(HBĐT) - Hình ảnh những dây cáp treo tự chế dùng để vận chuyển nông sản xuyên núi đã trở nên quen thuộc đối với người dân xã Đồng Nghê (Đà Bắc) từ năm 2013 đến nay. Sử dụng cáp treo với mục đích tiết kiệm sức người và tiện trong việc thu hoạch, vận chuyển, tập kết hàng hóa. Tuy nhiên, công cụ thô sơ đó tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho người dân.
Hiện, tổng diện tích ngô cả xã có 242,7 ha, sản lượng đạt khoảng 800 tấn /năm. Tuy nhiên, do diện tích bưa bãi bằng để sản xuất rất ít nên bà con chủ yếu trồng ngô trên các triền đồi, núi đá. Thường xuyên bị tiểu thương ép giá nông sản xuống thấp so với các vùng thuận lợi khác. Nếu dùng sức người để gùi ngô từ đồi về đến điểm tập kết tốc độ thu hoạch chậm khiến lượng ngô bán được ít, ảnh hưởng đến thu nhập của bà con. Hơn nữa, nếu thu hoạch chậm, ngô dễ hỏng và bán không được giá. Xuất phát từ nhu cầu thực tế nên người dân đã bất chấp nguy hiểm và tự mua vật liệu chế tạo nên những chiếc cáp treo thô sơ để sử dụng.
Những chiếc cáp treo tự chế ở xã Đồng Nghê (Đà Bắc) tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho người dân. (ảnh: Cáp treo tự chế của người dân ở xóm Co Lai, xã Đồng Nghê không đảm bảo an toàn cho người sử dụng).
Nói là thô sơ bởi cáp treo được làm từ những vật liệu đơn giản như thép 6, thép 8, dây cáp, móc bi và móc bằng cây tự làm. Sau đó, khoảng 4-6 người nối nhau “vác” dây đến điểm và tự đóng cọc, buộc dây mà không có sự hướng dẫn hay tư vấn kỹ thuật của cơ quan chuyên môn nào. Toàn xã có hơn 40 cáp treo, tập trung chủ yếu ở các xóm: Nước Mọc, Nghê, Co Lai với khoảng 200 hộ sử dụng. Cứ 5 - 6 hộ chung nhau làm một dây và sử dụng cao điểm nhất vào tháng 7 – 8 khi thu hoạch ngô 1 vụ, còn lại dùng để vận chuyển củi hoặc bất kể thứ gì mà họ cần. Cáp dài nhất đến 1,5 km, ngắn nhất cũng đến 300 m.
Việc sử dụng cáp treo thô sơ như vậy tiềm ẩn nhiều rủi ro cho bà con, đồng chí Bùi Văn Phúc, Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Nghê cho biết: “Thường mỗi chuyến vận chuyển được 2 tải ngô nặng khoảng 60-70 kg hoặc một bó củi lớn. Dây chịu tải nặng, tốc độ vận chuyển nhanh mà không có ròng rọc, không có hãm tốc độ, thậm chí, điểm tiếp đất chỉ có lốp ô tô để giảm lực. Các điểm cuối của cáp thường gần sát mặt đường tiện cho việc bốc và tập kết hàng hóa. Điều này gây nguy cơ cao về tai nạn cho người xung quanh hoặc người đang tham gia giao thông bởi hàng hóa di chuyển đến nơi sẽ văng mạnh ra ngoài vì không có hệ thống chắn và giảm tốc. Sau mỗi vụ ngô, các gia đình lại huy động từ 4 – 5 người khỏe mạnh để tời dây ra và căng lại. Nếu tời dây không đều, không đúng cách, dây dễ văng ra gây nguy hiểm cho người xung quanh”.
Rất may là từ khi sử dụng đến nay chưa có vụ việc đáng tiếc nào về người xảy ra. Tuy nhiên, năm 2014 có 2 trường hợp là ông Đinh Công Đình và anh Bùi Văn Hứng, xóm Nước Mọc bị củi được vận chuyển từ dây cáp văng mạnh vào đầu và ngất đi. Anh Hứng cho biết: “Khi đó, chúng tôi đang bốc ngô vừa được vận chuyển từ cáp treo xuống đến nơi để tập kết. Vì khoảng cách giữa 2 đầu dây cáp rất xa, người ở đầu trên không biết là đầu dưới vẫn còn người đang bốc hàng nên tiếp tục vận chuyển một bó củi, xuống đến nơi thì củi văng mạnh ra ngoài và đập vào gáy khiến tôi ngất đi. May mắn là tôi tỉnh lại ngay sau đó”.
Theo quan sát của chúng tôi, những chiếc lốp ô tô đa phần đã cũ hỏng và không còn khả năng giảm lực; có chiếc cáp treo còn mắc lại bó củi ở lưng chừng dây do bị kẹt. Dây đều đã gỉ, mòn và những cọc gỗ để cột dây cũng đã mục dần và không còn đảm bảo độ chắc chắn.
“Trước thực trạng đự, chúng tôi mong muốn các cấp chính quyền xem xét, tạo điều kiện hỗ trợ về kỹ thuật làm cáp treo an toàn, đảm bảo chất lượng và hướng dẫn sử dụng đúng cách để bà con yên tâm lao động, sản xuất”, đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã gửi gắm.
Thanh Sơn
(HBĐT) - Trong quý I /2017, lực lượng chức năng Công an tỉnh đã tích cực phối hợp với ngành chức năng các địa phương tăng cường công tác kiểm tra tạm trú, tạm vắng, quản lý chặt chẽ nhân, hộ khẩu, tập trung vào các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT như khách sạn, nhà nghỉ... không để tội phạm lợi dụng ẩn náu. Theo đó, lực lượng chức năng đã kiểm tra 62 lượt cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT, phát hiện, xử lý hành chính 9 cơ sở vi phạm, đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hành chính trên 45 triệu đồng.
(HBĐT) - Thời gian qua, BHXH huyện Lạc Sơn đã tăng cường phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể huyện đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt công tác BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp đảm bảo quyền và lợi ích cho người lao động trên địa bàn. Qua rà soát, tổng số người tham gia BHXH, BHYT bắt buộc toàn huyện có 4.604 người, tham gia BHXH tự nguyện 96 người, chỉ tham gia BHYT 140.245 người. Tổng số tiền thu bảo hiểm quý I /2017 đạt 38.785 triệu đồng.
(HBĐT) - Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản vừa thực hiện hướng dẫn và xác nhận thêm 1 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn (chuỗi quả tại huyện Lương Sơn), nâng tổng số chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn toàn tỉnh được xác nhận đến thời điểm này là 7 chuỗi. Bao gồm: 1 chuỗi cá sông Đà an toàn (TP Hòa Bình), 2 chuỗi rau - củ - quả an toàn (huyện Lương Sơn), 2 chuỗi giò, chả an toàn (TP Hòa Bình), 2 chuỗi thịt an toàn (huyện Lạc Thủy và TP Hòa Bình).
Hiện nay, 20 người khác gồm cán bộ huyện Mỹ Đức, cán bộ thôn và công an huyện vẫn bị giữ tại nhà văn hóa.
Tự giữ lại hơn 10 triệu đồng hành khách bỏ quên, không làm thủ tục trả lại, ông Nguyễn Tiến Thắng - Đội trưởng Đội An ninh soi chiếu sân bay Đà Nẵng chỉ bị cảnh cáo về mặt đảng, khiển trách về mặt chính quyền.
Trước khi đăng đàn trực tiếp trả lời chất vấn của ĐBQH, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đã có văn bản trả lời chất vấn gửi trước của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về công tác quản lý an toàn thông tin mạng; việc xử lý các cá nhân, tổ chức có hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc, sai sự thật trên các trang thông tin điện tử gây hoang mang trong dư luận, thiệt hại về kinh tế, tổn hại danh dự, nhân phẩm của cá nhân, tổ chức khác. Việc kiểm duyệt chương trình, nội dung quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng nằm trong số các vấn đề mà Bộ trưởng Tuấn sẽ giải trình.