(HBĐT) - Trong những năm qua, tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là tình hình biển Đông. Nhất quán với chủ trương, đường lối Đảng và nhân dân ta luôn kiên định với mục tiêu hòa bình, giữ vững độc lập chủ quyền, nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Trong thời kỳ đổi mới chúng ta thu được nhiều thành tựu quan trọng; đất nước phát triển, an sinh xã hội bảo đảm, đời sống nhân dân không ngừng được nâng lên; QP-AN được tăng cường, thế trận lòng dân luôn được củng cố và giữ vững. Việt
Trong mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát của dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội lần thứ XII của Đảng tiếp tục xác định: “Củng cố, tăng cường QP-AN, xây dựng nền QPTD, nền ANND vững chắc, xây dựng LLVT cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng quan trọng; giữ vững ANCT - TTATXH; bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ XHCN“. Thực tế những năm qua, Đảng, Nhà nước ta xác định và lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương trong hệ thống chính trị gắn kết chặt chẽ, thực hiện công tác QP-AN trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Tập trung xây dựng LLVT không ngừng lớn mạnh; đầu tư ngân sách mua sắm vũ khí thiết bị hiện đại, chỉ đạo các địa phương tập trung đầu tư nguồn lực để xây dựng KVPT vững chắc, tăng cường bảo đảm QP-AN trên các lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, ngoại giao... sẵn sàng đối phó với các tình huống có thể xảy ra. Trong đó nổi lên là tập trung phát triển kinh tế gắn với QP-AN; thế trận QPTD gắn kết chặt chẽ với thế trận ANND, nhất là ở các địa bàn chiến lược vùng sâu, vùng xa, làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình - bạo loạn lật đổ” của các thế lực thù địch.
Tuy nhiên, chúng ta cũng phải nhìn nhận một cách khách quan những điểm tồn tại trong dự thảo báo cáo đã nêu; trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn khó khăn, dẫn đến việc đầu tư ngân sách mua sắm trang thiết bị hiện đại còn hạn chế; một số loại vũ khí thiết bị mới chưa được các đơn vị tiếp cận nghiên cứu, hướng dẫn sử dụng kịp thời, nhất là với các đơn vị LLVT địa phương. Nhận thức của một số bộ, ngành, địa phương về công tác QP-QSĐP chưa được coi trọng đúng mức, do vậy việc đầu tư nguồn lực cho xây dựng các công trình trọng điểm gắn với xây dựng công trình quân sự trong KVPT của các tỉnh, thành phố chưa được coi trọng, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ khi có tình huống xảy ra.
Việc quản lý các công trình quốc phòng thiếu đồng bộ, nhất là công tác phối hợp giữa các bộ, ngành chưa chặt chẽ dẫn đến việc tham mưu đề xuất với lãnh đạo các tỉnh, thành phố, các bộ, ngành T.Ư và Chính phủ trong việc quản lý các công trình quốc phòng, các điểm cao có giá trị chiến lược. Nhiều địa phương còn để sử dụng vào các mục đích khai thác kinh tế du lịch..., trong đó có cả doanh nghiệp nước ngoài vào khai thác và quản lý. Chúng ta đã có bài học kinh nghiệm từ việc một số địa phương đã cho các công ty, tổ chức nước ngoài thuê dài hạn đất đồi núi trên tuyến biên giới và khai thác tài nguyên khoáng sản ở một số vùng trọng điểm, ảnh hưởng đến việc nắm, quản lý tình hình và thế bố trí chiến lược quốc phòng của ta. Công tác phối hợp giữa các bộ, ngành để quản lý các khu, cụm công nghiệp, các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn chưa được chặt chẽ. Phát triển kinh tế nhưng chưa gắn chặt với công tác QP-AN, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Lợi dụng vào việc mở cửa kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư để phát triển KT-XH; lợi dụng chính sách ưu đãi, cơ chế chính sách, thể chế chưa được chặt chẽ dẫn đến một số nhà đầu tư ảo, đầu tư thiếu lành mạnh vào địa bàn tập trung nhiều ở các khu vực trọng điểm về QPAN, chúng ta chưa kiểm soát chặt chẽ được con người, hàng hóa ra vào các khu, cụm công nghiệp, trong đó không loại trừ có các công ty bình phong hoạt động tình báo gián điệp chống phá cách mạng. Công tác quản lý an ninh mạng chưa có chiều sâu chiến lược, chưa được quản lý chặt chẽ, dẫn đến các đối tượng phản động, đối tượng chống đối chính trị thường xuyên lợi dụng các trang mạng xã hội để tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước ta. Xuất phát từ thực trạng tình hình trên, tôi xin đề xuất với T.Ư bổ sung một số giải pháp sau:
Một là, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục để các cấp, các ngành nhận thức đầy đủ vai trò công tác QP-AN trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Duy trì và tăng cường công tác phối hợp chặt chẽ giữa 2 lực lượng quân sự và công an trong nhiệm vụ phát triển đất nước; đề cao cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch.
Hai là, tăng cường công tác nắm và dự báo tình hình, coi đây là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng giúp cho Đảng, Nhà nước ta hoạch định đường lối phát triển đất nước sát đúng, ngăn chặn và đẩy lùi hoạt động chống phá của kẻ thù trên các lĩnh vực ngoại giao, KT-XH, QP-AN.
Ba là, lãnh đạo, chỉ đạo các địa phương thực hiện nghiêm Nghị định số 152/NĐ-CP của Chính phủ về xây dựng KVPT tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư thành KVPT vững chắc, để các địa phương đầu tư kinh phí xây dựng và quản lý chặt chẽ các công trình quốc phòng trên từng địa bàn, sẵn sàng chủ động đối phó với các tình huống có thể xảy ra.
Bốn là, ngoài việc đầu tư mua sắm vũ khí thiết bị hiện đại cho một số đơn vị chủ lực, hướng, địa bàn trọng điểm. Chính phủ nghiên cứu tiếp tục quan tâm đầu tư cho LLVT địa phương kể cả 2 lực lượng công an - quân sự về vũ khí thiết bị, nhất là vũ khí thiết bị làm nhiệm vụ A2 để lực lượng này có đủ khả năng đối phó, ngăn chặn mọi hoạt động chống phá của địch ngay tại địa phương, cơ sở trong các tình huống bạo loạn, khủng bố xảy ra, góp phần giữ vững ANCT, tạo điều kiện cho phát triển KT-XH.
Có thể khẳng định, những định hướng về tăng cường QP-AN, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong tình hình mới mà... Dự thảo các văn kiện trình Đại hội lần thứ XII của Đảng đã nêu là đúng đắn, có căn cứ khoa học và thực tiễn.
Đại tá Hà Tất Đạt
(UVTV Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh)