(HBĐT) - Qua nghiên cứu dự thảo các báo cáo đã đề cập đến những vấn đề cơ bản, then chốt nhất liên quan đến vận mệnh, tiền đồ phát triển của đất nước, dân tộc. Các dự thảo văn kiện được đánh giá chuẩn bị công phu, bài bản, kỹ lưỡng, nghiêm túc; kết cấu chặt chẽ, khoa học, quán triệt sâu sắc nguyên tắc kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, kiên định và đổi mới, kế thừa và phát triển; kết tinh trí tuệ, sức sáng tạo của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Đảng bộ Viện KSND tỉnh tham gia đóng góp một số ý kiến:
Đồng chí Lại Anh Tuấn
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
Đối với báo cáo chính trị tại đại hội, cần đưa vào phần đánh giá tổng quát một số thành tựu nổi bật. Trong mục 12, định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030, về định hướng thứ 4 (trang 14), bổ sung thêm câu "nền tảng” sau chữ trở thành; về định hướng thứ 6 (trang 15), bổ sung sau câu thiên tai: "chủ động, kịp thời phòng chống dịch bệnh có hiệu quả”; về định hướng thứ 7 (trang 15), bổ sung thêm sau câu: Bảo đảm an ninh kinh tế, xã hội: "an ninh lương thực”; về định hướng thứ 9 (trang 15), bổ sung thêm sau câu: nâng cao niềm tin của nhân dân: "đối với Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị”.
Về 6 nhiệm vụ trọng tâm, 3 đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ Đại hội XIII: Nội dung, sắp xếp thứ tự của 6 nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện trong 5 năm tới 2021-2025 nên sắp xếp nhiệm vụ (3) lên nhiệm vụ (2), nhiệm vụ (2) xuống nhiệm vụ (3). Vì có bảo vệ vững chắc độc lập, tự chủ mới có điều kiện để phát triển KT-XH.
Đối với Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm 2011 - 2020, xây dựng Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm 2021 - 2030:
- Những nhận định, đánh giá về kết quả đạt được, hạn chế, yếu kém và nguyên nhân trong thực hiện chiến lược 10 năm 2011-2020 cần nêu ngắn gọn hơn. Nguyên nhân yếu kém nên bổ sung thêm nguyên nhân khách quan cho đầy đủ.
- Những nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế, chính sách về văn hóa, xã hội, các biện pháp giảm nghèo bền vững… Dự thảo cần nêu thêm: Cần quan tâm chính sách giảm nghèo bền vững (không tái nghèo), có chính sách quan tâm đến phát triển vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số tạo sự cân đối phát triển giữa vùng, miền, nhất là vùng khó khăn, tạo điều kiện cho những vùng này được thừa hưởng thành quả công cuộc đổi mới 35 năm qua đem lại.
- Có chính sách bảo vệ trẻ em, nhất là giáo dục và kết hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội, khi tình trạng xâm hại tình dục trẻ em đang là nỗi bức xúc của toàn xã hội.
- Các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, ngoài phát huy vai trò của MTTQ, các tổ chức CT-XH, đoàn thể Nhân dân và các cơ quan thông tấn, báo cáo cần nêu thêm: Vai trò người đứng đầu, cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án, Thanh tra, Kiểm toán và toàn hệ thống chính trị trong việc phát hiện, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Đối với Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH 5 năm 2016 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển KT-XH 5 năm 2021 - 2025:
- Về mục tiêu đến năm 2025 đa số các ý kiến lựa chọn phương án 1: "Là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, thu nhập trung bình cao". Phương án này phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển trong thời gian tới.
- Các giải pháp để nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cần bổ sung: Trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng phải xử lý nghiêm minh, không có vùng cấm, đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.
- Những nhiệm vụ, giải pháp về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, cần lưu ý đến kiện toàn bộ máy Nhà nước tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, tránh chồng chéo dẫn tới không có cơ quan nào thực hiện; một số việc thu gọn đầu mối quản lý; xây dựng nền hành chính hiện đại, công khai, minh bạch, kỷ cương; đào tạo cán bộ vừa có đạo đức, có tài, phụng sự tổ quốc và Nhân dân; đổi mới công tác tuyển dụng, đánh giá cán bộ, lấy công việc làm thước đo để phân loại.
(HBĐT) - Hòa chung không khí vui tươi, phấn khởi, thi đua lập thành tích của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, những ngày này, tuổi trẻ các dân tộc tỉnh ta nói chung, ĐV-TN xã Bắc Phong (Cao Phong) nói riêng cũng triển khai nhiều hoạt động, phần việc, công trình thanh niên chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
(HBĐT) - Qua các phương tiện truyền thông, tôi đã nắm bắt được nhiều thông tin quan trọng liên quan đến quá trình tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, tiến tới Đại hội XIII của Đảng.
(HBĐT) - Được nghiên cứu dự thảo báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XVI, trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, trước hết, Ban Dân tộc tỉnh nhất trí với nội dung dự thảo.
(HBĐT) - Trước tiên, tôi hoàn toàn nhất trí với chủ đề, nội dung của dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Dự thảo được xây dựng công phu, dung lượng hợp lý, trình bày khoa học, đánh giá chi tiết, toàn diện về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020.
(HBĐT) - Tôi nhất trí cao với các nội dung được soạn thảo, dự thảo văn kiện được xây dựng công phu, bố cục chặt chẽ, khoa học, vừa có tính tổng kết lý luận, vừa có ý nghĩa soi sáng thực tiễn.
(HBĐT) - Qua nghiên cứu, tôi thấy dự thảo báo cáo chính trị đã đánh giá toàn diện, sâu sắc những thành tựu nổi bật trong nhiệm kỳ qua. Chủ đề đại hội, quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong nhiệm kỳ tới đã thể hiện được ý chí lãnh đạo của Đảng, tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp Nhân dân. Tôi cơ bản nhất trí và xin tham gia một số nội dung sau: