(HBĐT) - Đến nay, Luật An ninh mạng (ANM) đã có hiệu lực hơn 1 năm (có hiệu lực từ ngày 1/1/2019), cùng các văn bản pháp luật quy định về việc xử lý các hành vi vi phạm khác đã trở thành liều "thuốc đắng” ngăn ngừa thông tin xấu, độc, tin giả. Nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Theo thượng tá Bùi Thanh Phúc, Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ (Công an tỉnh), Luật ANM được ban hành là cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác quản lý, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trên internet, không gian mạng; giúp người dân nhận thức rõ hơn về quyền và nghĩa vụ, ý thức rõ hơn về trách nhiệm khi đăng tải, chia sẻ thông tin trên không gian mạng.


Đối tượng Lê Thế Phương (SN 1991), trú tại thị trấn Mãn Đức bị Công an huyện Tân Lạc triệu tập, xử lý về hành vi đưa thông tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh Covid-19 lên mạng xã hội. 

Thuốc "đắng” cho những kẻ tung tin giả

Trên thực tế, khi Việt Nam bắt đầu phát hiện bệnh nhân nhiễm Covid-19, trên các trang mạng xã hội (MXH) như facebook, zalo lập tức có rất nhiều thông tin giả mạo, bịa đặt về dịch bệnh này. Ở Hòa Bình cũng không phải là một ngoại lệ. Tính từ ngày 21/1 - 27/3, qua công tác nắm tình hình, cơ quan chức năng đã phát hiện 6 trường hợp sử dụng trang facebook cá nhân đăng tải, chia sẻ thông tin sai sự thật liên quan đến dịch bệnh. Mới đây nhất, ngày 26/3, Công an huyện Tân Lạc đã triệu tập chủ tài khoản facebook "Thế Phương Lê” để làm rõ hành vi đăng tải thông tin sai sự thật về dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn huyện... Tất cả các trường hợp này đều đã bị cơ quan chức năng triệu tập, yêu cầu bóc gỡ, xóa bỏ nội dung thông tin sai. Đồng thời xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật. Riêng đối tượng Lê Thế Phương bị Công an huyện Tân Lạc xử phạt 10 triệu đồng về hành vi đưa, đăng tải thông tin sai sự thật về dịch bệnh Covid-19. 
      
Hướng tới môi trường văn hóa, lành mạnh trên không gian mạng

"Sự ra đời của Luật ANM đã khiến cho môi trường của không gian mạng trở nên văn hóa, lành mạnh hơn rất nhiều bởi một lượng lớn thông tin có nội dung xấu, ảnh hưởng đến chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục của đất nước đã bị ngăn chặn, xử lý một cách nghiêm túc, hiệu quả” - đồng chí Nguyễn Hoàng Thư, Giám đốc Sở TT&TT nhấn mạnh.  

Thực tế, quá trình thực thi Luật ANM, những hành vi tung tin thất thiệt vì động cơ khác nhau đều bị nghiêm trị. Điển hình như việc một đối tượng có hành vi "Làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin nhằm chống Nhà nước” trên địa bàn tỉnh đã bị bắt giữ mới đây. Hay như việc một số đối tượng thường xuyên đăng tải, chia sẻ các bài viết, hình ảnh về vụ việc liên quan đến khiếu kiện, tranh chấp đất đai, trong đó lồng ghép nội dung vu cáo chính quyền vi phạm dân chủ, nhân quyền cũng đã bị người dân và cộng đồng mạng tẩy chay, không nghe theo những luận điệu xuyên tạc, vu khống.

Theo thống kê của Sở TT&TT, trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng trên 50.000 tài khoản MXH như facebook, zalo, youtube. Tài khoản ở các trang MXH này đưa thông tin dưới dạng bài viết, hình ảnh, video clip, chia sẻ thông tin. Nội dung chủ yếu đề cập đến các vấn đề chính trị, xã hội có tính thời sự, sau đó lồng ghép quan điểm cá nhân và bình luận. Trong đó, một số đối tượng tham gia tương tác, bình luận có tính chất tiêu cực. Một số video clip có nội dung xuyên tạc, nói xấu, bôi nhọ. Với đặc thù là lan truyền trên internet, MXH nên việc kiểm soát, ngăn chặn các thông tin xấu độc hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Luật ANM, cùng các văn bản pháp luật khác chưa thể giải quyết dứt điểm "căn bệnh” tin giả, độc hại một cách triệt để. Tuy nhiên, đây đang được xem là liều "vaccin” mạnh để ngăn ngừa, hạn chế một lượng lớn loại thông tin này. 

Trên thực tế, để xây dựng một môi trường văn hóa, lành mạnh trên không gian mạng thì mỗi người dân, cộng đồng mạng phải tự tạo cho mình "sức đề kháng” trước các thông tin xấu độc; có đủ tri thức, đủ năng lực để nhận thức, nhận diện các loại tin giả, xấu độc. Internet, các trang MXH nếu được sử dụng theo hướng tích cực sẽ giúp chia sẻ những thông tin hữu ích, gắn kết mọi người với nhau, nhưng nếu không biết kiểm soát và bị những đối tượng xấu lợi dụng thì chính nó sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực cho xã hội. Từ thực tế đó, theo trung tá Nguyễn Hoàng, Đội trưởng Đội An ninh (Công an TP Hòa Bình), ngoài việc đấu tranh, ngăn chặn thông tin xấu, độc, sai sự thật, cơ quan chức năng cũng khuyến cáo người dân khi tham gia, nắm bắt, tiếp nhận thông tin từ internet và MXH cần tìm hiểu thông tin từ các nguồn tin chính thức, chính thống, có độ tin cậy cao; không chia sẻ, hùa theo những thông tin chưa được kiểm chứng hay không có nguồn gốc rõ ràng. Khi phát hiện các đối tượng tung thông tin xuyên tạc, sai lệch, người dân cần thông báo cho cơ quan Công an, lực lượng chức năng để có biện pháp xử lý.

 
                                                                            Mạnh Hùng

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục