"Nhiệt huyết trong công việc, gắn bó với địa bàn, gần gũi với người dân” - đó là những lời nhận xét và tình cảm mà cấp ủy, chính quyền địa phương cũng như người dân dành cho Đại úy Lê Thị Thanh Xuân Nhung, cán bộ Công an xã Cuối Hạ, huyện Kim Bôi sau nhiều năm gắn bó, cống hiến cho công tác giữ gìn an ninh trật tự (ANTT) tại địa bàn cơ sở.


Đại úy Lê Thị Thanh Xuân Nhung, cán bộ Công an xã Cuối Hạ (Kim Bôi) hướng dẫn công dân giải quyết thủ tục hành chính qua cổng dịch vụ công.

Năm 2010, sau khi tốt nghiệp ra trường, Đại úy Lê Thị Thanh Xuân Nhung được phân công công tác tại Đội Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an huyện Kim Bôi. Sau hơn 10 năm gắn bó với lĩnh vực này, tháng 9/2023, chị được điều động về Công an xã Cuối Hạ. Dù công tác ở bất kỳ lĩnh vực nào, Đại úy Nhung đều tâm niệm và khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sẵn sàng vượt qua khó khăn, vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, song hành trọn vẹn hai nhiệm vụ vừa đảm việc nước, vừa giỏi việc nhà. 

Từ khi được điều động về công tác tại địa bàn xã Cuối Hạ, Đại úy Nhung cùng đồng đội đã phát hiện, xử lý 6 vụ, 19 đối tượng phạm tội đánh bạc, trộm cắp, tàng trữ trái phép chất ma túy, gây rối trật tự công cộng…; phối hợp tổ chức tuần tra phát hiện 12 đối tượng chưa đủ tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy. Cùng với đó giải quyết dứt điểm hàng chục vụ việc tranh chấp phức tạp kéo dài, nhiều địa bàn trước đây được coi là phức tạp về ANTT đã được chuyển hóa thành công... Những kết quả này không chỉ thể hiện sự nỗ lực, cố gắng của lực lượng Công an xã Cuối Hạ nói chung và cá nhân Đại úy Nhung nói riêng mà còn là minh chứng rõ nét thể hiện hiệu quả của đề án đưa công an chính quy về xã.
Đại úy Lê Thị Thanh Xuân Nhung chia sẻ: "Để làm tốt công tác đảm bảo ANTT ở cơ sở thì phải gần dân, sát dân và phải lắng nghe ý kiến người dân. Bởi nhân dân chính là tai mắt của lực lượng Công an, nếu được quần chúng nhân dân tin tưởng, giúp đỡ chắc chắn nhiệm vụ nào cũng sẽ hoàn thành".

Mặc dù là nữ, với thiên chức làm vợ, làm mẹ nhưng Đại úy Nhung đã tình nguyện, xung phong thử sức mình ở một vị trí mới, điều này không chỉ góp phần cùng toàn lực lượng hoàn thành tốt đề án đưa công an chính quy về xã mà còn xây dựng hình ảnh người chiến sỹ công an đẹp hơn trong lòng nhân dân. Tiếp tục phát huy phẩm chất tốt đẹp của người chiến sỹ Công an nhân dân "Vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc, cùng lực lượng cơ sở bám sát địa bàn, giữ gìn bình yên cho mỗi xóm, làng, đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo vệ ANTT tại địa phương, vì cuộc sống bình yên, hạnh phúc của Nhân dân.

Không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, chị còn tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể, cố gắng sắp xếp để tạo sự hài hòa giữa gia đình và công việc. Chồng chị cũng công tác cùng ngành, do vậy hai anh chị có sự thấu hiểu. Chị thường xuyên động viên, chia sẻ với chồng, cùng thảo luận về công việc, trau dồi kiến thức chính trị, pháp luật, nghiệp vụ, cùng thắp lửa yêu thương, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Thượng tá Bùi Văn Đông, Trưởng Công an huyện Kim Bôi cho biết: "Đại úy Lê Thị Thanh Xuân Nhung là cán bộ nữ trẻ năng động, tác phong làm việc khoa học, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu, không quản khó khăn, gian khổ trong thực thi nhiệm vụ, quan tâm xây dựng khối đoàn kết, thống nhất trong đơn vị”.

Ghi nhận những kết quả đạt được, Đại úy Lê Thị Thanh Xuân Nhung được Bộ trưởng Bộ Công an tặng 2 bằng khen về thành tích xuất sắc trong thực hiện dự án dữ liệu dân cư và cấp căn cước công dân; 3 năm liền (2021 - 2023) đạt chiến sỹ thi đua cơ sở; được Giám đốc Công an tỉnh tặng nhiều lượt giấy khen. Đặc biệt, năm 2024, Đại úy Nhung vinh dự là 1 trong 20 gương mặt phụ nữ tiêu biểu được Giám đốc Công an tỉnh tặng giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác hội và phong trào phụ nữ giai đoạn 2022 - 2023.  



Nguyễn Hùng
(Công an tỉnh)

Các tin khác


Nữ đoàn viên công đoàn tâm huyết với nghề giáo

Giản dị, thân thiện và gần gũi… đó là cảm nhận đầu tiên khi trò chuyện với chị Bùi Thị Phương Thảo, giáo viên Trường liên cấp Dạ Hợp (TP Hòa Bình). Là giáo viên trẻ tràn đầy nhiệt huyết, chị Thảo được đồng nghiệp và học sinh yêu mến không chỉ bởi giỏi về chuyên môn mà còn là đoàn viên sôi nổi, nhiệt tình tham gia các hoạt động do tổ chức công đoàn phát động.

“Nuôi lợn đất” - mô hình ý nghĩa hỗ trợ hội viên khó khăn

Thời gian qua, mô hình "Nuôi lợn đất” được Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Yên Trị (Yên Thủy) triển khai thực hiện hiệu quả, có tính lan tỏa. Mô hình không chỉ tạo được ý thức tiết kiệm, quản lý chi tiêu gia đình trong hội viên phụ nữ mà qua đó khơi dậy tinh thần "tương thân tương ái”, giúp chị em khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Huyện Mai Châu lan tỏa những tấm gương điển hình học tập và làm theo Bác

Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thời gian qua, trên địa bàn huyện Mai Châu đã có nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu về học tập và làm theo Bác trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội, QP-AN ở địa phương.

Trưởng Công an xã học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

"Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc” do Bộ Công an, Công an tỉnh phát động, từ năm 2012 đến đầu năm 2024, với vai trò là Đội trưởng Đội Tổng hợp, tôi đã tham mưu Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT). Tham mưu, phục vụ tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an về công tác đảm bảo ANTT; các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, thẩm định văn bản phục vụ chỉ đạo của Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện, Huyện uỷ, UBND huyện. Tháng 2/2024, tôi được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng Công an xã Bảo Hiệu” - Trung tá Bùi Văn Tuần, Trưởng Công an xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy chia sẻ.

Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Thoát nghèo từ mô hình nuôi ong và trồng bưởi đỏ

Tận dụng lợi thế đồi rừng, những năm qua, nông dân xã Tử Nê, huyện Tân Lạc đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó có nghề nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu là gia đình anh Bùi Văn Liêm ở xóm Cú. Với ưu thế nhà gần rừng có nhiều loại cây và các loại hoa rừng, tốt cho việc nuôi ong, anh Liêm đã tìm tòi, học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hộ nuôi ong trong vùng, từ đó đầu tư trên 50 tổ ong nuôi lấy mật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục