(HBĐT) - Kể từ khi được tiếp nhận, chăn nuôi con bò sinh sản, gia đình ông Xa Văn Piêng ở xóm Đắt I, xã Giáp Đắt (Đà Bắc) rất phấn khởi. Dù đây là tài sản chung của 4 hộ được Nhà nước hỗ trợ theo Chương trình 135 nhưng gia đình ông vẫn tập trung chăm sóc. Mới đây, sau khi sinh sản, con bò mẹ được ông Piêng chuyển cho gia đình ông Xa Văn Dành, cũng ở xóm Đắt I chăm sóc. Đến khi sinh sản, gia đình giữ lại con, còn bò mẹ tiếp tục được chuyển đến cho hộ khác chăm sóc...


 

Hộ nghèo ở xóm Đắt 4, xã Giáp Đắt (Đà Bắc) tiếp nhận bò giống từ các chương trình, dự án.

 Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Xa Văn Cành, Chủ tịch UBND xã Giáp Đắt cho biết: Giáp Đắt là xã đặc biệt khó khăn của huyện Đà Bắc. Toàn xã có 8 xóm, 501 hộ, gồm 4 dân tộc. Trong đó, dân tộc Tày chiếm 81,5%, dân tộc Dao chiếm 15,6%, còn lại là các dân tộc khác. Là xã thuần nông, đời sống người dân chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, điều kiện sản xuất khó khăn nên tỷ lệ hộ nghèo cao, đến hết năm 2018, hộ nghèo toàn xã chiếm 46,67%.

Những năm qua, được sự hỗ trợ từ các chương trình, dự án, nhất là Chương trình 135, KT-XH của xã Giáp Đắt có bước chuyển đáng kể. Thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất, trong 2 năm 2017 - 2018, xã được hỗ trợ 7 con bò sinh sản, giao cho 7 nhóm với 28 hộ nghèo chăm sóc. Qua khảo sát, đánh giá, đến nay, bò phát triển tốt, nhiều con đã sinh sản và bò mẹ được luân chuyển giữa các hộ trong nhóm chăn nuôi để phát triển nhân rộng. Với hình thức chăn nuôi luân phiên, nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn, từ chỗ không có tài sản giá trị đã có được điểm tựa, nguồn vốn, tư liệu sản xuất để tự vươn lên vượt qua khó khăn, từng bước ổn định cuộc sống.

Theo đồng chí Xa Văn Cành, Chủ tịch UBND xã Giáp Đắt, không chỉ thực hiện hiệu quả chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất mà từ sự đầu tư, hỗ trợ của Chương trình 135, xã đã tiếp nhận nguồn vốn và làm chủ đầu tư các công trình hạ tầng KT-XH ở địa phương như: đường vào khu sản xuất Suối Cườm dài 800 m, tổng mức đầu tư 927 triệu đồng, trong đó huy động nhân dân đóng góp 27 triệu đồng và hàng trăm ngày công; công trình sửa chữa kênh mương tại xóm Đắt 3 dài 150 m, tổng vốn đầu tư 500 triệu đồng, huy động nhân dân đóng góp 50 triệu đồng và hàng trăm ngày công. Ngoài ra, thực hiện phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", thời gian qua, xã làm tốt việc duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa cống và đường giao thông xóm Đắt 4, sửa chữa mương nội đồng Nà Ria, xóm Đắt 3; tiếp nhận nguồn vốn đầu tư sửa chữa, nâng cấp kênh mương xóm Đắt 3 với tổng vốn 500 triệu đồng; tiếp nhận, triển khai thực hiện hiệu quả chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất, trong đó hoàn thành bàn giao gần 70.000 cây trồng lấy gỗ cho 56 hộ nghèo của 4 xóm: Đắt 1, Đắt 2, Đắt 3 và Đắt 5.

Từ thực hiện Chương trình 135 đã góp phần thay đổi diện mạo xã đặc biệt khó khăn như Giáp Đắt, từng bước nâng cao đời sống người dân, tạo nguồn sinh kế cho các hộ nghèo vươn lên ổn định cuộc sống; khắc phục các công trình mương bai, hệ thống đường giao thông hư hỏng do thiên tai gây ra, tạo điều kiện giúp nhân dân yên tâm lao động sản xuất, thúc đẩy thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã.

Mạnh Hùng

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục