Hơn 25 năm đảm nhiệm chức vụ Trưởng thôn, Phó Bí thư chi bộ rồi Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh (CCB) thôn Liên Sơn, xã Khoan Dụ (Lạc Thủy), ông Nguyễn Huy Đồng luôn phát huy tốt phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, gương mẫu, nhiệt huyết, trách nhiệm với công việc. Đồng thời, ông tiên phong phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm, góp phần phát triển KT-XH địa phương.


Xưởng may của cựu chiến binh Nguyễn Huy Đồng, thôn Liên Sơn, xã Khoan Dụ (Lạc Thủy) tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Năm 1983, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông Đồng lên đường nhập ngũ, tham gia mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang). Không tiếc tuổi thanh xuân, dành trọn cho Tổ quốc, ông đã được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng ba cùng nhiều danh hiệu cao quý vì sự cống hiến.

Sau chiến tranh, ông Đồng trở về quê hương, cuộc sống gặp nhiều khó khăn, vì vậy ông luôn trăn trở tìm hướng phát triển kinh tế. Không ngại khó, ngại khổ, ông trải qua nhiều công việc để lo cho cuộc sống gia đình. Nhờ chịu khó, năng động, kinh tế gia đình ông ngày càng được cải thiện.

Ông Đồng chia sẻ: Sau khi trở về từ quân ngũ, tôi bắt tay vào làm kinh tế. Có được khoản vốn tích cóp cùng với vay mượn người thân, tôi quyết định đầu tư xưởng may mặc và cho thuê máy nông nghiệp như máy tuốt lúa, gặt lúa, máy cày. Đến nay, doanh thu từ xưởng may đạt 500 - 600 triệu đồng/tháng, nhận đặt làm các đơn hàng trên địa bàn huyện. Xưởng tạo việc làm cho 10 - 20 lao động với mức lương bình quân 6 - 8 triệu đồng/người/tháng. Đây là hướng đi giúp gia đình có nguồn thu nhập đáng kể”.

Bằng ý chí, nghị lực của người lính và khát khao làm giàu trên mảnh đất quê hương, ông Đồng tiếp tục đầu tư chuồng trại chăn nuôi 10 con bò, 30 con lợn, cho thêm nguồn thu nhập ổn định.

Chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển kinh tế gia đình, ông Đồng cho biết: "Theo tôi, để có thể sản xuất đạt hiệu quả, trước hết bản thân cần kiên trì, chịu khó, khắc phục những khó khăn trong sản xuất. Cùng với đó, nghiên cứu nắm bắt thị trường, các mặt hàng được người tiêu dùng ưa chuộng, lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng địa phương. Đồng thời, cần tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm và mạnh dạn áp dụng KHCN vào sản xuất”.

Không chỉ gương mẫu, đi đầu trong phát triển kinh tế, ông Đồng còn là Chi hội trưởng Chi hội CCB thôn Liên Sơn nhiệt tình, tâm huyết trong các hoạt động tại địa phương. Từ kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, ông nhiệt huyết tham gia phong trào thi đua "CCB sản xuất, kinh doanh giỏi”, "CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” để giúp đỡ hội viên, nhất là những hội viên hoàn cảnh khó khăn thiếu vốn, kinh nghiệm sản xuất.

Bên cạnh đó, ông tích cực tham gia các hoạt động xã hội, phong trào thi đua tại địa phương bằng những việc làm cụ thể, thiết thực như hiến đất, tiền để xây dựng đường giao thông nông thôn; vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng; đóng góp quỹ Đền ơn - đáp nghĩa, Vì người nghèo, ủng hộ đồng bào bị thiên tai, xây dựng nhà Đại đoàn kết tại địa bàn; hỗ trợ hội viên có hoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo vượt khó…

Ông Nguyễn Mạnh Thanh, Chủ tịch Hội CCB xã Khoan Dụ cho biết: CCB Nguyễn Huy Đồng là tấm gương điển hình tiêu biểu trong phong trào phát triển kinh tế của Hội. Bằng sự nỗ lực vươn lên, tích cực tìm tòi, học hỏi cùng sự năng động, dám nghĩ, dám làm, ông đã xây dựng thành công mô hình kinh tế, vươn lên ổn định cuộc sống và làm giàu chính đáng tại địa phương. Với những đóng góp của mình, CCB Nguyễn Huy Đồng đã nhận được nhiều giấy khen của xã, huyện, là Chi hội trưởng mẫu mực để hội viên CCB và người dân trong thôn, trong xã học tập, noi theo.

Hoàng Anh


Các tin khác


Người nông dân hai lần hiến đất làm đường giao thông nông thôn

Trong những năm qua, phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Đông Bắc, huyện Kim Bôi nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân, nhiều hộ sẵn sàng hiến "tấc vàng” để làm đường giao thông. Tiêu biểu là ông Bùi Văn Lung, xóm Ve, gia đình ông đã 2 lần hiến đất làm đường giao thông nông thôn, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.

Những “cây cao bóng cả”

Là những "cây cao bóng cả” tại cộng đồng dân cư, người cao tuổi (NCT) không ngừng phát huy vai trò "Tuổi cao - gương sáng”, lan tỏa tinh thần thi đua yêu nước đến các tầng lớp nhân dân để hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ phát triển KT-XH địa phương.

Gặp những nông dân Việt Nam xuất sắc

Nhiều năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững đã lan tỏa sâu rộng trên địa bàn tỉnh, không ngừng nâng cao về chất lượng. Qua đó, góp phần tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thúc đẩy phát triển KT-XH, tăng thêm hộ khá, giàu, tạo việc làm và cải thiện đời sống cho nông dân.

Gặp những điển hình học tập và làm theo Bác

Những năm qua, đặc biệt là 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) "Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, tỉnh Hòa Bình đã tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để việc học và làm theo Bác thực sự thấm sâu, lan tỏa rộng, hiệu quả lớn, góp phần tạo nền tảng tư tưởng chính trị vững chắc, thúc đẩy sự phát triển chung của tỉnh. Từ đây đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Người nhạc sĩ có nhiều tác phẩm đoạt giải

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Hạnh có dáng người nhỏ nhắn, tác phong nhanh nhẹn, luôn cởi mở với mọi người. Anh hay chia sẻ niềm vui sáng tác với người yêu âm nhạc và bạn đồng nghiệp. Năm 2009, anh tốt nghiệp hệ đại học âm nhạc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, đầu năm 2010 anh làm giảng viên Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Tây Bắc. Các ca khúc do Văn Hạnh sáng tác luôn là nguồn cảm hứng cho sinh viên học tập. Trong giảng dạy anh là giảng viên chân tình, cởi mở, dồn hết tâm huyết cho sinh viên, được mọi người quý mến.

Nữ Thiếu tá Công an và lớp học 0 đồng

Nằm ở vùng ven thành phố Hoà Bình, Thống Nhất là phường có đồng bào dân tộc Dao sinh sống. Người Dao sống ở các xóm Đậu Khụ, Đồng Chụa thuộc xã Thống Nhất trước đây, nay là tổ 9, phường Thống Nhất. Việc gìn giữ văn hoá truyền thống dân tộc Dao nói chung và ngôn ngữ, chữ viết nói riêng là vấn đề cần thiết được chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm, coi đó là nền tảng giáo dục con cháu trong gia đình, dòng họ. Chuyện về một nữ Thiếu tá Công an dành nhiều tâm huyết lưu truyền chữ viết của người Dao để lại ấn tượng sâu sắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục