(HBĐT) - Sau nhiều năm bôn ba xứ người để kiếm kế sinh nhai, chàng thanh niên trẻ Đinh Văn Sơn quyết định trở về quê nhà lập nghiệp. Nhờ chịu khó, ham học hỏi, Sơn đã tìm được hướng đi để phát triển kinh tế lâu dài với mô hình chăn nuôi lợn bản địa.
Tận dụng các hang đá, hốc đá, Đinh Văn Sơn, xóm Sơn Lập, xã Cao Sơn (Đà Bắc) xây chuồng trại để nuôi lợn bản địa, đem lại hiệu quả kinh tế khá.
Đinh Văn Sơn (sinh năm 1995) sinh ra và lớn lên tại xóm Sơn Lập, xã Cao Sơn (Đà Bắc). Như bao thanh niên khác, trước khi chọn lập nghiệp trên chính mảnh đất quê nhà, Sơn đã có nhiều năm đi làm tại các khu công nghiệp. Tuy nhiên, công việc không ổn định nên Sơn quyết định trở về nhà, quyết tâm tìm hướng phát triển kinh tế phù hợp hơn với điều kiện của gia đình. Trước khi đầu tư, Sơn chủ động đi thăm quan, học hỏi nhiều mô hình chăn nuôi có thu nhập cao ở trong và ngoài xã. Cùng với số vốn tích cóp được sau những năm đi làm xa và sự giúp đỡ của gia đình đầu tư xây dựng chuồng trại nuôi lợn bản địa.
Đinh Văn Sơn chia sẻ: Trước đây, gia đình đã có nhiều năm chăn nuôi lợn, nhưng nuôi tại gia đình, ở gần khu dân cư nên thường hay bị dịch bệnh, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Nhận thấy mảnh đất của gia đình ở phía sau chân núi đá lởm chởm nhiều năm không canh tác được gì, tôi nảy ra ý tưởng cải tạo hang, hốc đá để làm chuồng nuôi lợn bản địa. Ban đầu nuôi 2 lợn nái, sau tăng đàn dần. Hiện gia đình duy trì nuôi 10 con lợn nái và trên 50 con lợn thịt. Nhờ áp dụng KHKT vào chăn nuôi, đầu ra ổn định nên mô hình chăn nuôi lợn bản địa đã đem lại những thành công bước đầu. Mỗi năm thu được 150 - 200 triệu đồng từ bán lợn giống và lợn thịt.
Mặc dù đã đạt được những thành quả nhất định nhưng theo Sơn chia sẻ, do còn ít vốn, kinh nghiệm chưa nhiều nên tạm thời duy trì quy mô chăn nuôi như hiện tại. Sau này dự định quy hoạch lại trang trại, tận dụng lợi thế đất đai của gia đình để tăng đàn lợn. Để mô hình phát triển bền vững, Sơn cho biết sẽ không ngừng học hỏi kinh nghiệm từ những người làm trước, trau dồi kiến thức về chăn nuôi qua sách, báo. Được biết, không chỉ năng động trong phát triển kinh tế, Sơn còn rất năng nổ trong công tác đoàn, hiện là Bí thư chi đoàn và là đảng viên trẻ tuổi nhất của chi bộ xóm Sơn Lập.
Bí thư Đoàn xã Cao Sơn Đinh Hồng Thắng cho biết: Những năm qua, nhiều đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trên địa bàn xã lựa chọn đi làm xa để có thu nhập trang trải cuộc sống. Bên cạnh đó, một số ĐVTN mạnh dạn tìm các mô hình kinh tế phù hợp để phát triển trên chính mảnh đất quê hương. Trong đó, mô hình chăn nuôi lợn bản địa của đoàn viên Đinh Văn Sơn đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình này tận dụng được tiềm năng, lợi thế về đất đai, địa hình của địa phương, được Đoàn xã khuyến khích nhân rộng. Những thành công bước đầu của đoàn viên Đinh Văn Sơn sẽ là động lực để các ĐVTN cũng như người dân trên địa bàn xã noi theo. Qua đó, giúp ĐVTN nâng cao thu nhập, tiếp tục thể hiện vai trò xung kích của tuổi trẻ trong phát triển kinh tế.
Viết Đào
(HBĐT) - "Dạy trẻ cũng giống như trồng cây non. Trồng cây non được tốt sau này cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt” - những lời dạy của Bác đã thôi thúc Kim Thu Ly lựa chọn nghề giáo viên mầm non. Không ngừng rèn luyện theo gương Bác, sau vài năm công tác, Ly đã sở hữu nhiều thành tích nổi bật trong dạy học và công tác Đoàn.
(HBĐT) - Đến huyện Yên Thủy, hỏi thăm thầy thuốc đông y Tạ Văn Sình hầu như ai cũng biết. Không chỉ bởi lương y Tạ Văn Sình là người thầy thuốc khá "mát tay” trong khám, điều trị bệnh bằng phương pháp đông y mà còn bởi ông luôn dành nhiều thời gian, tâm sức, kinh tế khám, chữa bệnh miễn phí cho bệnh nhân nghèo và các hoạt động nhân đạo, từ thiện. Ông cũng là cá nhân tiêu biểu của huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua gắn với "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2021”.
(HBĐT) - Từ tiềm năng phát triển nông nghiệp của địa phương, chàng thanh niên sinh năm 1990 Đinh Công Thuần, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX Green Life, xóm Thượng Tiến, xã Hợp Tiến (Kim Bôi) đã mạnh dạn khởi nghiệp từ việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ và sản phẩm handmade thuần tự nhiên như nến sáp ong, xà phòng tắm làm từ mật ong. Sản phẩm hướng tới tốt cho sức khỏe, thân thiện với môi trường.
(HBĐT) - Hưởng ứng phong trào phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, nhiều năm qua, huyện Mai Châu đã có nhiều tấm gương phụ nữ nông thôn làm kinh tế giỏi, vươn lên làm giàu chính đáng, trở thành những điển hình trong phát triển kinh tế. Trong đó, chị Hà Thị Nga, xóm Báo, xã Bao La là một điển hình.
(HBĐT) - Trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, lực lượng nhân viên y tế phải gánh vác khối lượng công việc rất lớn. Cán bộ y tế phải đối mặt với nguy cơ cao bị lây nhiễm. Y sĩ Mai Thị Hoa Lê, viên chức Khoa Kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS (Trung tâm Y tế (TTYT) TP Hòa Bình) là một tấm gương điển hình xung kích trong công tác phòng, chống dịch (PCD) Covid-19 của TP Hòa Bình.
(HBĐT) - Không khí trong lành, yên tĩnh, cuộc sống không xô bồ là những điểm mà nhiều người ở Hà Nội hay các tỉnh, thành phố lựa chọn lên Hòa Bình là điểm đến để sinh sống và thụ hưởng.