Đó là nghệ nhân ưu tú Lý Văn Hềnh, sinh năm 1949, dân tộc Dao ở xóm Sưng, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc. Ông Hềnh sinh ra trong gia đình có truyền thông học chữ Dao - Nôm nên thành thạo chữ viết và hiểu rõ phong tục của dân tộc.
Ông Lý Văn Hềnh dạy chữ Dao cho người dân huyện Đà Bắc.
Với nguyện vọng truyền dạy chữ viết của người Dao Tiền cho cộng đồng và lưu giữ những nét văn hóa độc đáo của dân tộc, năm 1997, ông Hềnh bắt đầu dạy chữ cho con, cháu trong gia đình. Đến năm 2008, ông xin phép chính quyền địa phương cho phép dạy chữ Dao trên địa bàn huyện.
Những năm qua, với sự giúp đỡ của thành viên mạng lưới bảo tồn tri thức bản địa dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình, ông Hềnh đã đề nghị được phép dạy phổ biến chữ Dao - Nôm cho người dân trong huyện Đà Bắc. Mặc dù tuổi cao, thu nhập của gia đình chủ yếu là nông nghiệp, đường đi lại khó khăn nhưng ông Hềnh vẫn nhiệt tình đi - về 60 km để dạy miễn phí luân phiên các lớp học tại 4 xã: Cao Sơn, Tân Pheo, Đoàn Kết, Toàn Sơn và một số xã của huyện Kim Bôi.
Ông đã mở được 13 lớp học tiếng Dao với 450 học viên. Ông còn phổ biến các làn điệu dân ca, điệu nhảy, điệu múa truyền thống của dân tộc Dao Tiền như hát khía, múa chào chèo, múa chuông... để đồng bào thực hành trong các nghi lễ và biểu diễn trong các dịp lễ hội, ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc và các hội diễn, hội thi trong và ngoài huyện.
Việc làm của ông Hềnh góp phần giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc; thực hiện tốt Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Chương trình hành động số 27-CTr/TU, ngày 03/10/2014 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW.
Bên cạnh đó, là một hội viên Hội Người cao tuổi, ông Hềnh luôn phát huy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc; nhiệt tình tham gia các phong trào; gương mẫu và tuyên truyền, vận động con, cháu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau. Ông tích cực tham gia đảm bảo an ninh trật tự ở khu dân cư, giữ môi trường xanh - sạch - đẹp, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở...
Với nhiều đóng góp, ông Hềnh đã được các cấp, ngành ghi nhận và khen thưởng: Chủ tịch nước phong danh hiệu nghệ nhân ưu tú; Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen về thành tích tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua gắn với "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; bằng khen hội viên trung tâm vì sự phát triển biền vững miền núi; giấy khen của UBND huyện Đà Bắc về thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước; giấy chứng nhận "Học không bao giờ cùng”; giấy khen "Tuổi cao - Gương sáng xuất sắc"...
Vừa qua, ông Hềnh đã được tỉnh lựa chọn tham gia chương trình Giao lưu các điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh khu vực phía Bắc tại tỉnh Thái Nguyên do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức; Chương trình "Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng” năm 2024.
Đặc biệt, với những việc làm thiết thực và tạo được sự lan toả trong thời gian qua, ông Hềnh đã được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen về thành tích tiêu biểu, điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại Quyết định số 1309/QĐ-TTg, ngày 01/11/2024.
Nguyễn Thị Phượng
Ban Dân vận Tỉnh ủy
Là Bí thư Chi đoàn Trường Mầm non Tân Hòa A (TP Hòa Bình), chị Kim Thu Ly không chỉ là giáo viên đam mê với nghề, yêu thương trẻ, mà còn là Bí thư chi đoàn năng nổ, nhiệt huyết, có nhiều sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, cùng tập thể chi đoàn nhà trường tạo nhiều dấu ấn thiết thực, hiệu quả từ các phong trào.
Với tâm huyết và tình yêu với sự nghiệp giáo dục, cô giáo Khà Thị Tình, Tổng phụ trách Đội, giáo viên môn Âm nhạc, Trường TH&THCS Ba Khan, xã Sơn Thủy (Mai Châu) là 1 trong 60 giáo viên tiêu biểu tham dự chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024, do Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tập đoàn Thiên Long tổ chức. Cô Khà Thị Tình là tấm gương sáng với tinh thần vượt khó, tâm huyết, bền bỉ thắp lửa học tập cho học sinh vùng khó khăn.
Tháng 10 vừa qua, thầy Nguyễn Văn Thùy, giáo viên tiểu học Trường TH&THCS Hùng Sơn, thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn là 1 trong 3 đại diện của Việt Nam nhận giải "Giáo viên truyền cảm hứng” tại hội nghị tổng kết Chương trình Cha - Ching khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm học 2023 - 2024.
Hơn 10 năm trên cương vị Chủ tịch Công đoàn cơ sở (CĐCS) Công ty TNHH MTV 2-9 Hoà Bình (Yên Thủy), chị Đào Thị Thanh Thảo luôn xác định người lao động (NLĐ) là tài sản vô giá quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhiều hoạt động công đoàn đã được triển khai nhằm tập hợp, thu hút sự tham gia của đội ngũ công nhân lao động (CNLĐ). Từ đó tạo tâm lý ổn định, giúp đoàn viên, NLĐ thêm tin tưởng vào tổ chức công đoàn, góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững.
Ngoài 40 tuổi, là lao động chính trong gia đình có 5 nhân khẩu, anh Bùi Văn Dực, xóm Cha, xã Ngọc Sơn (Lạc Sơn) từng trải qua không ít lần "đứt bữa”. Nhờ cần cù, ý thức chủ động vươn lên, anh đã tạo dựng được cơ ngơi khang trang, điều kiện kinh tế vững chắc, cuộc sống no ấm.
Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, những năm qua, Đảng bộ huyện Kim Bôi chú trọng xây dựng các mô hình học tập và làm theo Bác với yêu cầu: Mô hình phải cụ thể, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, tình hình thực tế của địa phương, cơ quan, đơn vị. Qua đó xuất hiện nhiều cán bộ, đảng viên gương mẫu, đi đầu trong học tập và làm theo Bác.