(HBĐT) - Ngày 9/3, Đoàn công tác do đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng Đoàn đã kiểm tra tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững tại huyện Kim Bôi. Tham gia Đoàn công tác, có lãnh đạo các Sở, ban, ngành liên quan của tỉnh và của huyện Kim Bôi.


Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận buổi làm việc.

 

Năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo trên toàn huyện Kim Bôi giảm còn 25,21% (giảm 4,58% so với năm 2016), tỷ lệ hộ cận nghèo là 22,6% (tăng 0,97%), mục tiêu tăng thu nhập của các hộ nghèo, hộ cận nghèo ước tăng 0,45% so với năm 2016. Tình hình triển khai thực hiện các dự án giảm nghèo đúng tiến độ, trong đó, đối với tiểu dự án "Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các huyện nghèo” gồm 6 công trình, với tổng mức đầu tư 23 tỷ đồng; tiểu dự án "Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn” đều hoàn thành đúng tiến độ, giải ngân đạt 100%; tiểu dự án "Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn” đã hỗ trợ 281 hộ chuyển đổi trồng lúa sang trồng ngô vụ Xuân năm 2017, với kinh phí trên 42 triệu đồng; hỗ trợ các hộ trồng cây ăn quả có múi của 16 xã với tổng diện tích trên 184 ha; hỗ trợ cứng hóa đường nội đồng của 7 xã, với tổng chiều dài hơn 5.684m,… Song song với việc triển khai các dự án hỗ trợ đầu tư về CSHT, huyện đã giải quyết vốn vay ưu đãi cho 1.771 hộ nghèo, với trên 47.690 triệu đồng; 972 hộ cận nghèo, với trên 25.880 triệu đồng; 112 hộ mới thoát nghèo, với hơn 3.374 triệu đồng; 323 hộ nghèo vay làm nhà ở, với trên 8.070 triệu đồng và cho vay vốn học sinh, sinh viên, sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, giải quyết việc làm,… Các chính sách hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, giáo dục đào tạo, y tế, nhà ở, trợ giúp pháp lý và các chính sách an sinh xã hội khác cũng được quan tâm, chú trọng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Kim Bôi vẫn còn tồn tại một số khó khăn, hạn chế như: Nhiều chính sách triển khai thực hiện còn chậm do thiếu nguồn vốn (Chương trình 30a, hỗ trợ về giáo dục – đào tạo); một số xã chưa thực hiện tốt công tác điều tra, rà soát hộ nghèo trên địa bàn, công tác kiểm tra, giám sát chưa được tiến hành thường xuyên,…

Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận những kết quả đạt được của huyện Kim Bôi trong công tác thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Đồng thời, Đồng chí đề nghị: năm 2018, các Sở, ban ngành tỉnh và huyện Kim Bôi cần tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Trung ương, của tỉnh. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho người nghèo nói chung và người nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn nói riêng;chú trọng nâng cao dân trí, thiết thực hỗ trợ người nghèo phát triển sản xuất, quan tâm tới giữ gìn môi trường, khuyến khích ý chí, nỗ lực của tổ chức, địa phương và mỗi người dân quyết tâm vươn lên thoát nghèo;thực hiện đúng, đủ các ưu đãi về giáo dục, y tế, an sinh xã hội và các chính sách mới được ban hành; thực hiện đồng bộ, có hiệu quả cơ chế, chính sách giảm nghèo để cải thiện điều kiện sống của người nghèo và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như chính sách phát triển sản xuất, đất sản xuất, chính sách tín dụng ưu đãi, nước sạch và vệ sinh môi trường, tiếp cận thông tin, giảm nghèo gắn với an ninh quốc phòng.

Thu Hằng

 

Các tin khác


“Đánh thức” nghề truyền thống

(HBĐT) - Có việc làm, thu nhập ổn định, có điều kiện chăm sóc gia đình là mong muốn chung của chị em trong giai đoạn hiện nay. Với việc mạnh dạn tìm tòi, sáng tạo, HTX mây tre đan của chị Bùi Thị Sành, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) không chỉ đáp ứng được nguyện vọng ấy mà còn góp phần làm sống dậy một nghề truyền thống ở vùng quê này -nghề đan mây khọ thủ công.

Ngôi nhà chung của trẻ tự kỷ

(HBĐT) - Cứ 7 giờ hàng ngày, các giáo viên của Trung tâm Khoa học công nghệ kỹ thuật - Giáo dục tỉnh (tại phường Hữu Nghị - TP Hòa Bình) bắt đầu lên lớp. Những giờ học ở đây không giống những lớp học bình thường bởi không bảng viết, không sách vở, mỗi cô giáo kèm 1 em nhỏ, có lớp học chung nhau, có phòng học riêng chỉ dành cho 2 cô trò… Học sinh tại đây cũng rất đặc biệt, vì các em đều bị một căn bệnh chung mà xã hội thường gọi là bệnh tự kỷ.

Rộn ràng hoạt động chào mừng ngày 8/3

(HBĐT) - Có thể nói, ngày quốc tế phụ nữ 8/3 là một trong những ngày các chị em mong chờ nhất trong năm, đây là ngày phái đẹp được tôn vinh, nhận được nhiều tình cảm, sự quan tâm của mọi người .

Cháy lớn tại Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3

Vào khoảng 10 giờ 30 phút, ngày 7-3, tại công trường thi công Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 mở rộng (xã Dân Thành, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh) đã xảy ra đám cháy lớn, lửa và khói đen bốc lên dữ dội.

Thành lập mới 66 công đoàn cơ sở với 2.578 đoàn viên

(HBĐT) - Thực hiện Chỉ thị số 38, ngày 29/10/2014 của BTV Tỉnh ủy về tăng cường công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015 - 2017, tổ chức công đoàn các cấp đã thành lập mới 66 công đoàn cơ sở với 2.578 đoàn viên.

Tâm tư trước ngày sáp nhập ở xã Phong Phú

(HBĐT) - Ngày 5/1/2018, UBND tỉnh đã có Quyết định số 29 về việc sáp nhập, đặt tên, đổi tên và thành lập mới thôn, xóm, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh. Theo đó, sẽ tiến hành sáp nhập 39 tổ dân phố và đặt tên mới đối với 19 tổ dân phố, khu phố; sáp nhập 82 thôn, xóm và đặt tên mới đối với 41 thôn, xóm; đổi tên 2 tổ dân phố; thành lập mới 1 thôn, xóm trên địa bàn tỉnh. Đồng nghĩa với việc thực hiện thành công thí điểm kiện toàn, sáp nhập xóm, tổ dân phố. Tiếp theo, đề án sẽ được triển khai trên phạm vi toàn tỉnh. Trước khi việc sáp nhập, kiện toàn được triển khai đại trà, chúng tôi đã về xã Phong Phú (Tân Lạc) để lắng nghe về tâm tư, nguyện vọng cũng như cách làm của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục