(HBĐT) - Ngày 5/1/2018, UBND tỉnh đã có Quyết định số 29 về việc sáp nhập, đặt tên, đổi tên và thành lập mới thôn, xóm, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh. Theo đó, sẽ tiến hành sáp nhập 39 tổ dân phố và đặt tên mới đối với 19 tổ dân phố, khu phố; sáp nhập 82 thôn, xóm và đặt tên mới đối với 41 thôn, xóm; đổi tên 2 tổ dân phố; thành lập mới 1 thôn, xóm trên địa bàn tỉnh. Đồng nghĩa với việc thực hiện thành công thí điểm kiện toàn, sáp nhập xóm, tổ dân phố. Tiếp theo, đề án sẽ được triển khai trên phạm vi toàn tỉnh. Trước khi việc sáp nhập, kiện toàn được triển khai đại trà, chúng tôi đã về xã Phong Phú (Tân Lạc) để lắng nghe về tâm tư, nguyện vọng cũng như cách làm của địa phương.
Cán bộ, nhân dân xóm Trọng, xã Phong Phú (Tân Lạc) trao đổi với phóng
viên về những tâm tư, băn khoăn trước ngày sáp nhập xóm. ảnh: P.V
Xã Phong Phú có 8 xóm, 1 phố. Dự
kiến xã sẽ sáp nhập, kiện toàn 9 xóm, phố thành 6 xóm, phố. Đáng lưu ý là trong
9 xóm, phố thì có đến 8 xóm, phố có trên 100 hộ dân, có 2 xóm có dưới 100 hộ
dân.
Theo kế hoạch, xã sẽ tiến hành
sáp nhập xóm Trọng và xóm Vặn trong quý II /2018. Xóm Trọng có 44 hộ với 180
nhân khẩu, xóm Vặn có 43 hộ với 160 nhân khẩu. Khoảng cách giữa trung tâm 2 xóm
là 1,5 km.
Trò chuyện với chúng tôi, đồng
chí Bùi Văn Hoàn, Bí thư chi bộ xóm Trọng cho biết: Địa bàn xóm Trọng khá rộng,
dân cư sống thưa thớt nên gặp nhiều khó khăn trong việc tuyên truyền, vận động
cũng như triển khai chính sách, pháp luật đến nhân dân. Ban đầu khi triển khai
việc lấy ý kiến cán bộ, đảng viên, nhân dân về việc sáp nhập xóm, chúng tôi đã
vấp phải không ít sự phản đối của cán bộ, đảng viên, nhân dân trong xóm. Trước
thực tế đó, chi bộ đã vào cuộc, tích cực tuyên truyền, vận động để nhân dân
hiểu, đồng tình. 2 xóm Trọng – Vặn chủ yếu là đồng bào dân tộc Mường sinh sống
nên khá tương đồng về văn hóa, phong tục, tập quán. Thuận lợi lớn nhất là trước
đây 2 xóm đã có nhiều hoạt động tổ chức chung như hình thành cùng 1 tổ bầu cử…
Tuy nhiên, khó khăn đặt ra là xóm Trọng đã xây dựng được nhà văn hóa nhưng có
sức chứa khoảng 40 người, còn xóm Vặn chưa xây dựng nhà văn hóa. Những vấn đề
này nếu có hướng giải quyết phù hợp thì người dân sẽ yên tâm, phấn khởi hơn
trước khi sáp nhập.
Trao đổi về những vấn đề băn
khoăn trước ngày sáp nhập, kiện toàn, đồng chí Bùi Văn Bình, Phó Bí thư TT Đảng
ủy xã Phong Phú cho biết: Cùng với xóm Trọng – Vặn, xã dự kiến sẽ sáp nhập xóm
Lũy và xóm ải thành lập xóm ải mới với 206 hộ, 927 nhân khẩu; sáp nhập khu Mận
Dưới (núi Cột Cờ) với xóm Lồ thành lập xóm Lồ mới với 149 hộ, 680 nhân khẩu.
Sau sáp nhập, quy mô xóm mới khá lớn, do đó chúng tôi rất quan tâm đến việc xây
mới hoặc sửa chữa mở rộng quy mô các nhà văn hóa như thế nào để đáp ứng nhu cầu
hoạt động của xóm mới. Cán bộ các xóm cũng băn khoăn về chế độ phụ cấp, khối
lượng công việc, chế độ, chính sách cho người nghỉ công tác…
Đặc biệt, về vấn đề lựa chọn, bố
trí, sắp xếp cán bộ sau khi sáp nhập, phương án được xã đưa ra là căn cứ theo
bằng cấp, năng lực. Hoặc để đảm bảo sự hài hòa thì sẽ lựa chọn giữ lại bí thư
xóm này, giữ lại trưởng xóm kia.
Thực tế cho thấy, hiện còn một số
băn khoăn của người dân xã Phong Phú nói riêng, huyện Tân Lạc nói chung về công
tác kiện toàn, sáp nhập xóm, tổ dân phố. Vấn đề đặt ra hiện nay là kinh nghiệm
thành công tại các địa phương thực hiện điểm cần phải được nhanh chóng tuyên
truyền, nhân rộng để nhân dân thấm nhuần, đồng thuận.
Đặng Quân
Kho bạc Nhà nước Nam Định đã thực hiện việc đình chỉ công tác ngay đối với các trường hợp lãnh đạo và công chức đi lễ chùa trong giờ hành chính.
(HBĐT) - Thực hiện Chỉ thị số 03 nay là Chỉ thị số 05, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Lương Sơn đã quán triệt, triển khai thực hiện tốt Chỉ thị, gắn việc học tập và làm theo Bác với các nhiệm vụ trọng tâm của Hội, xứng đáng với vai trò nòng cốt trong các hoạt động nhân đạo, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, góp phần tích cực thực hiện chính sách an sinh xã hội của địa phương.
(HBĐT) - Những năm qua, các cấp Hội CCB thành phố Hòa Bình đã phát huy truyền thống, phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, tiên phong gương mẫu thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các phong trào thi đua yêu nước. Qua đó đóng góp tích cực cùng cấp ủy Đảng, chính quyền thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương.
(HBĐT) - 7 năm (2011-2017) thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, vượt qua nhiều khó khăn, trở ngại, đến nay, xã Hoà Bình, TP Hòa Bình đã hoàn thành 19/19 tiêu chí và được công nhận đạt chuẩn NTM. Đến với xã Hoà Bình, chúng tôi cảm nhận rõ diện mạo NTM. Những con đường bê tông rộng mở trường học mới khang trang, nhà nhà hăng hái thi đua xây dựng đời sống văn hóa, lao động, sản xuất nâng cao đời sống.
Ngày 28-2, Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia cho biết, theo báo cáo của Văn phòng Bộ Công an và Cục Hàng hải Việt Nam, trong tháng 2 (từ ngày 16-1 đến 15-2), cả nước xảy ra 1.583 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 726 người và bị thương 1.169 người.
(HBĐT) - Sau 5 năm (2012 - 2017), toàn tỉnh đã tổ chức được 852 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn theo các trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng cho gần 26.000 lao động. Trong đó đã có hơn 19.000 người (chiếm 74%) có việc làm hoặc vẫn làm nghề cũ nhưng năng suất, thu nhập cao hơn, vượt 4% so với kế hoạch đề ra. Một điểm nhấn trong thời gian qua đó là tỉnh ta đã triển khai tương đối tốt việc đào tạo nghề theo vị trí việc làm đối với nghề may tại một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh như Công ty may Việt Hàn, Công ty may xuất khẩu 3/2, Công ty cổ phần may xuất khẩu Sông Đà…