu tiên trên địa bàn tỉnh. Tiếp nối những chiến công đó, đến tháng 4/1946, lực lượng an ninh còn non trẻ của tỉnh đã làm nên một chiến công vang dội khi đập tan âm mưu cướp chính quyền của bọn phản động Đại Việt Duy Dân. Thắng lợi này đã loại trừ được mối hiểm họa tiềm tàng từ bên trong của bọn phản động với sự hậu thuẫn của quân Tưởng. Tiếp sau những chiến công này, ông Trần Văn Lộc đã cùng các đồng chí, đồng đội tham gia nhiều đợt tấn công truy quét tội phạm, làm trong sạch địa bàn, chuẩn bị kháng chiến chống Pháp xâm lược.

Ông tâm sự: Suốt những năm làm cách mạng, theo cách mạng, trong nghề cũng như trong đời, tôi luôn tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng. Trong những năm tháng hoạt động lĩnh vực an ninh, ông cũng học được nhiều bài học. Nhưng có lẽ bài học đầu tiên về nắm chắc tình hình, không chủ quan, luôn luôn đề cao cảnh giác trước kẻ thù có lẽ là bài học sâu sắc nhất. Cũng chính bài học đó đã đi theo ông suốt những chặng đường lịch sử từ khi  đất nước mới giành độc lập, đến những năm tháng hoạt động tình báo ở chiến trường miền Nam (1964 - 1971), hay trong quá trình tiếp quản,   đảm bảo trật tự trị an tại Sài Gòn sau ngày giải phóng 30/4/1975, chiến trường biên giới Tây Nam, chiến trường Campuchia trong thời kỳ làm nhiệm vụ quốc tế giúp nước bạn thoát khỏi nạn diệt chủng Pol Pot. Cả sau này, khi giữ cương vị là Phó Giám đốc thường trực, Bí thư Đảng ủy Công an tỉnh Hà Sơn Bình cho đến khi nghỉ hưu năm 1993, bài học đó luôn theo ông, được ông truyền lại cho con cháu, khi họ tiếp bước ông trở thành những chiến sỹ trên mặt trận an ninh.


Mạnh Hùng


Các tin khác


Gặp thanh niên Mường Bi được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Cái tên Bùi Văn Tường giờ đây không còn xa lạ với nhiều thanh niên và người dân xã Thanh Hối (Tân Lạc). Lập nghiệp tại quê hương với mô hình "Vườn ươm giống cây trồng”, đến nay Bùi Văn Tường đã là Giám đốc của HTX Sản xuất và kinh doanh nông nghiệp 0789, xóm Sung, xã Thanh Hối. Thành công từ khát vọng khởi nghiệp tại mảnh đất quê hương, ý chí và nghị lực của anh đã góp phần lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thế hệ trẻ tại địa phương.

Gặp gỡ những điển hình lao động sáng tạo

Tuy khác nhau về tuổi đời, tuổi nghề và trình độ học vấn… nhưng đội ngũ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh nhà đều có điểm chung là tinh thần hăng say thi đua lao động sản xuất. Những ý tưởng, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã được áp dụng hiệu quả vào thực tiễn. Qua đó góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đồng thời khẳng định CNVCLĐ là lực lượng tiên phong trong phát triển KT - XH địa phương.

Nữ đoàn viên công đoàn tâm huyết với nghề giáo

Giản dị, thân thiện và gần gũi… đó là cảm nhận đầu tiên khi trò chuyện với chị Bùi Thị Phương Thảo, giáo viên Trường liên cấp Dạ Hợp (TP Hòa Bình). Là giáo viên trẻ tràn đầy nhiệt huyết, chị Thảo được đồng nghiệp và học sinh yêu mến không chỉ bởi giỏi về chuyên môn mà còn là đoàn viên sôi nổi, nhiệt tình tham gia các hoạt động do tổ chức công đoàn phát động.

“Nuôi lợn đất” - mô hình ý nghĩa hỗ trợ hội viên khó khăn

Thời gian qua, mô hình "Nuôi lợn đất” được Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Yên Trị (Yên Thủy) triển khai thực hiện hiệu quả, có tính lan tỏa. Mô hình không chỉ tạo được ý thức tiết kiệm, quản lý chi tiêu gia đình trong hội viên phụ nữ mà qua đó khơi dậy tinh thần "tương thân tương ái”, giúp chị em khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Huyện Mai Châu lan tỏa những tấm gương điển hình học tập và làm theo Bác

Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thời gian qua, trên địa bàn huyện Mai Châu đã có nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu về học tập và làm theo Bác trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội, QP-AN ở địa phương.

Trưởng Công an xã học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

"Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc” do Bộ Công an, Công an tỉnh phát động, từ năm 2012 đến đầu năm 2024, với vai trò là Đội trưởng Đội Tổng hợp, tôi đã tham mưu Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT). Tham mưu, phục vụ tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an về công tác đảm bảo ANTT; các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, thẩm định văn bản phục vụ chỉ đạo của Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện, Huyện uỷ, UBND huyện. Tháng 2/2024, tôi được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng Công an xã Bảo Hiệu” - Trung tá Bùi Văn Tuần, Trưởng Công an xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy chia sẻ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục